intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Phù Đổng, Duy Xuyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

8
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học, biết cấu trúc ra đề thi như thế nào và xem bản thân mình mất bao nhiêu thời gian để hoàn thành đề thi này. Mời các bạn cùng tham khảo "Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Phù Đổng, Duy Xuyên" dưới đây để có thêm tài liệu ôn thi. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Phù Đổng, Duy Xuyên

  1. UBND HUYỆN DUY XUYÊN KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THCS PHÙ ĐỔNG Môn: Ngữ văn – Lớp 9 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. MA TRẬN Mức độ nhận thức Nội dung/đơn Tổng TT Kĩ năng vị kiến thức kĩ Nhận Thông Vận Vận % năng1 biết hiểu dụng dụng điểm cao Đọc hiểu Số câu Đoạn ngữ liệu 1 4 1 1 0 6 ngoài SGK Tỉ lệ % 30 10 10 50 điểm Viết Viết bài văn Số câu nghị luận về 1* 1* 1* 1* 1 2 tác phẩm truyện Tỉ lệ % (hoặc đoạn 10 20 10 10 50 điểm trích) Tỉ lệ % điểm các mức độ 70 30 100 II. BẢNG ĐẶC TẢ Nội dung/ Đơn vị TT Mức độ đánh giá kiến thức, kĩ năng 1 Đọc hiểu: Nhận biết: - Phương thức biếu đạt chính. - Nhận biết được các phép liên kết câu. - Nhận biết lí lẽ của người viết trong đoạn văn bản. Đoạn nghị - Nhận biết được các thành phần biệt lập. luận (trích) Thông hiểu: - Hiểu được ý kiến trình bày trong đoạn trích. Vận dụng: -Trình bày được những cảm nhận sâu sắc của bản thân về vấn đề đặt ra trong văn bản. 2 Viết: Nhận biết: Nhận biết được yêu cầu của một bài văn nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích) Viết bài Thông hiểu: Hiểu được cách xây dựng bài văn nghị luận về văn nghị tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích). luận về tác Vận dụng: Viết được bài văn nghị luận về một tác phẩm
  2. phẩm truyện ( hoặc đoạn trích) một cách hoàn chỉnh; nêu được những truyện nhận xét, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm (hoặc đoạn truyện (hoặc đoạn trích). trích) Vận dụng cao: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt; lựa chọn những chi tiết tiêu biểu, nêu được cảm thụ riêng của người viết về tác phẩm. III. ĐỀ KIỂM TRA I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới : (1) Năm tháng qua đi, bạn sẽ nhận ra rằng ước mơ không bao giờ biến mất. Kể cả những ước mơ rồ dại nhất trong lứa tuổi học trò – lứa tuổi bất ổn định nhất. Nếu bạn không theo đuổi nó, chắc chắn nó sẽ trở lại một lúc nào đó, day dứt trong bạn, thậm chí dằn vặt bạn mỗi ngày. Nếu vậy, sao bạn không nghĩ đến điều này ngay từ bây giờ? (2) Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng không, có thể nó sẽ là những màu mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn. (3) Đừng để ai đánh cắp ước mơ của bạn. Hãy tìm ra ước mơ cháy bỏng nhất của mình, nó đang nằm ở nơi sâu thẳm trong tim bạn đó, như một ngọn núi lửa đợi chờ được đánh thức… (Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn.) Câu 1(0.5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. Câu 2(0.5 điểm). Theo tác giả, nếu không theo đuổi ước mơ, con người sẽ rơi vào trạng thái tâm lý nào? Câu 3(0.5 điểm). Chỉ ra thành phần biệt lập được sử dụng trong các câu sau: “Nếu bạn không theo đuổi nó, chắc chắn nó sẽ trở lại một lúc nào đó, day dứt trong bạn, thậm chí dằn vặt bạn mỗi ngày. Nếu vậy, sao bạn không nghĩ đến điều này ngay từ bây giờ?” Câu 4(1.5 điểm). Chỉ ra các phép liên kết câu được sử dụng trong đoạn văn (1). Câu 5(1.0 điểm). Em hiểu như thế nào về ý kiến: Đừng để ai đánh cắp ước mơ của bạn? Câu 6(1.0 điểm). Từ nội dung đoạn trích trên, em xây dựng cho mình ước mơ gì? Vì sao em có ước mơ đó? II. VIẾT (5.0 điểm) Suy nghĩ về nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long. IV. HƯỚNG DẪN CHẤM A. HƯỚNG DẪN CHUNG
  3. - Giám khảo dựa vào Hướng dẫn chấm để đánh giá bài làm của học sinh. Giám khảo cần chủ động nắm bắt nội dung trình bày của học sinh để đánh giá tổng quát bài làm. Chú ý vận dụng linh hoạt và hợp lý Hướng dẫn chấm, tránh đếm ý cho điểm. - Đặc biệt trân trọng, khuyến khích những bài viết sâu sắc, có nhiều sáng tạo, độc đáo trong nội dung và hình thức trình bày. - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0.25 điểm, sau đó làm tròn theo quy định. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ Phần I: ĐỌC HIỂU ( 5.0 điểm) Phần Câu Tiêu chí đánh giá Điểm I. ĐỌC ĐỌC HIỂU 5.0 HIỂU 1 Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: Nghị 0.5 luận ( Nếu HS nêu 2 phương thức thì không ghi điểm) 2 Theo tác giả, nếu không theo đuổi ước mơ, con người sẽ rơi vào trạng thái tâm lí: luôn cảm thấy dằn vặt, 0.5 day dứt vì đã từ bỏ ước mơ của đời mình. 3 -Thành phần biệt lập được sử dụng: Thành phần tình thái: chắc chắn 0.5 4 - Trong đoạn (1) có sử dụng các phép liên kết: + Phép lặp: ước mơ, bạn 0.5 + Phép nối: Nếu (nếu vậy) 0.5 + Phép thế: nó, điều này 0.5 5 - Câu hỏi mở, học sinh đưa ra suy nghĩ của bản thân mình: + Ước mơ là những khát khao mong đợi hoặc những ý tưởng đẹp đẽ mà con người ai cũng có, muốn biến thành hiện thực + Con người cần biết giữ gìn bảo vệ không để những thử thách khó khăn trong cuộc sống làm thui chột ước mơ và cũng không để người khác ngăn cản việc chúng ta thực hiện ước mơ của mình. 1.0 - Mức 1: HS nêu được 2 gợi ý trên. 0.5 - Mức 2: HS nêu được 1 trong 2 gợi ý trên. 0.25 - Mức 3: Diễn đạt chưa trọn vẹn, chưa sát với 2 gợi ý 0.0 trên - Mức 4: Không trả lời hoặc trả lời không đúng yêu cầu 6 - HS nêu được ước mơ và có cách giải thích hợp lí. 1.0 (Tùy mức độ đạt được của HS mà GV ghi điểm cho phù hợp). II. VIẾT VIẾT 5.0
  4. *Yêu cầu chung: - Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) - Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng, trình bày rõ các luận điểm, luận cứ, diễn đạt mạch lạc; hạn chế mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Biết phân tích, chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu, xác thực; cần thể hiện sự cảm thụ và ý kiến riêng của người viết về tác phẩm. *Yêu cầu cụ thể: a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận. 0.5 b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Suy nghĩ về nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng 0.5 lẽ Sa Pa” c. Trình bày những cảm nhận sâu sắc về nhân vật. HS vận dụng tốt kĩ năng viết bài nghị luận về tác phẩm truyện (đoạn trích); học sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: 1. Mở bài - Giới thiệu tác giả Nguyễn Thành Long và tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” - Khái quát về nhân vật anh thanh niên: đại diện tiêu biểu cho vẻ đẹp của những con người lao động với công việc thầm lặng. 2. Thân bài a) Khái quát về công việc của anh thanh niên 0.25 Công việc đầy gian khổ, thách thức, phải đối diện với nỗi cô đơn "thèm người". b)Trình bày cảm nhận về nhân vật *Luận điểm 1: Anh thanh niên say mê và có trách nhiệm cao trong công việc 2.5 - Anh làm việc một mình trên đỉnh núi cao, trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt; chấp nhận cuộc sống cô đơn, xa cách với cộng đồng. - Thái độ của anh với công việc: yêu công việc, say mê lao động; có tinh thần trách nhiệm cao, có lí tưởng sống đẹp và tinh thần vượt khó. 0.25 * Luận điểm 2: Anh thanh niên có lẽ sống, lý tưởng sống cao cả đáng trân trọng - Anh đã cùng bố viết đơn xin ra lính... - Ý thức được ý nghĩa thiêng liêng của công việc, anh sẵn sàng vượt bao thử thách, gian khổ, đặc biệt là nỗi cô đơn để hoàn thành nhiệm vụ. * Luận điểm 3: Anh thanh niên có tâm hồn trẻ trung, yêu đời, yêu cuộc sống - Tổ chức cho mình một cuộc sống khoa học, văn hóa
  5. - Luôn có tinh thần lạc quan, yêu đời, * Luận điểm 4: Anh thanh niên cởi mở, chân thành, hiếu khách, chu đáo. - Niềm vui được đón tiếp khách bộc lộ qua từng cử chỉ, nét mặt, lời nói - Anh thanh niên đã bộc bạch nỗi lòng, sẻ chia tâm sự với các vị khách một cách rất cởi mở, không hề giấu giếm * Luận điểm 5: Anh thanh niên là người rất khiêm tốn, giản dị, lễ phép. * Đánh giá về nghệ thuật xây dựng nhân vật - Nhân vật được lí tưởng hóa từ nhiều điểm nhìn, nhiều góc nhìn - Nhân vật được đặt trong tình huống đặc sắc,… 3. Kết bài - Cảm nhận chung về nhân vật. - Liên hệ học tập tấm gương nhân vật. d. Chính tả, ngữ pháp. 0.5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo: Có sự sáng tạo trong việc cảm thụ, thể hiện ý kiến riêng; sáng tạo trong cách dùng từ, diễn đạt; bố cục mạch lạc, 0.5 lời văn sinh động, giàu cảm xúc.
  6. UBND HUYỆN DUY XUYÊN KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THCS PHÙ ĐỔNG Môn: Ngữ văn – Lớp 9 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới : (1) Năm tháng qua đi, bạn sẽ nhận ra rằng ước mơ không bao giờ biến mất. Kể cả những ước mơ rồ dại nhất trong lứa tuổi học trò – lứa tuổi bất ổn định nhất. Nếu bạn không theo đuổi nó, chắc chắn nó sẽ trở lại một lúc nào đó, day dứt trong bạn, thậm chí dằn vặt bạn mỗi ngày. Nếu vậy, sao bạn không nghĩ đến điều này ngay từ bây giờ? (2) Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng không, có thể nó sẽ là những màu mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn. (3) Đừng để ai đánh cắp ước mơ của bạn. Hãy tìm ra ước mơ cháy bỏng nhất của mình, nó đang nằm ở nơi sâu thẳm trong tim bạn đó, như một ngọn núi lửa đợi chờ được đánh thức… (Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn.) Câu 1(0.5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. Câu 2(0.5 điểm). Theo tác giả, nếu không theo đuổi ước mơ, con người sẽ rơi vào trạng thái tâm lý nào? Câu 3(0.5 điểm). Chỉ ra thành phần biệt lập được sử dụng trong các câu sau: “Nếu bạn không theo đuổi nó, chắc chắn nó sẽ trở lại một lúc nào đó, day dứt trong bạn, thậm chí dằn vặt bạn mỗi ngày. Nếu vậy, sao bạn không nghĩ đến điều này ngay từ bây giờ?” Câu 4(1.5 điểm). Chỉ ra các phép liên kết câu được sử dụng trong đoạn văn (1). Câu 5(1.0 điểm). Em hiểu như thế nào về ý kiến: Đừng để ai đánh cắp ước mơ của bạn? Câu 6(1.0 điểm). Từ nội dung đoạn trích trên, em xây dựng cho mình ước mơ gì? Vì sao em có ước mơ đó? II. VIẾT (5.0 điểm) Suy nghĩ về nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long. -----HẾT-----
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2