SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
BẾN TRE<br />
<br />
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II LỚP 12<br />
NĂM HỌC 2017-2018<br />
Môn: Sinh học, Giáo dục trung học phổ thông<br />
Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian giao đề.<br />
Mã đề thi 132<br />
<br />
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (32 câu: từ câu 1 đến câu 32):<br />
Câu 1: Theo Mayơ, loài là một hoặc một nhóm quần thể gồm các cá thể ...(1).. sinh ra đời con có<br />
sức sống, có khả năng sinh sản và ..(2)... với những nhóm quần thể thuộc loài khác.<br />
Lần lượt (1) và (2) là<br />
A. có những tính trạng chung về hình thái và cách li sinh sản<br />
B. có những tính trạng chung về hình thái và khác khu phân bố<br />
C. có khả năng giao phối và cách li sinh sản<br />
D. có khả năng giao phối và khác khu phân bố<br />
Câu 2: Cặp nhân tố tiến hóa nào sau đây có thể làm xuất hiện các alen mới trong quần thể sinh vật?<br />
A. Giao phối không ngẫu nhiên và di–nhập gen.<br />
B. Đột biến và chọn lọc tự nhiên.<br />
C. Chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên.<br />
D. Đột biến và di–nhập gen.<br />
Câu 3: Chuỗi thức ăn nào sau đây bắt đầu bằng sinh vật phân giải (ăn) mùn bã ?<br />
A. Tảo lục tôm cá rô chim bói cá<br />
B. Giun đất gà mèo cáo<br />
C. Cây ngô sâu ăn lá ngô nhái rắn hổ mang<br />
D. Cây cam sâu ăn lá cam chim sâu diều hâu<br />
Câu 4: Thành phần hữu sinh của một hệ sinh thái bao gồm:<br />
A. sinh vật ăn thực vật, sinh vật ăn động vật, sinh vật phân giải.<br />
B. sinh vật sản xuất, sinh vật ăn thực vật, sinh vật phân giải.<br />
C. sinh vật sản xuất, sinh vật ăn động vật, sinh vật phân giải.<br />
D. sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải.<br />
Câu 5: Bằng chứng phôi sinh học so sánh dựa vào các điểm giống nhau và khác nhau giữa các loài<br />
về<br />
A. cấu tạo trong của các nội quan.<br />
B. các giai đoạn phát triển phôi thai.<br />
C. cấu tạo pôlipeptit hoặc pôlinuclêôtit.<br />
D. sinh học và biến cố địa chất.<br />
Câu 6: Để kiểm tra giả thuyết của Oparin và Handan, năm 1953 Milơ đã tạo ra môi trường nhân<br />
tạo có thành phần hoá học gồm:<br />
A. CH4 , NH3, H2 và hơi nước<br />
B. N2, NH3, H2 và hơi nước.<br />
C. CH4 , H2 và hơi nước<br />
D. CH4, CO2, H2 và hơi nước<br />
Câu 7: Dạng người biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động đầu tiên là<br />
A. Nêanđectan<br />
B. Crômanhôn<br />
C. Homo habilis<br />
D. Homo erectus<br />
Câu 8: Quần xã sinh vật là<br />
A. một tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc cùng loài, cùng sống trong một không gian xác định<br />
và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau.<br />
B. một tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian<br />
xác định và chúng ít quan hệ với nhau.<br />
C. một tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc hai loài khác nhau, cùng sống trong một không gian<br />
xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau<br />
D. một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian<br />
và thời gian nhất định, có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất.<br />
Trang 1/6 - Mã đề thi 132<br />
<br />
Câu 9: Tập hợp nào sau đây là quần thể sinh vật?<br />
A. Những cây cỏ sống trên đồng cỏ Ba Vì.<br />
B. Những con cá sống trong Hồ Tây.<br />
C. Những con tê giác một sừng sống trong rừng quốc gia Cát Tiên.<br />
D. Những con chim sống trong rừng Cúc Phương.<br />
Câu 10: Cá rô phi nuôi ở Việt Nam có các giá trị giới hạn dưới và giới hạn trên về nhiệt độ lần lượt<br />
là 5,6 0C và 42 0C. Khoảng giá trị nhiệt độ từ 5,6 0 C đến 42 0C được gọi là<br />
A. khoảng gây chết.<br />
B. khoảng thuận lợi.<br />
C. khoảng chống chịu.<br />
D. giới hạn sinh thái.<br />
Câu 11: Đặc điểm nào sau đây là không đúng với cây ưa sáng?<br />
A. Mọc nơi quang đãng hoặc ở tầng trên của tán rừng.<br />
B. Lá cây có phiến dày, mô giậu phát triển, chịu được ánh sáng mạnh.<br />
C. Phiến lá mỏng, ít hoặc không có mô giậu, lá nằm ngang.<br />
D. Lá cây xếp nghiêng so với mặt đất, tránh được những tia nắng chiếu thẳng vào bề mặt lá.<br />
Câu 12: Trong một lưới thức ăn, tất cả các loài có cùng mức dinh dưỡng hợp thành<br />
A. một bậc dinh dưỡng<br />
B. nhiều bậc dinh dưỡng<br />
C. một mắt xích trong lưới thức ăn<br />
D. một chuỗi thức ăn<br />
Câu 13: Kết quả của tiến hóa lớn là hình thành<br />
A. thứ mới<br />
B. nòi mới<br />
C. loài mới<br />
D. các nhóm phân loại trên loài<br />
Câu 14: Ý nghĩa sinh thái của kiểu phân bố đồng đều của các cá thể trong quần thể là<br />
A. duy trì mật độ hợp lí của quần thể.<br />
B. tạo sự cân bằng về tỉ lệ sinh sản và tỉ lệ tử vong của quần thể.<br />
C. làm tăng khả năng chống chịu của các cá thể trước các điều kiện bất lợi của môi trường.<br />
D. làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.<br />
Câu 15: Theo Lamác, cơ chế tiến hoá là sự di truyền các<br />
A. đặc tính thu được trong đời sống cá thể từ đơn giản đến phức tạp<br />
B. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động.<br />
C. biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.<br />
D. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.<br />
Câu 16: Từ quần thể cây 2n, người ta tạo được quần thể cây 4n, có thể xem quần thể cây 4n là một<br />
loài mới vì quần thể cây 4n<br />
A. giao phấn được với các cây của quần thể cây 2n cho ra cây lai bất thụ.<br />
B. có quá trình tổng hợp các chất hữu cơ xảy ra mạnh mẽ.<br />
C. không thể giao phấn với quần thể cây 2n.<br />
D. có kích thước các cơ quan sinh dưỡng lớn hơn hẳn của quần thể cây 2n.<br />
Câu 17: Thí dụ nào sau đây là mối quan hệ hợp tác giữa các loài?<br />
A. Vi khuẩn lam sống trong nốt sần rễ đậu. B. Chim sáo đậu trên lưng trâu rừng.<br />
C. Cây phong lan bám trên thân cây gỗ.<br />
D. Cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ.<br />
Câu 18: Cho các nhân tố sau :<br />
(1) Chọn lọc tự nhiên.<br />
(2) Giao phối ngẫu nhiên.<br />
(3) Giao phối không ngẫu nhiên.<br />
(4) Các yếu tố ngẫu nhiên.<br />
(5) Đột biến.<br />
(6) Di–nhập gen.<br />
Các nhân tố có thể vừa làm thay đổi tần số alen vừa làm thay đổi thành phần kiểu gen của<br />
quần thể là:<br />
A. (2), (4), (5), (6).<br />
B. (1), (4), (5), (6).<br />
C. (1), (3), (4), (5).<br />
D. (1), (2), (4), (5).<br />
Trang 2/6 - Mã đề thi 132<br />
<br />
Câu 19: Nơi ở của các loài là<br />
A. địa điểm sinh sản của chúng.<br />
B. địa điểm thích nghi của chúng.<br />
C. địa điểm cư trú của chúng.<br />
D. địa điểm dinh dưỡng của chúng.<br />
Câu 20: Năng lượng được chuyển cho bậc dinh dưỡng sau từ bậc dinh dưỡng trước nó khoảng bao<br />
nhiêu %?<br />
A. 70%<br />
B. 10%<br />
C. 90%<br />
D. 50%<br />
Câu 21: Vai trò của di- nhập gen đối với tiến hoá nhỏ là<br />
A. cung cấp nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hoá.<br />
B. không làm thay đổi tần số các alen, nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể<br />
C. làm thay đổi tần số của các alen và thành phần kiểu gen của quần thể.<br />
D. phân hoá khả năng sống sót của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể.<br />
Câu 22: Nhân tố có thể làm biến đổi tần số alen của quần thể một cách nhanh chóng, đặc biệt khi<br />
kích thước quần thể nhỏ bị giảm đột ngột là<br />
A. yếu tố ngẫu nhiên<br />
.<br />
B. di-nhập gen.<br />
C. giao phối không ngẫu nhiên.<br />
D. đột biến.<br />
Câu 23: Có 4 chuỗi thức ăn sau đây đều bị ô nhiễm phóng xạ với mức độ ngang nhau, con người ở<br />
chuỗi thức ăn nào bị nhiễm độc nhiều nhất ?<br />
A. Tảo đơn bào động vật phù du giáp xác cá người<br />
B. Tảo đơn bào giáp xác cá người<br />
C. Tảo đơn bào động vật phù du cá người<br />
D. Tảo đơn bào cá người<br />
Câu 24: Thí dụ nào sau đây là hai cơ quan tương đồng ?<br />
A. Gai của cây xương rồng và tua cuốn ở cây đậu Hà Lan.<br />
B. Mang của loài cá và mang của các loài tôm.<br />
C. Chân của loài chuột chũi và chân của loài dế nhũi.<br />
D. Cánh của loài chim và cánh của loài bướm.<br />
Câu 25: Vai trò của các cơ chế cách li là<br />
A. làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.<br />
B. ngăn cản các quần thể của loài trao đổi vốn gen cho nhau, do vậy mỗi loài sẽ duy trì được<br />
những đặc trưng riêng.<br />
C. làm biến đổi tần số tương đối của các alen và thành phần kiểu gen của quần thể một cách<br />
ngẫu nhiên.<br />
D. có thể mang đến alen mới làm cho vốn gen của quần thể thêm phong phú.<br />
Câu 26: Cơ chế điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể là sự thay đổi mối quan hệ chủ yếu giữa<br />
A. mức nhập cư và tử vong.<br />
B. mức sinh sản và xuất cư.<br />
C. mức tử vong và sinh sản.<br />
D. mức xuất cư và nhập cư.<br />
Câu 27: Phát biểu nào sau đây là không đúng về nhân tố sinh thái?<br />
A. Nhân tố sinh thái gồm nhóm các nhân tố vô sinh và nhóm các nhân tố hữu sinh.<br />
B. Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố của môi trường bao quanh sinh vật, có ảnh hưởng trực<br />
tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống sinh vật.<br />
C. Nhân tố sinh thái là những nhân tố của môi trường, có tác động và chi phối đến đời sống của<br />
sinh vật.<br />
D. Nhân tố sinh thái là nhân tố vô sinh của môi trường, có hoặc không có tác động đến sinh vật.<br />
Câu 28: Hệ sinh thái bao gồm<br />
A. quần thể sinh vật và môi trường vô sinh của quần thể.<br />
B. quần xã sinh vật và môi trường vô sinh của quần xã.<br />
C. quần thể sinh vật và môi trường hữu sinh của quần thể.<br />
D. quần xã sinh vật và môi trường hữu sinh của quần xã.<br />
Câu 29: Theo quan niệm tiến hoá hiện đại, chọn lọc tự nhiên<br />
Trang 3/6 - Mã đề thi 132<br />
<br />
A. phân hoá khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau<br />
trong quần thể.<br />
B. tác động trực tiếp lên kiểu gen mà không tác động lên kiểu hình của sinh vật.<br />
C. làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể không theo một hướng xác định<br />
D. làm xuất hiện các alen mới dẫn đến làm phong phú vốn gen của quần thể.<br />
Câu 30: Khi nói về quá trình hình thành loài mới theo quan niệm của thuyết tiến hoá hiện đại, phát<br />
biểu nào sau đây là không đúng?<br />
A. Hình thành loài mới bằng con đường địa lí thường xảy ra chậm chạp qua nhiều giai đoạn<br />
trung gian chuyển tiếp.<br />
B. Hình thành loài bằng con đường sinh thái thường gặp ở thực vật và động vật ít di động xa.<br />
C. Hình thành loài là quá trình tích luỹ các biến đổi đồng loạt do tác động trực tiếp của ngoại<br />
cảnh hoạt do tập quán hoạt động của động vật.<br />
D. Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hoá xảy ra phổ biến ở thực vật.<br />
Câu 31: Tán cây là nơi ở của một số loài chim, nhưng mỗi loài kiếm nguồn thức ăn riêng do sự khác nhau<br />
về kích thước mỏ và cách khai thác nguồn thức ăn, tạo nên các ổ sinh thái về<br />
A. dinh dưỡng<br />
B. ánh sáng<br />
C. nơi ở<br />
D. nhiệt độ<br />
Câu 32: Điều nào sau đây là đặc điểm thích nghi chỉ mang tính hợp lí tương đối ?<br />
A. Đặc điểm thích nghi là sản phẩm của chọn lọc tự nhiên nên luôn thích nghi với mọi hoàn<br />
cảnh sống<br />
B. Khi hoàn cảnh sống ổn định thì đột biến và biến dị tổ hợp không phát sinh, chọn lọc tự nhiên<br />
không tác động.<br />
C. Khi hoàn cảnh sống thay đổi thì đặc điểm thích nghi cũng thay đổi theo phù hợp với hoàn<br />
cảnh<br />
D. Chọn lọc tự nhiên duy trì một kiểu hình dung hoà với nhiều đặc điểm khác nhau.<br />
II. PHẦN RIÊNG – PHẦN TỰ CHỌN<br />
(Thí sinh chỉ được làm một trong hai phần (phần A hoặc phần B).<br />
Phần A. Theo chương trình chuẩn: (8 câu, từ câu 33 đến câu 40)<br />
Câu 33: Theo quan niệm hiện đại, quá trình hình thành quần thể thích nghi xảy ra nhanh hay chậm<br />
không phụ thuộc vào<br />
A. tốc độ sinh sản của loài.<br />
B. áp lực của chọn lọc tự nhiên.<br />
C. tốc độ tích lũy những biến đổi thu được trong đời cá thể do ảnh hưởng trực tiếp của ngoại<br />
cảnh.<br />
D. quá trình phát sinh và tích lũy các gen đột biến ở mỗi loài.<br />
Câu 34: Trong lịch sử phát triển sự sống trên Trái Đất, dương xỉ phát triển mạnh ở<br />
A. kỉ Krêta (Phấn trắng) thuộc đại Trung sinh B. kỉ ura thuộc đại Trung sinh<br />
C. kỉ ilua thuộc đại Cổ sinh<br />
D. kỉ Cacbon (Than đá) thuộc đại Cổ sinh<br />
Câu 35: Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen nhanh tuỳ thuộc vào yếu tố<br />
A. chọn lọc chống lại alen trội<br />
B. kích thước quần thể lớn<br />
C. chọn lọc chống lại alen lặn<br />
D. kích thước quần thể nhỏ<br />
Câu 36: Khi đánh cá, nếu nhiều mẻ lưới chủ yếu chỉ có cá con, cá lớn rất ít thì mức độ đánh bắt cá<br />
như thế nào ?<br />
A. Quần thể cá bị đánh bắt ít<br />
B. Quần thể cá bị đánh bắt quá mức<br />
C. Quần thể cá coi như chưa bị đánh bắt<br />
D. Quần thể cá bị đánh bắt vừa phải<br />
Câu 37: Trong một hệ sinh thái,<br />
A. vật chất và năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng<br />
tới môi trường và không được tái sử dụng.<br />
B. vật chất và năng lượng được truyền theo một<br />
chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và được sinh vật sản xuất tái sử<br />
dụng.<br />
Trang 4/6 - Mã đề thi 132<br />
<br />
C. năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi<br />
trường và không được tái sử dụng.<br />
D. năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh<br />
vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và được sinh vật sản xuất tái sử dụng.<br />
Câu 38: Quần thể luôn có xu hướng tự điều chỉnh về trạng thái cân bằng; số lượng cá thể…(1) .. và<br />
phù hợp với khả năng cung cấp …(2)… của môi trường.<br />
Lần lượt (1) và (2) là:<br />
A. ổn định và nguồn sống<br />
B. biến động và nơi ở<br />
C. ổn định và nơi ở<br />
D. biến động và nguồn sống<br />
Câu 39: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về diễn thế sinh thái ?<br />
A. Diễn thế thứ sinh là diễn thế xuất hiện ở môi trường đã có quần xã sinh vật nhưng bị huỷ diệt.<br />
B. Giai đoạn cuối của diễn thế thứ sinh là hình thành quần xã bị suy thoái<br />
C. Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật.<br />
D. Giai đoạn cuối của diễn thế nguyên sinh là hình thành quần xã ổn định tương đối.<br />
Câu 40: Khi kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm<br />
dẫn tới diệt vong. Nguyên nhân không đúng là<br />
A. quần thể không có khả năng chống chọi với thay đổi của môi trường<br />
B. khả năng sinh sản suy giảm do cơ hội gặp nhau giao phối ít<br />
C. xảy ra sự giao phối gần, đe doạ sự tồn tại của quần thể<br />
D. sự cạnh tranh tăng cao dẫn tới một số cá thể phải di cư khỏi quần thể<br />
Phần B. Theo chương trình nâng cao: (8 câu, từ câu 41 đến câu 48)<br />
Câu 41: Bằng chứng địa lí – sinh vật học về tiến hóa dẫn đến kết luận quan trọng nhất là<br />
A. sinh vật giống nhau do ở khu vực địa lí như nhau.<br />
B. sinh vật chung nguồn gốc, phân hóa do cách li địa lí.<br />
C. trước đây, các lục địa là một khối liền nhau.<br />
D. sinh vật khác nhau do sống ở khu địa lí khác nhau.<br />
Câu 42: Trong lịch sử phát triển sự sống trên Trái Đất, thực vật có hoa xuất hiện ở<br />
A. kỉ Krêta (Phấn trắng) thuộc đại Trung sinh B. kỉ ura thuộc đại Trung sinh<br />
C. kỉ Triat (Tam điệp) thuộc đại Trung sinh D. kỉ Đệ tam (Thứ ba) thuộc đại Tân sinh<br />
Câu 43: Dấu hiệu nào sau đây không đúng với xu hướng tiến bộ sinh học?<br />
A. Phân hoá nội bộ ngày càng đa dạng và phong phú<br />
B. Khu phân bố mở rộng và liên tục<br />
C. ố lượng cá thể tăng dần, tỉ lệ sống sót ngày càng cao<br />
D. Khu phân bố ngày càng thu hẹp và trở nên gián đoạn<br />
Câu 44: Nội dung nào sau đây là của thuyết tiến hoá trung tính ?<br />
A. ự tiến hoá diễn ra bằng sự củng cố ngẫu nhiên những đột biến nhiễm sắc thể, không liên<br />
quan gì đến tác dụng của chọn lọc tự nhiên.<br />
B. ự tiến hoá diễn ra bằng sự củng cố ngẫu nhiên<br />
những đột biến trung tính, không liên quan gì đến tác dụng của chọn lọc tự nhiên.<br />
C. ự tiến hoá diễn ra bằng sự củng cố ngẫu nhiên những đột biến gen, không liên quan gì đến<br />
tác dụng của chọn lọc tự nhiên.<br />
D. ự tiến hoá diễn ra bằng sự củng cố ngẫu nhiên<br />
các thường biến, không liên quan gì đến tác dụng của chọn lọc tự nhiên.<br />
Câu 45: Trong quần xã sinh vật, một loài có tần suất xuất hiện và độ phong phú rất thấp, nhưng sự<br />
có mặt của nó làm tăng mức đa dạng cho quần xã, được gọi là<br />
A. loài thứ yếu<br />
B. loài ưu thế<br />
C. loài chủ chốt<br />
D. loài ngẫu nhiên<br />
Câu 46: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sản lượng sinh vật sơ cấp tinh (sản lượng thực tế<br />
để nuôi các nhóm sinh vật dị dưỡng)?<br />
A. Những hệ sinh thái như hồ cạn, hệ cửa sông, rạn san hô và rừng ẩm thường xanh nhiệt đới<br />
thường có sản lượng sơ cấp tinh thấp do có sức sản xuất thấp.<br />
Trang 5/6 - Mã đề thi 132<br />
<br />