intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Trần Cao Vân, Duy Xuyên

Chia sẻ: Hoangnhanduc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh có tài liệu ôn tập những kiến thức cơ bản, kỹ năng giải các bài tập nhanh nhất và chuẩn bị cho kì thi sắp tới được tốt hơn. Hãy tham khảo "Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Trần Cao Vân, Duy Xuyên" để có thêm tài liệu ôn tập. Chúc các em đạt kết quả cao trong học tập nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Trần Cao Vân, Duy Xuyên

  1. UBND HUYỆN DUY XUYÊN TRƯỜNG THCS TRẦN CAO VÂN KIỂM TRA CUỐI KỲ II- NĂM HỌC 2023-2024 Môn: NGỮ VĂN – Lớp 9 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. MA TRẬN Mức độ nhận thức Tổng % điểm Nội dung/đơn vị kiến Nhận Thôn Vận Vận TT Kĩ năng biết g dụng dụn thức kĩ năng hiểu g cao Đoạn trích Nhật kí Đọc hiểu chiến trường 1 Số câu 6 4 1 1 0 5 Tỉ lệ % 50% 30 10 10 50 điểm Viết Viết bài văn nghị luận về đoạn thơ 2 Số câu 1 1* 1* 1* 1* 1 Tỉ lệ % 50% 10 20 10 10 50 điểm Tỉ lệ % điểm các mức độ 70% 30% 100% II. BẢNG ĐẶC TẢ: Nội dung/ Đơn TT vị kiến thức, kĩ Mức độ đánh giá năng 1 Đọc hiểu: Nhận biết: - Nhận biết đoạn văn Đoạn Nhật kí - Nhận biết phương tiện liên kết, phép liên kết chiến trường - Xác định khởi ngữ - Nhận biết thành phần biệt lập Thông hiểu: - Chi tiết, nhân vật trong truyện Vận dụng: -So sánh, và rút ra bài học cho bản thân 2 Viết: Nhận biết: Nhận biết được yêu cầu đề, các chi tiết, hình ảnh thơ Viết bài văn Thông hiểu: Nội dung, thông điệp, nghệ thuật của khổ thơ nghị luận về Vận dụng: Viết thành bài văn nghị luận đoạn thơ có bố cục rõ đoạn thơ ràng, dẫn dắt, chuyển ý hoàn chỉnh. Biết phân tích các phép tu từ, cách sử dụng hình ảnh để làm rõ thông điệp Vận dụng cao: Liên hệ, so sánh, mở rộng hợp lí. Diễn đạt, câu từ sắc sảo.
  2. III. ĐỀ KIỂM TRA UBND HUYỆN DUY XUYÊN KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS TRẦN CAO NĂM HỌC 2023-2024 VÂN Môn: NGỮ VĂN – Lớp 9 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề gồm có 02 trang) I. ĐỌC - HIỂU (5,0 điểm) Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi: “20.7.68 Những ngày bận rộn công tác dồn dập, thương ít, mọi người trong bệnh xá đều hết sức vất vả. Riêng mình, trách nhiệm càng nặng nề hơn bao giờ hết, mỗi ngày làm việc từ sáng tinh mơ cho đến đêm khuya. Khối lượng công việc quá lớn mà người không có nên một mình mình vừa phải phụ trách bệnh xá,vừa lo điều trị, vừa giảng dạy. Vô cùng vất vả và cũng còn nhiều khó khăn trong công việc, nhưng hơn bao giờ hết mình cảm thấy rằng mình đã đem hết tài năng sức lực của mình để cống hiến cho cách mạng. Đôi mắt người thương binh hôm nào đau nhức tưởng như bò hôm nay cũng đã sáng lại một phần. Cánh tay anh bộ đội sưng phù đe dọa chảy máu bây giờ cũng đã lành lặn. Những cánh tay xương gãy rời cũng đã liền lại… Đó chính là nhờ sức lực của mình và những người y tá đêm ngày lăn lộn trong công tác bên giường bệnh. (1) Và với những học sinh, mình cũng đã đem lại những điều quý giá trong lý luận về y học. Mình đến với lớp không phải chỉ vì tinh thần trách nhiệm mà bằng cả tình thương của một người chị đối với những đứa em đã chịu biết bao thiệt thòi đau khổ vì bọn bán nước nên không tìm đến với khoa học được. Thương biết mấy những Thuận, những Liên, những Luận, Xuân, Nghĩa mỗi người một hoàn cảnh nhưng đều rất giống nhau: Rất ham học, rất cố gắng để đạt mức hiểu biết cao nhất.Thuận mới vừa khóc cha chết, hai chiếc tang còn nặng trên ngực nhưng nụ cười đã trở lại trên đôi môi nhợt nhạt -Thuận đã hát đã cười đã sôi nổi thảo luận, nhìn Thuận mình biết bao mến thương và cảm phục.(2) Liên vừa lo học vừa lo làm việc trong bệnh xá. Liên lặn lội trong mọi công việc từ sớm đến tối như một con chim nhanh nhẹn vui cười đi đầu trong mọi gian khổ - đó cũng là hình ảnh mình cần học tập. Kể làm sao cho hết những người anh hùng vô danh mà mảnh đất miền Nam đau thương khói lửa này đã tạo nên họ. Nhật kí Đặng Thùy Trâm- NXB Hội nhà văn. Câu 1 ( 0.75 điểm) Đoạn trích gồm mấy đoạn văn? Câu 2 (0.75 điểm) Xác định thành phần khởi ngữ có trong câu sau “Và với những học sinh, mình cũng đã đem lại những điều quý giá trong lý luận về y học.” Câu 3 (0.75 điểm) Gọi tên thành phần biệt lập được in đậm trong câu văn sau “Thuận mới vừa khóc cha chết, hai chiếc tang còn nặng trên ngực nhưng nụ cười
  3. đã trở lại trên đôi môi nhợt nhạt -Thuận đã hát đã cười đã sôi nổi thảo luận, nhìn Thuận mình biết bao mến thương và cảm phục.” Câu 4 ( 0,75 điểm) Chỉ ra phép liên kết và phương tiện liên kết: giữa đoạn (1) với đoạn (2) Câu 5 (1.0 điểm): Hãy cho biết công việc chính của người lính (trong đoạn văn ) là gì? Câu văn nào cho em biết công việc của chị? Câu 6 (1.0 điểm) Những người lính hiện lên trong trang Nhật kí Đặng Thùy Trâm có điểm giống với những nhân vật trong truyện ngắn nào em vừa học? Em học tập được ở họ điều gì? II. VIẾT (5,0 điểm ) Viết bài văn phân tích đoạn thơ sau: “Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng. Mùa xuân người cầm súng Lộc giắt đầy trên lưng Mùa xuân người ra đồng Lộc trải dài nương mạ Tất cả như hối hả Tất cả như xôn xao... Đất nước bốn nghìn năm Vất vả và gian lao Đất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước.” ( Trích: Mùa xuân nho nhỏ- Thanh Hải) HẾT
  4. IV. HƯỚNG DẪN CHẤM (Hướng dẫn chấm này gồm 02 trang) I. Hướng dẫn chung - Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm. - Cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có ý tưởng riêng và giàu chất văn. - Giáo viên định điểm bài làm của học sinh cần căn cứ vào mức độ đạt được ở cả hai yêu cầu: kiến thức và kỹ năng. Điểm lẻ toàn bài tính đến 0.25 điểm. Sau đó làm tròn số đúng theo quy định. II. Hướng dẫn cụ thể PHẦN ĐÁP ÁN ĐIỂM I. Đọc- Câu 1: 0.75 hiểu 4 đoạn (5.0đ) Câu 2: học sinh xác định đúng 0.75 -những học sinh 0.75 -em nào gạch thêm và với 0.5 Câu 3: Gọi tên đúng 0.75 - thành phần phụ chú 0.75 Câu 4: Phép liên kết- phương tiện liên kết 0.75 - Phép nối: Và; hoặc phép lặp: mình 0.75 - Chỉ ra: và hoặc phép nối ( mình hoặc phép lặp) 0.5 Câu 5: Học sinh trả lời được 1.0 - Làm nghề Y ( Bác sĩ quân y, chữa bệnh ...) 0.5 - Câu văn: Khối lượng công việc quá lớn mà người không có nên một mình mình vừa phải phụ trách bệnh 0.5 xá,vừa lo điều trị, vừa giảng dạy. ( Còn nhiều câu, đây là câu rõ nhất ) Câu 6: HS trả lời được 1 - Giống những cô gái trong “ Những ngôi sao xa xôi” 0.25 - Em học tập: ( tùy theo diễn đạt của học sinh, sau đây là 0.75 một số gợi ý) + Có lý tưởng sống, tinh thần trách nhiệm + Dũng cảm, yêu nước + Có tình yêu thương đồng đội ( Nếu học sinh trả lời được 2 ý thì 0.75; một ý thì 0.5) II. Nghị luận về đoạn thơ 5.0 Làm văn 1. Yêu cầu chung: (5.0 đ) a) Yêu cầu về kĩ năng: - Bài viết phải được tổ chức thành đoạn văn bản nghị luận hoàn
  5. chỉnh;Luận điểm rõ ràng, dẫn chứng, lí lẽ phù hợp, diễn đạt trôi chảy, hạn chế lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp,... - Biết phân tích từ, hình ảnh, nghệ thuật, liên hệ để làm sáng tỏ vấn đề. b) Yêu cầu về nội dung: Cảm nhận được bức tranh xuân: mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân Đất nước qua tâm trạng của Thanh Hải. 2. Yêu cầu cụ thể: a) Đảm bảo bố cục 3 phần của bài văn nghị luận về đoạn thơ, 0.25 có chuyển ý, dẫn dắt, liên kết hợp lí. b) Xác định đúng yêu cầu nội dung: 0.25 -Mùa xuân của thiên nhiên đất trời xứ Huế - Mùa xuân của đất nước, con người c) Viết bài: I. Mở bài - Giới thiệu tác giả và bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là thi phẩm đặc sắc cuối đời nhà thơ Thanh Hải - Dẫn 3 khổ đầu bài thơ là bức tranh mùa xuân của thiên nhiên, 0.5 của Đất nước, con người qua cảm nhận của nhà thơ... II. Thân bài 1. Cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên đất nước và con người - Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp trong tưởng tượng của tác giả 3.0 (lưu ý, tác giả viết bài thơ 11/1980- lúc này đang là mùa đông) + Hình ảnh vẻ đẹp của mùa xuân xứ Huế được khắc họa qua: hoa tím, sông xanh, bầu trời cao rộng + Âm thanh tiếng chim chiền chiện báo xuân về như kết tinh thành “từng giọt long lanh” + Vẻ đẹp của mùa xuân thể hiện qua góc nhìn của tác giả cũng như tấm lòng trân trọng của tác giả trước thiên nhiên, cuộc đời + Lời trò chuyện thân mật cùng tự nhiên và sự trân trọng sự sống được thể hiện qua hành động “đưa tay hứng” của tác giả Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng + Giọt long lanh được hiểu theo nghĩa ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, từ chỗ âm thanh được cảm nhận bằng thính giác chuyển sang cảm nhận bằng thị giác và xúc giác “đưa tay hứng” → Tác giả say đắm trong mùa xuân của thiên nhiên đất trời với tâm thế đón nhận trân trọng 2. Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân của đất nước, con người - Sáng tạo của tác giả thể hiện qua việc dùng từ “lộc” và hình ảnh “người cầm súng”, “người ra đồng” + Hình ảnh lộc xuân trên “nương mạ” là hình ảnh đẹp về cuộc sống lao động kiến thiết đất nước của lực lượng sản xuất + Hình ảnh người cầm súng trên đường ra trận mang trên vai cành lá ngụy trang, và niềm tin vào ngày mai hòa bình + Tác giả sử dụng hai từ láy “hối hả” và “xôn xao” để chỉ nhịp
  6. sống lao động khẩn trương vội vã nhưng nhộn nhịp, vui vẻ kết hợp hài hòa với nhau. - Nhà thơ tin tưởng và tự hào vào tương lai tươi sáng của đất nước cho dù trước mắt trải qua nhiều khó khăn, gian khổ + Đất nước được so sánh với những hình ảnh đẹp đẽ, kì vĩ khẳng định sự trường tồn bền vững của đất nước Đất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước + Tác giả không quên nhắc nhở mọi người nhớ về những tháng ngày gian khổ trong chiến đấu, cách mạng + Phụ từ “cứ” kết hợp với động từ “đi lên” thể hiện quyết tâm cao độ, hiên ngang tiến lên phía trước dù khó khăn gian khổ → Sự lạc quan tin tưởng của nhà thơ ca ngợi sức sống, sự vươn lên. III. Kết bài - Với giọng trầm lắng có lúc nhộn nhịp, hối hả, nhiều từ ngữ, hình ảnh ẩn dụ, từ láy - Phần đầu bài thơ đã diễn đạt được vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước, con người và đó là cơ sở để nhà thơ thể hiện được sự mê 0.5 say với cuộc sống và khát vọng chân thành đẹp đẽ của tác giả ở phần sau. - Cảm xúc cá nhân ( nếu có) d) Sáng tạo: So sánh liên hệ. Dùng từ, diễn đạt 0.25 e) Chính tả ,dung từ, đặt câu : Đảm bảo quy tắc chính tả,dùng 0.25 từ, đặt câu. Duyệt của nhà trường Duyệt của TT/TPCM Nhóm chuyên môn ra đề Trần Thị Thúy Nga Đặng Thị Kim Cúc
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0