intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lý Tự Trọng, Phước Sơn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:18

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với “Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lý Tự Trọng, Phước Sơn” được chia sẻ dưới đây, các bạn học sinh được ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện và nâng cao kỹ năng giải bài tập để chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt được kết quả mong muốn. Mời các bạn tham khảo đề thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lý Tự Trọng, Phước Sơn

  1. TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ II, NĂM HỌC 2023-2024 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Mức độ nhận Tổng Tỉ lệ % tổng điểm thức TT Nội Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng Số câu Kĩ năng dung/đơn vị cao KT Số câu Số câu Số câu Số câu Văn bản 1 Đọc hiểu 4 1 1 0 6 truyện ngắn Tỉ lệ % điểm 30 10 10 50 Nghị luận về 2 Viết đoạn thơ, bài 1* 1* 1* 1* 1 50 thơ. Tỷ lệ % 10 20 10 10 100% Tỉ lệ % điểm 40% 30% 20% 10% 7 các mức độ Tỷ lệ chung 70% TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ II, NĂM HỌC 2023-2024 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT TT Kĩ năng Nội dung/Đơn Mức độ đánh Số câu hỏi theo mức độ nhận thức
  2. vị kiến thức giá Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Nhận biết: 4 TL 1 TL 1TL - Nhận biết phương thức biểu đạt chính; 1 - Nhận biết về phép liên kết hình thức; - Nhận biết câu chia theo cấu tạo; Đọc hiểu Văn bản - Nhận biết về truyện ngắn thành phần biệt lập. Thông hiểu: - Hiểu chi tiết ngữ liệu. Vận dụng: - Bày tỏ suy nghĩ, quan điểm về vấn đề đặt ra trong đoạn trích. Nghị luận về Nhận biết: 1* 1* 1* 1 TL* đoạn thơ, bài Nhận biết được thơ yêu cầu của đề văn nghị luận về đoạn thơ. 2. Viết Thông hiểu:
  3. Viết đúng về nội dung, về hình thức (từ ngữ, diễn đạt, bố cục văn bản…). Vận dụng: Viết được bài văn nghị luận về đoạn thơ. Biết trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật. Đảm bảo về bố cục, kết cấu theo dàn ý của dạng bài. Vận dụng cao: Có sự sáng tạo trong việc cảm nhận về giá trị nội dung, tư tưởng và giá trị nghệ thuật của đoạn thơ trong tác phẩm cụ thể. Tổng 4 TL 1 TL 1TL 1 TL Tỉ lệ % 40% 30% 20% 10% Tỉ lệ chung 70% 30%
  4. TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG KIỂM TRA CUỐI KỲ II- NĂM HỌC 2023-2024 Họ và tên: ...................................... Môn: Ngữ văn - Lớp 9 Lớp: 9/... Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Điểm: Nhận xét của giáo viên: Chữ ký Chữ ký Chữ ký Giám thị Giám khảo 1 Giám khảo 2 ĐỀ BÀI I. ĐỌC HIỂU: (5,0 điểm) Đọc văn bản sau: Biết sao được khi ngần ấy năm sống trên đời, nó chưa một lần hình dung ra nụ cười, ánh mắt, giọng nói của má. [...]. Ba nó hẳn chừng hận lắm, cay lắm người đàn bà mà ông từng yêu thương cũng bỏ ba đi. Lắm lúc, gặp phải cơn tức giận của ba, nó cứ ngờ ngợ cái cảm giác ba sẽ túm cổ nó giật phăng mớ tóc ra khỏi đầu ném xuống sông cho khuất mắt. Nhưng chưa một lần ba nỡ để những hằn học, đau đớn trong mình in hằn trên thân xác non nớt ấy hay những cơn giận dữ của ba chưa bao giờ chuyển hoá thành hành động với nó. Ánh trăng đêm ấy bàng bạc loé lên mặt sông những vết sáng lung linh nhưng yếu ớt. Giọng ba thủ thỉ kêu nó mang ống sáo ra cho mình rồi nói: - Con ngồi xuống đây! - Giọng ba gọn lỏn, không vui, không buồn, không lớn, không bé. Nó ngoan ngoãn ngồi xuống ngay cạnh ba. Chờ cho con nhỏ yên vị, không nói không rằng, ba kéo nhẹ vạt áo lên lau ống sáo một cách rất tỉ mỉ rồi nhẹ nhàng đưa lên miệng thổi. Tiếng sáo ngọt lịm du dương trong đêm thanh lúc trầm lúc bổng chừng như muốn hút hồn người nghe. Nó dường như bị cuốn hút theo điệu sáo của ba trong vẻ thẫn thờ và ngơ ngẩn. - Con có biết đây là bài gì không? - Vẫn với giọng đều đều vô hồn ấy, ba kéo con nhỏ trở về thực tại. - Dạ, con… Không ạ! - Đó là bài “Nhớ người phương xa”. Hồi đó má con thích nghe bài này lắm, mà cũng vì cái bài này nên mới có con rồi bây mới thành ra côi cút khổ như này đây. Giọng lão bắt đầu chùng xuống tĩnh lặng cho dòng suy nghĩ rấm rứt đang chảy riêng trong lòng hai cha con. Trong con, ký ức của mười lăm năm chưa một lần được nhìn mặt má. Ký ức của bao buổi chiều nhớ má ngồi khóc một mình bên bến sông. Và hàng bao nhiêu câu hỏi về má vẫn chưa có câu trả lời. Liệu má có như nó đã tưởng tượng ra từ hàng vạn hàng trăm lần trước đó. Ừ! Có thể lắm chứ, có thể má bị bệnh mà mất, cũng có thể má bị ngoại bắt về để lấy chồng nhà giàu như trong phim, hay má đi xuất khẩu lao động để nhanh có nhiều tiền như mấy người bên xóm rồi bị mắc kẹt luôn ở nước ngoài không về được,… (Trích Dòng chảy, An Thị Hồng, Văn nghệ Ninh Bình, 2022) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. Câu 2 (1,0 điểm). Chỉ ra từ ngữ tạo nên phép lặp và phép nối trong hai câu văn sau:
  5. “Lắm lúc, gặp phải cơn tức giận của ba, nó cứ ngờ ngợ cái cảm giác ba sẽ túm cổ nó giật phăng mớ tóc ra khỏi đầu ném xuống sông cho khuất mắt. Nhưng chưa một lần ba nỡ để những hằn học, đau đớn trong mình in hằn trên thân xác non nớt ấy hay những cơn giận dữ của ba chưa bao giờ chuyển hoá thành hành động với nó.” Câu 3 (0,75 điểm). Xét về cấu tạo, câu sau đây thuộc kiểu câu gì? “Nó ngoan ngoãn ngồi xuống ngay cạnh ba.” Câu 4 (0,75 điểm). Chỉ ra và gọi tên thành phần biệt lập được sử dụng trong câu văn sau: “Nó dường như bị cuốn hút theo điệu sáo của ba trong vẻ thẫn thờ và ngơ ngẩn.” Câu 5 (1,0 điểm). Chi tiết “Ừ! Có thể lắm chứ, có thể má bị bệnh mà mất, cũng có thể má bị ngoại bắt về để lấy chồng nhà giàu như trong phim, hay má đi xuất khẩu lao động để nhanh có nhiều tiền như mấy người bên xóm rồi bị mắc kẹt luôn ở nước ngoài không về được, …” thể hiện suy nghĩ, thái độ, cảm xúc gì của nhân vật người con? Câu 6 (1,0 điểm). Có ý kiến cho rằng: “Người mẹ trong đoạn trích thật đáng trách". Em có đồng tình với ý kiến đó không? Vì sao? II. LÀM VĂN (5,0 điểm) Đề bài: Viết bài văn phân tích đoạn thơ sau: Chân phải bước tới cha Chân trái bước tới mẹ Một bước chạm tiếng nói Hai bước tới tiếng cười Người đồng mình yêu lắm con ơi Đan lờ cài nan hoa Vách nhà ken câu hát Rừng cho hoa Con đường cho những tấm lòng Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời. (Y Phương, Nói với con, Thơ Việt Nam 1945- 1985) BÀI LÀM
  6. HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ II- NĂM HỌC 2023 - 2024 Môn: Ngữ văn- Lớp 9 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể giao đề) (Hướng dẫn chấm này có 04 trang) I. Hướng dẫn chung : - Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm. - Cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có ý tưởng riêng và giàu chất văn. - Giáo viên định điểm bài làm của học sinh cần căn cứ vào mức độ đạt được ở cả hai yêu cầu: năng lực và phẩm chất. Điểm lẻ toàn bài tính đến 0,25 điểm. Sau đó làm tròn số đúng theo quy định. II. Hướng dẫn cụ thể : Đáp án và thang điểm PHẦN I. ĐỌC HIỂU (5,0 điểm) Nội dung, yêu cầu cần đạt Điểm Câu 1 Phương thức biểu đạt 0,5 chính: Tự sự Câu 2 Từ ngữ tạo nên: - Phép lặp: ba, nó,... 0,5 - Phép nối: nhưng 0,5 ( Lưu ý: Đối với phép lặp, HS chỉ nêu được 1 từ ngữ, ghi 0,25 điểm.) Câu 3 Xét về cấu tạo, câu văn 0,5 thuộc kiểu câu đơn. 0,25 Bởi vì: có 1 cụm CN-VN Nó // ngoan ngoãn ngồi xuống ngay cạnh ba. CN VN Câu 4 Thành phần biệt lập tình 0, 5 thái: 0,25 Từ ngữ thể hiện: dường như Câu 5 Chi tiết “Ừ! Có thể lắm 1,0 chứ, có thể má bị bệnh mà mất, cũng có thể má bị ngoại bắt về để lấy chồng nhà giàu như trong phim, hay má đi xuất khẩu lao động để nhanh có nhiều tiền như mấy người bên xóm rồi bị mắc kẹt luôn ở nước ngoài không về được,…” thể hiện suy nghĩ, thái độ, cảm xúc gì của nhân vật người
  7. con? * Học sinh hiểu và rút ra suy nghĩ, thái độ, cảm xúc của nhân vật người con. Sau đây là vài gợi ý: - Thể hiện bao nỗi lo lắng, băn khoăn, day dứt về người mẹ của mình và đã nghĩ ra những lí do mà mẹ chưa thể trở về cùng gia đình; - Có cả nỗi niềm tủi phận, hờn trách mẹ sao lại bỏ bố con mà đi; - Nhớ, mong ngóng và vẫn hi vọng mẹ sẽ trở về; - Yêu thương mẹ da diết. - ... Mức 1. Học sinh nêu cả 1,0 4 ý (có thể nêu như trong phần định hướng), có sức thuyết phục cao. Mức 2. Học sinh nêu 0,75 được 3 ý (có thể nêu như trong phần định hướng), sức thuyết phục cao. Mức 3. Học sinh nêu 0,5 được 2 ý (có thể nêu như trong phần định hướng), sức thuyết phục ở mức tương đối. Mức 4. Nêu được 1 ý, 0,25 sức thuyết phục chưa đạt. Mức 5. Nêu không liên 0 quan, không hợp lý, nêu sai lệch với chuẩn mực đạo đức, truyền thống tốt đẹp. Có ý kiến cho rằng: 1,0 “Người mẹ trong đoạn trích thật đáng trách". Em Câu 6 có đồng tình với ý kiến đó không? Vì sao? Học sinh có thể đưa ra nhiều ý kiến khác nhau, miễn sao nội dung trả lời đáp ứng yêu cầu của đề: thể hiện quan điểm, vốn sống của cá nhân; lí giải hợp lí,
  8. thuyết phục, không vi phạm các chuẩn mực đạo đức, pháp luật. Giáo viên chấm cần linh hoạt. Sau đây là gợi ý: - Đồng tình và có thể lí giải như sau: + Mẹ đã không sánh bước cùng con qua những nấc thang cuộc đời. Mẹ đã thiếu trách nhiệm trong việc nuôi dạy con cái nên người; không chăm lo, vun vén, đồng hành cùng cha trong việc xây dựng một gia đình trọn vẹn, hạnh phúc. + .... - Không đồng tình và có thể lí giải như sau: + Vì mẹ là người nặng đẻ đau sinh ra con, tình mẫu tử luôn là tình cảm thiêng liêng, mang tính cao cả. + Là người con, thay vì hờn trách nên cảm thông, thấu hiểu cho mẹ của mình: Có thể vì một lí đó, vì nỗi khổ riêng nào đó mà mẹ không thể sống cùng gia đình được. + Luôn biết trân quý, nuôi dưỡng tình mẫu tử, phụ tử thiêng liêng, đẹp đẽ trong tim và thể hiện chữ hiếu bằng những suy nghĩ, hành động cụ thể. Chẳng hạn, cần biết động viên, an ủi cha; làm chỗ dựa cho em, cho gia đình trong tháng ngày không có mẹ bên cạnh. Mức 1. Học sinh đưa ra 1,0 được quan điểm, lí giải phù hợp, thuyết phục, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, diễn đạt gọn rõ. Mức 2. Học sinh đưa ra 0,75 được quan điểm và lí giải
  9. phù hợp. Mức 3. Học sinh đưa ra 0,5 được quan điểm, có ý thức lí giải nhưng còn chung chung, chưa rõ ràng. Mức 4: Học sinh đưa ra 0,25 được quan điểm nhưng không lí giải hoặc lí giải không chính xác, không liên quan đến vấn đề. Mức 5. Học sinh không 0 đưa ra được quan điểm cá nhân. PHẦN II. LÀM VĂN (5,0 điểm) Đề bài: Viết bài văn phân tích đoạn thơ trong bài Nói với con của Y Phương). 1. Bảng điểm chung toàn bài Tiêu chí Điểm Cấu trúc bài văn nghị luận về đọan thơ, bài thơ. 0,5 Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,25 Triển khai đúng vấn đề nghị luận 3,5 Chính tả, ngữ pháp 0,25 Sáng tạo 0,5 2. Bảng chấm điểm cụ thể cho từng tiêu chí 1. Cấu trúc bài văn Điểm Mô tả tiêu chí đánh giá 0,5 Bài đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận gồm 3 phần: Mở bài: Biết dẫn dắt hợp lý và giới thiệu khái quát được đoạn thơ (Tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, trích dẫn đoạn thơ); Nêu nhận xét, đánh giá khái quát về nội dung, nghệ thuật. Thân bài: Triển khai được các luận điểm để làm sáng tỏ các giá trị của đoạn thơ. Kết bài: Kháipp quát được vấn đề; nên được những nhận xét, đánh giá, thể hiện được ấn tượng, cảm xúc về đoạn thơ. 0,25 Bài chưa đầy đủ, rõ ràng về cấu trúc và nội dung từng phần. 0,0 Chưa tổ chức bài văn thành 3 phần như trên (thiếu Mở bài hoặc Kết bài, hoặc cả bài viết chỉ một đoạn văn). 2. Xác định yêu cầu của đề 0,25 Xác định đúng vấn đề cần Nội dung và nghệ thuật của nghị luận. đoạn thơ trong bài Nói với 0,0 Xác định không đúng vấn con của Y Phương. đề nghị luận. 3. Triển khai đúng vấn đề nghị luận: Học sinh vận dụng các thao tác lập luận, kết hợp hợp lí giữa lí lẽ và dẫn chứng; có thể tổ chức bài viết theo nhiều cách khác nhau nhưng
  10. cần đáp ứng được những nội cơ bản. Trên cơ sở hiểu biết về nhà thơ Y Phương và bài thơ Nói với con, học sinh có thể tổ chức bài làm và diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng được những nội dung cơ bản sau: 1. Mở bài: 0,5 Giới thiệu tác giả, tác phẩm và lời muốn nói của Y Phương về cội nguồn sinh dưỡng mỗi người là từ gia đình và quê hương trong đoạn thơ; bước đầu nhận xét về đoạn thơ. 2. Thân bài: 2.1. Nội dung: - Con lớn lên từng ngày trong không khí đầm ấm, quấn quýt của gia đình, trong tình yêu thương, sự nâng đón mong chờ của cha mẹ. 2,5 - Con được trưởng thành trong cuộc sống lao động cần cù, lạc quan trong thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình của quê hương. 2.2. Nghệ thuật: - Giọng điệu thiết tha, trìu mến. - Từ ngữ, hình ảnh giản dị, mộc mạc mà vẫn giàu sức gợi cảm, giàu chất 0,5 thơ. 3. Kết bài: Nêu nhận xét, đánh giá chung về giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ và những suy nghĩ của bản thân với gia đình và quê hương. Hướng dẫn chấm tiêu chí “Triển khai vấn đề nghị luận”: - Từ 3,0 đến 3,5 điểm: Bài làm phân tích đầy đủ, sâu sắc; tổ chức thành bài làm văn hoàn chỉnh, bố cục rõ ràng. Vận dụng thành thạo phương pháp làm bài nghị luận văn học để phân tích đoạn thơ. Thể hiện kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy; ít lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. Thể hiện tốt sự sáng tạo, liên hệ trong quá trình phân tích, cảm nhận về đoạn thơ. - Từ 2,0 đến 2,75 điểm: Bài làm phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu. Biết vận dụng phương pháp làm bài nghị luận văn học để phân tích đoạn thơ. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy; hạn chế lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. Có thể hiện sự sáng tạo, liên hệ trong quá trình phân tích, cảm nhận về đoạn thơ. - Từ 1,0 đến 1,75 điểm: Thể hiện được nội dung phân tích song chung chung, chưa đầy đủ. - Từ 0,25 đến 0,75 điểm: Chưa biết cách vận dụng phương pháp làm bài nghị luận văn học để phân tích đoạn thơ. Nội dung phân tích sơ sài. - 0,0 điểm: Bài làm không phải là bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. 4. Chính tả, ngữ pháp - Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. - Vốn từ ngữ phong phú, kiểu câu đa dạng, đảm bảo sự lô - gic giữa các 0,25 câu, các đoạn trong bài văn. - Chữ viết cẩn thận, rõ ràng, bài văn trình bày sạch sẽ, ít gạch, xóa… - Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,0 - Chữ viết không rõ ràng, khó đọc, bài văn trình bày chưa sạch sẽ. 5. Sáng tạo Có cách diễn đạt mới mẻ; thể hiện tình cảm, suy nghĩ sâu sắc về giá trị của 0,5 đọan thơ. 0,25 Có thể hiện được sự sáng tạo nhưng chưa đậm nét. 0,0 Chưa có sự sáng tạo.
  11. --------------------- Hết ---------------------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2