intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Trần Phú, Phú Ninh (Đề A)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

8
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham gia thử sức với “Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Trần Phú, Phú Ninh (Đề A)” để nâng cao tư duy, rèn luyện kĩ năng giải đề và củng cố kiến thức môn học nhằm chuẩn bị cho kì thi quan trọng sắp diễn ra. Chúc các em vượt qua kì thi học kì thật dễ dàng nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Trần Phú, Phú Ninh (Đề A)

  1. MA TRẬN KIỂM TRA CUỐI KÌ II- MÔN NGỮ VĂN 9 – ĐỀ A NĂM HỌC 2023-2024 I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA - Thu thập thông tin, đánh giá mức độ đạt được của quá trình dạy so với yêu cầu đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục. - Nắm bắt khả năng học tập, mức độ phân hóa về học lực của học sinh. Trên cơ sở đó, giáo viên có kế hoạch dạy học phù hợp với đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA - Hình thức: Tự luận - Cách thức: Kiểm tra trên lớp theo đề của trường III. THIẾT LẬP MA TRẬN Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng Tổng cao Nội dung I.Đọc hiểu: Phương thức - Hiểu được Suy nghĩ của Tiêu chí lựa biểu đạt. ý nghĩa chi bản thân về chọn ngữ Nhận biết tiết trong vấn đề đặt ra liệu: Đoạn BPTT nói văn bản trong đoạn văn bản giảm, nói trích. ngoài SGK tránh. Chỉ ra phép liên kết. Tìm chi tiết có trong đoạn trích. Số câu: Số câu: 4 Số câu:1 Số câu: 1 Số câu: 6 Số điểm: Số điểm:3,0 Số điểm:1,0 Số điểm:1,0 Số điểm:5,0 Tỉ lệ: Tỉ lệ:30% Tỉ lệ:10% Tỉ lệ:10% Tỉ lệ:50% II. Làm văn Viết bài văn Nhận biết Hiểu được Nêu được Tạo lập được Số câu:1 nghị luận được vấn đề nội dung, cảm nhận về văn bản nghị Số điểm:5,0 một đoạn nghị luận. nghệ thuật giá trị nội luận có bố Tỉ lệ:50% thơ. Xác định của đoạn dung và nghệ cục hợp lí, được cách thơ. Lựa thuật của vấn luận điểm, thức trình bày chọn ngôn đề nghị luận. luận cứ, rõ bài văn nghị ngữ phù ràng. luận. hợp. Số câu: Số câu:7 Số điểm: Số điểm: 1,0 Số điểm:2,0 Số điểm: 1,0 Số điểm:1,0 Số điểm:10 Tỉ lệ: Tỉ lệ: 10% Tỉ lệ: 20% Tỉ lệ: 10% Tỉ lệ:10% Tỉ lệ:100%
  2. Tỉ lệ chung: 40% 30% 20% 10% 100% BẢNG ĐẶC TẢ KIỂM TRA CUỐI KÌ II – ĐỀ A MÔN NGỮ VĂN 9 PHẦN ĐỌC – HIỂU: Câu Mức Điểm Chuẩn đánh giá PHẦN ĐỌC HIỂU (5.0 đ) Câu 1 NB 0.75 Xác định phương thức biểu đạt Câu 2 NB 0.75 Xác định chi tiết trong văn bản. Câu 3 NB 0.75 Chỉ ra phép liên kết trong đoạn văn. Câu 4 NB 0.75 Nhận biết BPTT nói giảm, nói tránh. Câu 5 TH 1.0 Hiểu được ý nghĩa của chi tiết trong văn bản. Câu 6 VD 1.0 Suy nghĩ của bản thân về vấn đề đặt ra trong đoạn trích. PHẦN LÀM VĂN (5.0 đ) 5.0 Vận dụng kiến thức, kĩ năng viết bài văn nghị luận về một đoạn thơ.
  3. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II - NĂM HỌC 2023-2024 Môn: NGỮ VĂN – LỚP 9 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) TRƯỜNG THCS TRẦN PHÚ ĐỀ CHÍNH THỨC MÃ ĐỀ A I.PHẦN ĐỌC HIỂU (5,0 ĐIỂM) Đọc đoạn văn và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Hãy nói lời yêu thương một cách thật lòng với mọi người xung quanh, đặc biệt là với người thân. Vì tình yêu thương có sức mạnh rất lớn, nó giúp người khác vững tin hơn trong cuộc sống, giúp người khác vượt qua gian khổ, nó cảm hóa và làm thay đổi những người sống chưa tốt... Tình yêu thương đưa ta vượt lên trên những điều tầm thường. Tình yêu thương là điều quý giá nhất trên đời mà người với người có thể trao tặng nhau. Rất nhiều người hối hận vì chưa kịp nói lời yêu thương với người thân khi người thân của họ còn sống. Vì vậy đừng ngại nói lời yêu thương với những người mà ta quý mến họ... (Nguyễn Hữu Hiếu, Sức mạnh của tình yêu thương, NXB Trẻ, 2014) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1 (0,75 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2 (0,75 điểm). Theo đoạn trích, tình yêu thương có sức mạnh như thế nào? Câu 3 (0,75 điểm). Chỉ ra một phép liên kết trong đoạn văn sau: “Tình yêu thương đưa ta vượt lên trên những điều tầm thường. Tình yêu thương là điều quý giá nhất trên đời mà người với người có thể trao tặng nhau”. Câu 4 (0,75 điểm). Cụm từ nào sau đây trong đoạn văn sử dụng biện pháp nói giảm, nói tránh? (Những người sống chưa tốt, nói lời yêu thương một cách thật lòng, người mà ta quý mến, điều quý giá nhất trên đời) Câu 5 (1,0 điểm). Vì sao tác giả lại cho rằng: Tình yêu thương đưa ta vượt lên trên những điều tầm thường? Câu 6 (1,0 điểm). Em có đồng tình với quan điểm“tình yêu thương là điều quý giá nhất trên đời mà người với người có thể trao tặng nhau” không? Vì sao? II. PHẦN LÀM VĂN (5,0 ĐIỂM) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: …“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim. Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
  4. Muốn làm đóa hoa toả hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”. (Viễn Phương – Viếng lăng Bác, Ngữ văn 9, Tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam) --Hết--- (HỌC SINH LÀM BÀI TRÊN GIẤY KIỂM TRA) Họ và tên học sinh: ............................................ Số báo danh :…………………
  5. HƯỚNG DẪN CHẤM NGỮ VĂN 9 – ĐỀ A NĂM HỌC 2023-2024 Câu Gợi ý Điểm Phần I Đọc hiểu 1 Phương thức biểu đạt chính: nghị luận 0,75 2 Vì tình yêu thương có sức mạnh rất lớn, nó giúp người khác vững tin hơn 0,75 trong cuộc sống, giúp người khác vượt qua gian khổ, nó cảm hóa và làm thay đổi những người sống chưa tốt... Tình yêu thương đưa ta vượt lên trên những điều tầm thường. 3 Phép lặp. Lặp từ “Tình yêu thương” 0,75 4 Những người sống chưa tốt. 0,75 5 Có tình yêu thương, con người sẽ không ích kỉ, đố kị, tranh giành, dẫm đạp 1,0 lên nhau để sống vị tha, bao dung và nhân ái hơn. 6 Học sinh nêu được suy nghĩ của bản thân từ vấn đề đặt ra trong đoạn trích. 1,0 Phần II Làm văn (5,0 điểm) * Yêu cầu chung: - Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết bài văn nghị luận về một 0,25 đoạn thơ. - Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng, diễn đạt mạch lạc, lập luận chặt 0,25 chẽ; hạn chế mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. * Yêu cầu cụ thể: 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Trình bày đầy đủ các phần mở bài, 0,5 thân bài, kết bài. Phần mở bài: giới thiệu được vấn đề cần nghị luận; phần thân bài: biết tổ chức triển khai các luận điểm, luận cứ để làm sáng tỏ vấn đề; phần kết bài: Khẳng định lại vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: 0,5 c. Triển khai bài văn nghị luận: Vận dụng tốt kĩ năng sử dụng luận điểm, 3,0 luận cứ. 1. Mở bài: -Giới thiệu khái quát về tác giả Viễn Phương và bài thơ Viếng lăng Bác. -Cảm nhận chung về đoạn thơ: vị trí – ý nghĩa: Đoạn thơ diễn tả niềm xúc động của nhà thơ khi vào lăng viếng Bác va mong ước thiết tha được ở mãi bên người. 2. Thân bài - Cảm xúc của tác giả khi vào lăng viếng Bác. + Khung cảnh trong lăng: trang nghiêm, tĩnh lặng, trong sáng và tinh khiết.
  6. + Hình ảnh Bác nằm trong giấc ngủ bình yên – giữa vầng trăng sáng diệu hiền – Bác đã ra đi nhưng trong cảm nhận của nhà thơ Bác như đang ngủ trong tình yêu yêu thương, nâng giấc của cả con người và tạo vật. Vầng trăng dịu hiền gợi ta liên tưởng tới tâm hồn cao đẹp, trong sáng của người. + Cảm xúc của nhà thơ: đau đớn, xót xa trước thực tế Bác đã ra đi. (từ nhói) -Cảm xúc lưu luyến và ước nguyện được ở mãi bên người của nhà thơ. ( khổ thơ cuối) + Cảm xúc của nhà thơ khi chia tay: Lưu luyến, không muốn rời xa. + Ước nguyện: làm con chim, làm đóa hoa, làm cây tre trung hiếu- hóa thân vào thiên nhiên, cảnh vật quanh lăng để được gần gũi bên người. - Đánh giá về nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ: + Nội dung: Đoạn thơ thể hiện tấm lòng thành kính, biết ơn và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ khi vào viếng Bác. Viễn Phương đã bày tỏ cảm xúc của mình cũng là tiếng lòng chung của những con người đất Việt một cách chân thành và cảm động. + Nghệ thuật: Giọng điệu thơ trang trọng, tha thiết, sáng tạo nhiều hình ảnh thơ đẹp giàu tính biểu tưởng, lựa chọn ngôn ngữ bình dị. 3. Kết bài: - Khẳng định đóng góp của đoạn trích vào thành công của tác phẩm. d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện được quan điểm, ý kiến của bản thân về vấn đề. 0,25 e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,25
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2