intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lê Văn Tám, Tiên Phước

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:8

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo “Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lê Văn Tám, Tiên Phước” để bổ sung kiến thức, nâng cao tư duy và rèn luyện kỹ năng giải đề chuẩn bị thật tốt cho kì thi học kì sắp tới các em nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lê Văn Tám, Tiên Phước

  1. TRƯỜNG THCS LÊ VĂN TÁM KIỂM TRA HỌC KỲ II TỔ KHOA HỌC XÃ HỘI NĂM HỌC 2023– 2024 MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II – NĂM HỌC 2023-2024 MÔN NGỮ VĂN - LỚP 9 Mức độ Tổng nhận thức Nội Kĩ năng dung/đơ TT Nhận Thông Vận Vận n vị KT biết hiểu dụng dụng cao Số CH Số CH Số CH Số CH 4 1 1 0 6 Đoạn văn bản 1 Đọc hiểu ngoài sách giáo khoa 30 10 10 50 Tỷ lệ % điểm 1
  2. Viết bài văn nghị luận về 1* 1 2 Viết 1* 2* 1* một bài thơ, đoạn thơ Tỷ lệ % điểm 10 20 10 10 50 Tỷ lệ % điểm các mức độ 40 30 20 10 100 BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II MÔN NGỮ VĂN LỚP 9- THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT TT Kĩ Nội Mức độ đánh giá Số câu hỏi 2
  3. năng dung/ theo mức độ nhận thức Đơn vị Nhận Thông Vận dụng VD cao kiến thức biết hiểu 1 Đọc hiểu Đoạn văn Nhận 4 TL 1 TL 1TL bản ngoài biết: sách giáo - Phương khoa thức biểu đạt - Các thành phần biệt lập, cấu trúc câu ghép. - Phép liên kết câu và liên kết đoạn văn Thông hiểu: Hiểu được nội dung ý nghĩa của văn bản/đoạn trích: thông điệp từ văn bản. Vận dụng: - Bày tỏ quan điểm về vấn đề đặt ra trong văn bản/đoạn trích. 2 Viết Viết bài Nhận 1TL* 1 TL* 1 TL* 1 TL* văn nghị biết: luận về Nhận biết một đoạn được yêu thơ. cầu của 3
  4. đề về kiểu văn bản, vấn đề nghị luận. Thông hiểu: Viết đúng yêu cầu về nội dung, về hình thức (Từ ngữ, diễn đạt, bố cục văn bản…) của kiểu bài nghị luận về một đoạn thơ. Vận dụng: Viết được một bài văn nghị luận về một đoạn thơ. Văn viết mạch lạc, lập luận chặt chẽ, thuyết phục. Phân tich, chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu và xác thực. Ngôn ngữ trong sáng, gợi 4
  5. cảm. Vận dụng cao: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, để làm rõ vấn đề nghị luận. Tỉ lệ % 40 30 20 10 Đề I. PHẦN ĐỌC – HIỂU: (5,0 điểm) “Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao giờ trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon. Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó.” (Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn...- Phạm Lữ Ân) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích? (0,5 điểm) Câu 2: Xét về mặt cấu trúc, câu văn: “Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp” thuộc kiểu câu nào? (0,5 điểm) Câu 3: Chỉ ra và gọi tên thành phần biệt lập có trong câu văn sau: “Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn.”? (1,0 điểm) Câu 4: Ba câu đầu của đoạn trích, tác giả sử dụng phép liên kết gì là chủ yếu, qua từ ngữ liên kết nào? (1,0 điểm) Câu 5: Thông điệp mà em đoạn trích gởi tới chúng ta là gì? (1,0 điểm) Câu 6: Từ nội dung đoạn trích, hãy nêu suy nghĩ của em về giá trị của bản thân mỗi người? II. PHẦN TẠO LẬP VĂN BẢN: (5,0 điểm) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân... 5
  6. (Viếng lăng Bác – Viễn Phương) HƯỚNG DẪN CHẤM I. Phần đọc – hiểu: (5,0 điểm) Câu Đáp án Điểm Câu 1 - Phương thức biểu đạt chính là tự sự. - 0,5 điểm Câu 2 - Câu ghép - 0,5 điểm Câu 3 - Thành phần tình thái - 0,5 điểm - Từ “chắc chắn” - 0,5 điểm Câu 4 - Phép liên kết: Phép lặp. - 0,5 điểm - Từ ngữ liên kết: bạn, không, nhưng (Ghi được 1 đến 2 từ ghi - 0,5 điểm 0,25 điểm) Câu 5 Thông điệp HS nhận ra có thể khác nhau song cần phải xuất - 1,0 điểm phát từ nội dung đoạn trích. Sau đây là một số gợi ý: - Nếu như chúng ta không có năng khiếu về một lĩnh vực nào đó thì không có nghĩa là chúng ta là những kẻ vô dụng, bất tài. - Mỗi cá nhân đều có một giá trị và tài năng riêng nhất định. - Điều quan trọng nhất đó là chúng ta phải khám phá và nhận thức được giá trị riêng đó của mình để phát triển giá trị đó ngày một tốt đẹp hơn. Câu 6 Học sinh cần nêu lên được những suy nghĩ của mình về về giá 1,0 điểm trị của bản thân mỗi người sao cho phù hợp với nội dung được gợi ra từ đoạn trích và không trái với các chuẩn mực về đạo đức, pháp luật… Sau đây là một vài gợi ý: + Mỗi người đều có giá trị của riêng mình, giá trị là điều cốt lõi tạo nên con người bạn. + Giá trị của bản thân chính là ý nghĩa của sự tồn tại của mỗi con người, là nội lực riêng trong mỗi con người. Đó là yếu tố để mỗi người khẳng định được vị trí trong cuộc đời. + Giá trị của bản thân là ưu điểm, điểm mạnh vượt trội của mỗi người so với những người khác khiến mình có một cá tính riêng, dấu ấn riêng không trộn lẫn với đám đông. + Biết được giá trị bản thân sẽ biết được điểm mạnh để phát huy, điểm yếu để hạn chế, như vậy sẽ đạt nhiều thành công trong cuộc sống. - Mức 1: Học sinh trình bày nội dung đầy đủ, hợp lí, thuyế t phục. 1,0 điểm - Mức 2: Học sinh trình bày nội dung phù hợp nhưng chưa đầy 0,75 điểm đủ, chưa thuyết phục. - Mức 3: Học sinh trình bày được nội dung phù hợp nhưng còn 0,5 điểm chung chung, sơ sài. - Mức 4: Học sinh trình bày được 1 khía cạnh của nội dung vấn 0,25 điểm 6
  7. đề. - Mức 5: Học sinh không trả lời hoặc trả lời không đúng với yêu 0 điểm cầu của đề. II. Phần tạo lập văn bản: (5,0 điểm) Nội dung (Tiêu chí đánh giá) Điểm 1. Yêu cầu chung: - Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết bài văn nghị luận về đoạn thơ. - Bài viết có bố cục đầy đủ, rõ ràng, diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Sử dụng phù hợp các thao tác lập luận. 2. Yêu cầu cụ thể: a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0.5 Bài viết đảm bảo cấu trúc 3 phần: - Mở bài: Biết dẫn dắt hợp lí và giới thiệu được đoạn thơ - Thân bài: Triển khai được các luận điểm để làm sáng tỏ các giá trị của đoạn thơ. - Kết bài: Khái quát được vấn đề; nêu được những nhận xét, đánh giá, thể hiện được ấn tượng, cảm xúc về đoạn thơ. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0.5 Đoạn thơ 1, 2 trong bài thơ “Viếng lăng Bác” của nhà thơ Viễn Phương c. Triển khai vấn đề nghị luận phù hợp: Học sinh vận dụng các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; có thể tổ chức bài viết theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng được những ý cơ bản sau: * Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn thơ 0.5 * Cảm nhận về đoạn thơ: 2.5 a) Về nội dung: - Cảm xúc và tâm trạng của tác giả khi ở bên ngoài lăng Bác; + Niềm xúc động thiêng liêng thành kính khi được viếng lăng Bác qua các hình ảnh: con ở miền Nam, thăm, con-Bác. + Niềm tự hào dân tộc qua hình ảnh “hàng tre”: Ẩn dụ cho dân tộc Việt Nam. - Cảm xúc và tâm trạng của tác giả khi xếp hàng vào lăng: + Ngợi ca sự vĩ đại của Bác Hồ, lòng biết ơn vô hạn của nhân dân, của nhà thơ đối với Bác qua hình ảnh ẩn dụ “mặt trời”. + Niềm thương nhớ khôn nguôi; sự thành kính, tôn vinh của nhân dân ta đối với Bác qua hình ảnh ẩn dụ “tràng hoa”. b) Về nghệ thuật: - Giọng thơ tha thiết, thành kính, giàu cảm xúc. - Hình ảnh thơ phong phú, giàu tính biểu tượng, gợi những suy tưởng sâu xa. - Ngôn ngữ bình dị, cô đúc; sử dụng hiệu quả các biện pháp tu từ: ẩn dụ * Đánh giá chung 0.5 7
  8. Đoạn thơ giàu hình ảnh, sáng tạo và gợi cảm; giọng thơ tha thiết, thành kính; thể hiện niềm xúc động thiêng liêng, vừa tự hào vừa đau xót của tác giả khi vào lăng viếng Bác. d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ; thể hiện tình cảm, suy nghĩ sâu sắc về 0.25 nội dung đoạn thơ. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0.25 Tiên Phong, ngày 20 tháng 4 năm 2024 DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN Người ra đề Nguyễn Thị Hội Đỗ Thị Hồng Điều 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2