intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2020-2021 có đáp án - Sở GD&ĐT Bắc Ninh

Chia sẻ: Wang Li< >nkai | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

21
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2020-2021 có đáp án - Sở GD&ĐT Bắc Ninh được chia sẻ nhằm giúp học sinh ôn tập và củng cố lại kiến thức, đồng thời nó cũng giúp học sinh làm quen với cách ra đề và làm bài thi dạng trắc nghiệm. Mời các bạn cùng tham khảo ôn tập. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2020-2021 có đáp án - Sở GD&ĐT Bắc Ninh

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II BẮC NINH NĂM HỌC: 2020­2021 Môn: Sinh học ­ Lớp 10 (Đề có 02 trang) Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) Chọn phương án trả lời đúng trong các câu sau: Câu 1. Làm nước mắm là ứng dụng của quá trình      A. phân giải prôtêin.                                          B. lên men rượu.                        C. lên men lactic.                                               D. phân giải xenlulôzơ. Câu 2. Virut có cấu tạo gồm 2 thành phần chính là A. lõi axit nuclêic và vỏ prôtêin. B. lõi axit nuclêic và vỏ ngoài. C. vỏ prôtêin và gai glicôprôtêin. D. vỏ ngoài và gai glicôprôtêin. Câu 3. Có thể giữ thức ăn tương đối lâu trong tủ lạnh, vì nhiệt độ thấp     A. làm thức ăn ngon hơn.       B. tiêu diệt được vi sinh vật.     C. kìm hãm sự sinh trưởng, sinh sản của vi sinh vật.     D. làm tăng hương vị thức ăn. Câu 4. Hình thức sống của virut là      A. Sống kí sinh không bắt buộc.               B. Sống hoại sinh.      C. Sống cộng sinh.                                    D. Sống kí sinh nội bào bắt buộc. Câu 5. Loại vi sinh vật được sử dụng trong sản xuất rượu vang là      A. vi khuẩn lactic.          B. nấm mốc.        C. động vật nguyên sinh.     D. nấm men. Câu 6. Phân tích axit nuclêic của một virut thấy tỉ lệ các loại nuclêôtit như sau:  A = 20%, X = 20%, T= 25%. Axit nuclêic này là      A. ADN mạch đơn.                   B. ADN mạch kép.         C. ARN mạch đơn.                    D. ARN mạch kép. Câu 7. Trong điều kiện nuôi cấy không liên tục, để  thu sinh khối vi sinh vật tối đa nên   dừng ở đầu pha      A. tiềm phát.                  B. suy vong.         C. lũy thừa.                         D. cân bằng. Câu 8. Hoạt động xảy ra trong pha tối của quang hợp là      A. giải phóng oxi.      B. biến đổi khí CO2 hấp thụ từ khí quyển thành cacbohiđrat.      C. giải phóng điện tử từ quang phân li nước.      D. tổng hợp nhiều phân tử ATP. Câu 9. Quần thể E. coli ban đầu có 106 tế bào. Sau 1 giờ, số lượng tế bào E. coli của quần  thể là 8.106 tế bào. Thời gian thế hệ của E. coli là      A. 20 phút.                    B. 10 phút.            C. 8 phút.                           D. 30 phút. Câu 10. Đặc điểm nào dưới đây không có ở  pha suy vong trong đường cong sinh trưởng  của quần thể vi khuẩn ở môi trường nuôi cấy không liên tục?      A. Hình thành enzim cảm ứng để phân giải cơ chất.      B. Số tế bào sống trong quần thể giảm dần.      C. Chất dinh dưỡng dần cạn kiệt.      D. Các chất thải độc hại tích lũy ngày càng nhiều. Câu 11. Đặc điểm nào sai khi nói về cấu tạo của virut? 1
  2.      A. Capsit được cấu tạo từ các đơn vị prôtêin là capsôme.      B. Capsit là thuật ngữ chỉ vỏ prôtêin của virut.      C. Virut trần là virut không có vỏ capsit.      D. Virut gồm hai thành phần cơ bản là lõi (axít nuclêic) và vỏ (prôtêin). Câu 12. Cho các thông tin sau:      (1). Nhiễm sắc thể kép tách ở tâm động tạo thành 2 nhiễm sắc thể đơn và phân ly về 2   cực.      (2). Nhiễm sắc thể kép xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo.      (3). Xảy ra ở tế bào sinh dục vùng chín.      (4). Xảy ra tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các crômatit không chị  em trong cặp tương   đồng.      (5). Bộ nhiễm sắc thể của tế bào con giảm đi một nửa so với tế bào mẹ.      Đặc điểm chỉ có ở giảm phân mà không có trong nguyên phân là:       A. (1), (3), (4), (5).     B. (1), (2), (4).         C. (2), (3), (5).           D. (3), (4), (5). II. TỰ LUẬN (7,0 điểm) Câu 1. (4,0 điểm)   Trình bày chu trình nhân lên của virut trong tế bào chủ. Vì sao mỗi loại virut chỉ có thể xâm nhập vào một số tế bào nhất định?  Câu 2. (2,0 điểm) Chu kì tế bào gồm những giai đoạn nào? Nêu ý nghĩa của việc điều hòa chu kì tế  bào. Câu 3. (1,0 điểm) Điều gì sẽ xảy ra nếu ở kì giữa của nguyên phân, thoi phân bào bị phá hủy? ===== Hết ===== 2
  3. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM BẮC NINH ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II ˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉ NĂM HỌC 2020 ­ 2021 Môn: Sinh học ­ Lớp 10    ˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉ I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) Mỗi câu trả lời đúng 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án A A C D D A D B A A C D II. TỰ LUẬN (7,0 điểm) Câu Nội dung Điểm 1 (4,0 điểm)  Trình bày chu trình nhân lên của virut trong tế bào chủ. Vì sao mỗi loại virut chỉ  có thể  xâm nhập vào một số  tế  bào  nhất định?  * Chu trình nhân lên của virut trong tế bào chủ gồm 5 giai đoạn:  ­ Giai đoạn hấp phụ:     Gai glicôprôtêin của virut phải đặc hiệu với thụ thể bề mặt của   0,5 tế bào chủ thì virut mới bám vào được. ­  Giai đoạn xâm nhập: 1,0    + Đối với phagơ: enzim lizôzim phá hủy thành tế bào để bơm axit  nuclêic vào tế bào chất, còn vỏ nằm bên ngoài    + Đối với virut động vật: đưa cả nuclêôcapsit vào tế bào chất, sau   3
  4. đó “cỏi vỏ” để giải phóng axit nuclêic. ­ Giai đoạn sinh tổng hợp:    Virut sử sụng nguyên liệu và enzim của tế bào  để tổng hợp axit   0,5 nuclêic và prôtêin cho riêng mình. ­ Giai đoạn lắp ráp: 0,5    Lắp axit nuclêic vào prôtêin vỏ để tạo thành virut hoàn chỉnh ­ Giai đoạn phóng thích:    + Virut phá vỡ tế bào để ồ ạt chui ra ngoài. 1,0    + Khi virut nhân lên mà làm tan tế bào thì gọi là chu trình tan. * Mỗi loại virut  chỉ có thể xâm nhập vào một số loại tế bào nhất  định vì trên bề mặt tế bào chủ có các thụ thể mang tính đặc hiệu  0,5 đối với mỗi loại virut. 2. (2,0 điểm)  Chu kì tế bào gồm những giai đoạn nào? Nêu ý nghĩa của việc   điều hòa chu kì tế bào. ­ Chu kì tế bào gồm 2 giai đoạn là:  kì trung gian và nguyên phân. 1,0 ­ ý nghĩa của việc điều hòa chu kì tế bào:  + Chu kì tế bào được điều khiển một cách rất chặt chẽ nhằm đảm   0,5 bảo sự sinh trưởng, phát triển bình thường của cơ thể. + Nếu các cơ  chế  điều khiển phân bào bị  hư  hỏng hoặc trục trặc,   0,5 cơ thể có thể bị lâm bệnh. 3 (1,0 điểm)  Điều gì sẽ xảy ra nếu ở kì giữa của nguyên phân, thoi phân bào  bị phá hủy ? Nếu các thoi phân bào bị phá hủy mà các nhiễm sắc thể đã được  1,0 nhân đôi thì các nhiễm sắc tử không thể di chuyển về các tế bào  con và tạo ra các tế bào tứ bội. 4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2