intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Quang Trung, Thăng Bình

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

3
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn tham khảo “Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Quang Trung, Thăng Bình” sau đây để hệ thống lại kiến thức đã học và biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chủ yếu được đề cập trong đề thi để từ đó có thể đề ra kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn ôn tập thật tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Quang Trung, Thăng Bình

  1. KIỂM TRA CUỐI KÌ II NĂM HỌC 2023-2024 UBND HUYỆN THĂNG BÌNH Môn: Ngữ văn – Lớp 9 TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) A. MA TRẬN TT Kĩ năng Nội Mức độ Tổng % điểm dung/đơ nhận n vị kĩ thức năng Nhận Thông Vận Vận biết hiểu dụng dụng cao 1 Đọc hiểu Văn bản nghị luận Số câu 4 1 1 5 Tỉ lệ % 30 10 10 50 điểm 2 Viết Nghị luận về nhân vật trong tác phẩm truyện Số câu 1* 1* 1* 1* 1 Tỉ lệ % 10 20 10 10 50 điểm Tỉ lệ % điểm các mức độ 70 30 100 B. BẢNG ĐẶC TẢ Nội dung/ TT Đơn vị kiến Mức độ đánh giá thức 1 Đọc hiểu: Nhận biết: Văn bản - Nhận biết được phương thức biểu đạt, thành phần biệt lập . nghị luận - Nhận biết được phép liên kết câu. . Thông hiểu: - Hiểu được hàm ý của câu.
  2. Vận dụng: - Bày tỏ ý kiến về một vấn đề được nêu ra trong văn bản. 2 Viết Nhận biết: - Xác định kiểu bài: Nghị luận nhân vật trong tác phẩm truyện - Xác định được cấu trúc, bố cục của bài văn nghị luận về nhân vật. Nghị luận - Xác định được những đặc điểm của nhân vật qua suy nghĩ, hành về nhân vật động, lời nói .... trong tác - Nêu được bài học khái quát rút ra từ hành động của nhân vật. phẩm Thông hiểu: Bài văn nghị luận đảm bảo các yếu tố cơ bản: luận truyện điểm, luận cứ, lập luận rõ ràng. Có những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật. Vận dụng: Biết vận dụng kĩ năng nghị luận kết hợp với các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm để trình bày những cảm nhận về nhân vật văn học. Vận dụng cao: Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy. Có sự sáng tạo trong dùng từ, diễn đạt, chi tiết, lời nhận xét.... Qua hành động, suy nghĩ của nhân vật rút ra được bài học. C. ĐỀ KIỂM TRA I. ĐỌC HIỂU (5,0 điểm): Đọc văn bản sau: Thay vì giúp con có một ước mơ thực sự, nhiều ông bố bà mẹ thường đưa trẻ đến những trung tâm bồi dưỡng tài năng để tham gia hết khóa học này đến chương trình khác. Bởi, phụ huynh cho rằng những chương trình đó rất bổ ích và có giá trị với con. (...) Ai trong chúng ta cũng có một ước mơ cho riêng mình, trẻ em cũng vậy. Song khác với người lớn, trẻ sẽ có nhiều ước mơ bay bổng do trí tưởng tượng phong phú. Khi đó nhiệm vụ của cha mẹ là nuôi dưỡng ước mơ của con một cách hợp lý giúp chúng định hướng tương lai. Trẻ em thường xuyên có ước mơ mới mỗi khi ngưỡng mộ ai đó. Khi được bác sĩ chữa khỏi bệnh, trẻ mong ước lớn lên sẽ làm bác sĩ. Khi xem tivi và chứng kiến những diễn viên xinh đẹp hoặc xem những bộ phim siêu nhân thì ước mơ của trẻ lại khác. Chắc hẳn, đây là câu chuyện xảy ra trong nhiều gia đình. Thường, trẻ nhỏ với suy nghĩ ngây thơ, có thể con sẽ thốt ra những câu nói khiến cha mẹ hoang mang. Khi đó không ít phụ huynh áp đặt suy nghĩ và mong muốn của mình lên con. Họ ép con thích những điều cha mẹ muốn. Song đó không phải là niêm yêu thích của trẻ. Theo các chuyên gia, đó là một trong
  3. những suy nghĩ sai lầm mà cha mẹ nên bỏ trong quá trình định hình ước mơ cho con trẻ. Theo chuyên gia Trần Quốc Phúc, cha mẹ hãy cho con một tước mơ và đừng bao giờ "tiêu diệt” giấc mơ đó . Cha mẹ hãy hỏi con thích gì và tin con sẽ làm được điều đó. Cha mẹ hãy dẫn con tới nơi có những người thành công để con tiếp cận, nhìn những căn nhà đẹp, những chiếc xe đẹp. Đồng thời để con chứng kiến cuộc sống của những trẻ em nghèo, chuyên gia cho biết. (Theo: Vân Huyền, khơi gợi điều trẻ muốn hướng tới, Báo Giáo dục và Thời đại, số 99, Thứ hai, 26/04/2021, tr.13) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. Câu 2. Tìm phép liên kết câu có trong đoạn văn thứ nhất ? Câu 3 .Chỉ ra và gọi tên thành phần biệt lập có trong đoạn văn sau: “Khi xem tivi và chứng kiến những diễn viên xinh đẹp hoặc xem những bộ phim siêu nhân thì ước mơ của trẻ lại khác. Chắc hẳn, đây là câu chuyện xảy ra trong nhiều gia đình. Thường, trẻ nhỏ với suy nghĩ ngây thơ, có thể con sẽ thốt ra những câu nói khiến cha mẹ hoang mang”. Câu 4. Tìm hàm ý của bộ phận in đậm trong câu sau: “..cha mẹ hãy cho con một ước mơ và đừng bao giờ "tiêu diệt” giấc mơ đó.” Câu 5. Nêu nội dung chính của văn bản trên ? Câu 6 . Em có đồng tình với việc cha mẹ ép con thích những điều cha mẹ muốn không? Vì sao? II. PHẦN VIẾT (5 ĐIỂM) Cảm nhận của em về nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê. D. HƯỚNG DẪN CHẤM Câ Gợi ý Điểm u I. ĐỌC HIỂU 5.0 1 Phương thức biểu đạt chính của văn bản: Nghị luận /phương thức nghị 0,75 luận
  4. 2 Các phép liên kết câu có trong đoạn đầu tiên của văn bản: 0,75 - Phép nối : Bởi - Phép thế: Phụ huynh – ông bố, bà mẹ - Phép lặp: chương trình 3 - Thành phần biệt lập có trong câu văn là: Chắc chắn 0,75 - Gọi tên thành phần biệt lập: Thành phần tình thái 4 Hàm ý của cụm từ in đậm là: cha mẹ đừng cản trở, ngăn chặn, giết chết … 0,75 ước mơ của con 5 Nội dung chính của văn bản: 1.0 -. Đoạn văn đã nêu lên sai lầm của cha mẹ khi áp đặt ước mơ cho con. - Khuyên cha mẹ nên tôn trọng ước mơ của con, để con được sống đúng là mình. 6 - Bày tỏ quan điểm: Học sinh có thể đồng tình/không đồng tình/đồng tình 1.0 một phần. - Lí giải: + Nếu đồng tình: Cha mẹ là người có nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống hơn, luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con. Đứa trẻ có thể chưa đủ tri thức và trải nghiệm để đưa ra những lựa chọn đúng đắn. Vì thế, sự định hướng của cha mẹ là rất cần thiết. + Nếu không đồng tình: Mỗi con người đều có những ước mơ riêng, điều bố mẹ mong muốn chưa hẳn đã là niềm yêu thích của trẻ. Việc ép con làm theo ước mơ của cha mẹ có thể dẫn đến nhiều hậu quả khó lường. + Nếu đồng tình một phần: kết hợp hai cách lí giải trên. II PHẦN VIẾT 5.0 Cảm nhận của em về nhân vật Phương Định trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê. 1.Yêu cầu về kĩ năng: - Bài làm phải được tổ chức thành bài văn hoàn chỉnh. - Biết vận dụng kĩ năng nghị luận kết hợp với các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm để trình bày những cảm nhận về một nhân vật văn học.
  5. - Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy, hạn chế lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 2.Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở những kiến thức đã học về kiểu văn nghị luận tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) và những hiểu biết về tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê, học sinh trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật Phương Định. Học sinh có thể tổ chức bài làm theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng được các ý cơ bản sau: a.Mở bài: 1.0 Giới thiệu được truyện “Những ngôi sao xa xôi” và nhân vật Phương Định trong mối tương quan với những nhân vật khác. b. Thân bài: 2.5 Nêu cảm nhận về đặt điểm tính cách của nhân vật Phương Định: + Về hoàn cảnh sống và chiến đấu. + Về những phẩm chất, tính cách cao đẹp và đáng yêu ( nhạy cảm, hồn nhiên, giàu mơ mộng…) + Về tinh thần dũng cảm, thái độ bình tỉnh, vượt lên mọi hiểm nguy (tập trung phân tích tâm lý nhân vật Phương Định trong một lần phá bom). + Về tình đồng chí, đồng đội. c. Kết bài: 1.0 Nêu nhận định, đânh giá chung của mình về nhân vật Phương Định; về ý nghĩa của sự cống hiến, hi sinh của cách sống đẹp và hết sức trong sáng, hồn nhiên của các nhân vật nữ trong truyện, cũng là hình ảnh tiêu biểu của thế hệ trẻ thời kháng chiên chống Mỹ. d.. Chính tả, ngữ pháp. 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời văn thuyết phục. 0,25 *HS có thể xây dựng hệ thống luận điểm và diễn đạt theo nhiều cách khác nhau miễn sao trình bày được những cảm nhận của mình về nhân vật theo định hướng trên.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2