intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Huệ, Tam Kỳ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:8

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với “Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Huệ, Tam Kỳ” được chia sẻ dưới đây, các bạn học sinh được ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện và nâng cao kỹ năng giải bài tập để chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt được kết quả mong muốn. Mời các bạn tham khảo đề thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Huệ, Tam Kỳ

  1. PHÒNG GD-ĐT TP. TAM KỲ KIỂM TRA CUỐI KỲ II NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THCS NGUYỄN HUỆ MÔN: NGỮ VĂN 9 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) MA TRẬN ĐỀ Kỹ năng Nội Mức độ Tổng dung/ nhận TT đơn vị kí thức năng Nhận Thông Vận V, dụng thức hiểu dụng cao ( số câu) ( số câu) ( số cấu) ( số câu) Đọc- Ngữ liệu 4 1 1 0 6 1 hiểu trong hoặc ngoài SGK 30 10 10 50 Viết Nghị 1* 1* 1* 1* 1 2 luận về một bài thơ, đoạn thơ Tỉ lệ % điểm 10 20 10 10 50 Tỉ lệ % điểm các mức độ 40 30 20 10 100
  2. ̉ BẢNG ĐĂC TA Nội dung/ Chương/ TT Đơn vi ḳ Chủ đề Mư độ đanh gia ̣ iế n ́c ́ ́ thư c ́ 1 Đọc hiểu Ngữ liệu * Nhận biết: truyện - Phương thức biểu đạt ( Trong - Kiểu câu xét về cấu tạo ngữ pháp hoặc ngoài - Phép liên kết SGK) - Nội dung hàm ý * Thông hiểu: - Nêu hiểu biết để giải thích về một vấn đề * Vận dụng: - Nêu quan điểm cá nhân về một vấn đề được đặt ra 2 Viết Nghị luận về Nhận biết: một đoạn - Xác định được kiểu bài văn nghị luận. thơ - Biết cách làm văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ. - Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. Thông hiểu: -Nêu được hoàn cảnh ra đời và vị trí đoạn thơ -Khái quát nội dung chính cả bài thơ -Phân tích nội dung, nghệ thuật từng khổ thơ -Khái quát nội dung đoạn thơ và nêu cảm nhận Vận dụng: -Có cách diễn đạt mới mẻ, sáng tạo. - Vận dụng cao:
  3. -Bài viết có cách vận dụng mới mẽ, sáng tạo. PHÒNG GD-ĐT TP. TAM KỲ KIỂM TRA CUỐI KỲ II NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THCS NGUYỄN HUỆ MÔN: NGỮ VĂN 9 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Họ và tên học sinh.............................................Lớp.........SBD..............Phòng thi........ I. Đọc - hiểu (5.0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Trên đường đời bạn cũng có lúc vấp ngã. Tôi cũng vậy. Ngay cả người tài giỏi, khôn ngoan nhất cũng có lúc vấp ngã. Vấp ngã là điều bình thường, chỉ có những người không bao giờ đứng dậy sau vấp ngã mới là người thực sự thất bại. Điều chúng ta cần ghi nhớ là, cuộc sống không phải là một cuộc thi đổ - trượt... Cuộc sống là một quá trình thử nghiệm các biện pháp khác nhau cho đến khi tìm ra một cách thích hợp. Những người đạt được thành công phần lớn là người biết đứng dậy từ những sai lầm ngớ ngẩn của mình bởi họ coi thất bại, vấp ngã chỉ là tạm thời và là kinh nghiệm bổ ích. Tất cả những người thành đạt mà tôi biết đều có lúc phạm sai lầm. Thường thì họ nói rằng sai lầm đóng vai trò quan trọng đối với thành công của họ. Khi vấp ngã, họ không bỏ cuộc. Thay vì thế, họ xác định các vấn đề của mình là gì, cố gắng cải thiện tình hình và tìm kiếm giải pháp sáng tạo hơn để giải quyết. Nếu thất bại năm lần, họ cố gắng đứng dậy năm lần, mỗi lần một cố gắng hơn, Winston Churchill đã nắm bắt được cốt lõi của quá trình này khi ông nói: “Sự
  4. thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không đánh mất nhiệt huyết và quyết tâm vươn lên”. (Trích Cuộc sống không giới hạn, Nick Vujicic, chương VII, trang 236) Câu 1( 0,5đ): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2(0.5đ). Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu văn: “ Khi vấp ngã, họ không bỏ cuộc.” Thuộc kiểu câu gì? Câu 3( 1.0đ). Chỉ ra và gọi tên phép liên kết hình thức được sử dụng trong hai câu văn sau: "Khi vấp ngã, họ không bỏ cuộc. Thay vì thế, họ xác định các vấn đề của mình là gì, cố gắng cải thiện tình hình và tìm kiếm giải pháp sáng tạo hơn để giải quyết." Câu 4(1.0đ): Cho biết nội dung hàm ý trong câu văn: “Trên đường đời bạn cũng có lúc vấp ngã” Câu 5(1.0đ): Câu văn:"Vấp ngã là điều bình thường, chỉ có những người không bao giờ đứng dậy sau vấp ngã mới là người thực sự thất bại" có ý nghĩa gì? Câu 6(1.0đ): Em có đồng ý với quan điểm của Winston Churchill: "Sự thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không đánh mất nhiệt huyết và quyết tâm vươn lên." hay không? Vì sao? II. Tạo lập văn bản: 5 điểm Phân tích hai khổ thơ cuối của bài thơ "Viếng lăng Bác" của nhà thơ Viễn Phương Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim! Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này *****Hết*****
  5. HƯỚNG DẪN CHẤM I. Đọc hiểu( 5 điểm) Câu 1 Phương thức biểu đạt: Nghị luận. 0,5 (0,5điểm) Câu 2 Xét về cấu tạo ngữ pháp: Câu đơn 0.5 (0,5điểm) Câu 3 Phép liên kết hình thức: 1.0 (1.0điểm) Phép thế: thay vì thế (thay cho khi vấp ngã) Câu 4 Nội dung hàm ý: 1.0 (1.0 điểm) … Những khó khăn, thất bại trong cuộc sống mà có lúc chúng ta gặp phải Câu 5 Ý nghĩa của câu : "Vấp ngã là điều bình thường, chỉ có 1,0 (1,0điểm) những người không bao giờ đứng dậy sau vấp ngã mới là người thực sự thất bại." - Vấp ngã là điều bình thường bởi ai cũng có lúc thất bại và và gặp khó khăn, trở ngại trong cuộc sống. - Những người không dám đứng dậy sau vất ngã, không dám đối mặt với những điều xấu nhất có thể sảy ra thì họ mới là người thực sự thất bại. (Giáo viên linh hoạt cho điểm tùy theo mức độ trình bày của học sinh.)
  6. Câu 6 Đồng tình vì: 1,0 (1,0điểm) - Thất bại là một phần của cuộc sống và đó là điều rất bình thường, không ai không thành công mà không trải qua những thất bại. - Thất bại thử thách sự kiên nhẫn của con người. Con người biết theo đuổi đam mê, chắc chắn sẽ thành công. - Thất bại cho con người những bài học kinh nghiệm quý báu để nuôi dưỡng đam mê của chính mình. (Giáo viên cần trân trọng cách lí giải riêng của học sinh; linh hoạt cho điểm tùy theo mức độ cảm hiểu, lí giải của học sinh.) II. Tạo lập văn bản: ( 5 điểm) a. Đảm bảo bố cục bài văn nghị luận: 0,5 -Đảm bảo bố cục ba phần Mở bài, Thân bài, Kết bài b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,5 - Biết cách làm văn nghị luận văn học về một đoạn thơ. c. Triển khai hợp lí nội dung bài văn Học sinh có thể trình bày nhiều cách nhưng nêu được các ý 3,0 chính sau: Mở bài - Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm: + Viễn Phương là nhà thơ gắn bó với cuộc sống chiến đấu của bà con quê hương trong suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ xâm lược. + Viếng lăng Bác thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động của nhà thơ khi vào lăng viếng Bác. - Khái quát nội dung đoạn thơ. Thân bài * Khái quát về bài thơ: - Hoàn cảnh sáng tác : Tháng 4 năm 1976, sau khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, đất nước thống nhất, lăng Bác Hồ mới được khánh thành, nhà thơ Viễn Phương ra Bắc thăm Bác và đã viết ra bài thơ này. Bài thơ sau đó được in trong tập “Như mây mùa xuân” năm 1978. - Giá trị nội dung : Bài thơ Viếng lăng Bác thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ nói riêng và mọi người dân Việt Nam nói chung khi đến thăm lăng Bác. * Khổ thơ thứ 3 -Sự xúc động trào dâng khi gặp Bác: + Bác đang chìm trong giấc ngủ yên bình. +“Vầng trăng sáng dịu hiền”: hình ảnh thiên nhiên thơ mộng là ẩn dụ cho tình yêu thương, trân trọng của nhà thơ cũng như con người Việt Nam dành cho Bác. -> Câu thơ đã miêu tả vừa khái quát nhưng cũng không kém phần tinh tế không gian trang nghiêm trong lăng Bác. -> Bác dù đã ra đi nhưng trong mắt những người con Việt
  7. Nam, Bác chỉ đang ngủ một giấc yên bình, không còn những lo toan, trăn trở. - Nỗi xót xa, nghẹn ngào trước sự ra đi của Bác: - Nghệ thuật tương phản “vẫn biết”- “mà sao” diễn tả sự mâu thuẫn, đối lập giữa lí trí và con tim, hình ảnh ẩn dụ “ trời xanh” mãi mãi. - Bác luôn sống mãi trong con tim mỗi người nhưng lại nhưng sự ra đi của Bác vẫn mang đến những nghẹn ngào, đau xót khôn xiết. * Khổ thơ cuối - Niềm thương cảm lớn lao: Mai về miền Nam thương trào nước mắt + Một tiếng “thương” của miền Nam là trọn vẹn tình cảm của người miền Nam đối với Bác. Thương là yêu là kính yêu là quý trọng cả cuộc đời cao thượng vĩ đại của Bác đã dành hết cho dân cho nước cho sự nghiệp giải phóng dân tộc: + Thương là xót xa vì nỗi đau mất mát đi người cha già kính yêu, nỗi đau ấy trào dâng thành nước mắt, mà cả dân tộc Việt Nam không kiềm lại được. Nỗi đau niềm thương tiếc của nhân dân Việt Nam đối với Bác làm cảm động cả tấm lòng trời đất. => Câu thơ như bộc lộ rất chân thành nỗi xót thương vô hạn bị kiềm nén cho tới phút chia tay và tuôn thành dòng lệ. - Nguyện ước của tác giả: + Trong cảm xúc nghẹn ngào, tâm trạng lưu luyến ấy, nhà thơ như muốn được hoá thân để mãi mãi bên Người: Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này + Điệp ngữ "muốn làm" được nhắc tới ba lần cùng với các hình ảnh liên tiếp con chim, đoá hoa, cây tre như để nói lên ước nguyện tha thiết của nhà thơ muốn Bác yên lòng, muốn đền đáp công ơn trời biển của Người. => Nguyện ước của nhà thơ vừa chân thành, sâu sắc đó cũng chính là những cảm xúc của hàng triệu con người miền Nam trước khi rời lăng Bác sau những lần đến thăm Người. Kết bài - Khái quát nội dung đoạn thơ. - Nêu cảm nhận của em về đoạn thơ. (Dựa vào cách diễn đạt của HS, GV ghi điểm cho phù hợp) d. Chính tả, ngữ pháp: đảm bảo các quy tắc về chuẩn 0,5 chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. e. Sáng tạo: Bài viết có cách diễn đạt mới mẽ, sáng tạo. 0,5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2