intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Lê Lợi, Quảng Trị

Chia sẻ: Hoangnhanduc25 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

7
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Lê Lợi, Quảng Trị” là tài liệu hữu ích giúp các em ôn tập cũng như hệ thống kiến thức môn học, giúp các em tự tin đạt điểm số cao trong kì thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Lê Lợi, Quảng Trị

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2021 - 2022 TRƯỜNG THPT LÊ LỢI MÔN SINH HỌC - LỚP 10 Thời gian làm bài: 45 Phút; (không kể thời gian phát đề) (Đề có 3 trang) Họ tên : ............................................................... Lớp : ................... Mã đề 001 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: Câu 1: Những hoạt động nào sau đây xảy ra trong pha sáng quang hợp? (1) Giải phóng ôxi. (2) Biến đổi khí CO2 hấp thụ từ khí quyển thành cacbohidrat. (3) Quang phân li nước. (4) Tổng hợp ATP và NADPH. (5) Sử dụng ATP và NADPH. Những phương án trả lời đúng là: A. (1), (3), (4) B. (1), (3), (5) C. (2), (3), (5) D. (1), (2), (4) Câu 2: Trong giảm phân, ở kỳ sau I và kỳ sau II có điểm giống nhau là: A. các nhiễm sắc thể đều ở trạng thái kép. B. sự phân li các nhiễm sắc thể về 2 cực của tế bào. C. các nhiễm sắc thể đều ở trạng thái đơn. D. sự dãn xoắn của các nhiễm sắc thể. Câu 3: Virut mới được tạo ra từ giai đoạn nào? A. Lắp ráp. B. Sinh tổng hợp. C. Xâm nhập. D. Phóng thích. Câu 4: Sinh tan là chu trình: A. virut nhân lên và làm tan tế bào chủ. B. virut xâm nhập vào tế bào chủ. C. virut gắn trên bề mặt của tế bào chủ. D. virut sinh sản trong tế bào chủ. Câu 5: Chu trình nhân lên của virut gồm 5 giai đoạn theo trình tự: A. hấp phụ - xâm nhập - sinh tổng hợp - lắp ráp - phóng thích. B. hấp phụ - xâm nhập - sinh tổng hợp - phóng thích - lắp ráp. C. hấp phụ - xâm nhập - lắp ráp - sinh tổng hợp - phóng thích. D. hấp phụ - lắp ráp - xâm nhập - sinh tổng hợp - phóng thích. Câu 6: Đặc điểm chung của quá trình tổng hợp ở vi sinh vật là: A. sử dụng nguồn năng lượng từ các chất hóa học. B. sử dụng nguồn cacbon chủ yếu từ nguồn vô cơ. C. tổng hợp các chất hữu cơ cần thiết từ các chất hữu cơ khác. D. sử dụng năng lượng và enzim nội bào để tổng hợp các chất. Câu 7: Cấu tạo của virut trần gồm có: A. axit nuclêic và vỏ ngoài. B. capsit và vỏ ngoài. C. axit nuclêic, capsit và vỏ ngoài. D. axit nuclêic và vỏ capsit. Câu 8: Quá trình hô hấp tế bào gồm các giai đoạn sau: (1) Đường phân. (2) Chuỗi truyền electron hô hấp. (3) Chu trình Crep. (4) Giai đoạn trung gian giữa đường phân và chu trình Crep. Trật tự đúng các giai đoạn của quá trình hô hấp tế bào là: A. (1) → (4) → (2) → (3). B. (1) → (4) → (3) → (2). C. (1) → (3) → (2) → (4). D. (1) → (2) → (3) → (4). Câu 9: Cho các sản phẩm sau đây: 1. Tương 2. Nước mắm 3. Mạch nha 4. Chao 5. Giấm 6. Mắm tôm Có bao nhiêu sản phẩm là ứng dụng quá trình phân giải prôtêin của vi sinh vật? A. 3 B. 2 C. 4 D. 5 Câu 10: Sinh trưởng của quần thể vi sinh vật là: A. sự tăng lên về số lượng tế bào của quần thể vi sinh vật. Trang 1/5 - Mã đề 001
  2. B. sự tăng lên về khối lượng tế bào của quần thể. C. sự tăng lên về kích thước vi khuẩn của quần thể. D. sự tăng lên về kích thước và khối lượng của vi khuẩn. Câu 11: Kết luận nào sau đây là sai khi nói về hô hấp ở vi sinh vật? A. Hô hấp hiếu khí là quá trình ôxi hóa các phân tử hữu cơ mà chất nhận êlectron cuối cùng là ôxi phân tử. B. Hô hấp kị khí là quá trình phân giải cacbohidrat mà chất nhận êlectron cuối cùng là một phân tử vô cơ không phải là ôxi. C. Hô hấp là một hình thức hóa dị dưỡng cacbohidrat. D. Hô hấp hiếu khí là quá trình ôxi hóa các phân tử vô cơ mà chất nhận êlectron cuối cùng là ôxi phân tử. Câu 12: Những đặc điểm nào sau đây có ở tất cả các loại vi sinh vật? (1) Có kích thước bé. (2) Sống kí sinh và gây bệnh. (3) Nhân sơ hoặc nhân thực. (4) Chưa có nhân chính thức. (5) Sinh sản nhanh. (6) Sinh trưởng nhanh. A. (1), (2), (3), (5). B. (1), (2), (3), (4). C. (1), (3), (5), (6). D. (1), (2), (4), (6). Câu 13: Vi rut nào sau đây vừa có dạng cấu trúc khối vừa có dạng cấu trúc xoắn? A. Virut cúm. B. Thể thực khuẩn. C. Virut HIV. D. SARS-CoV-2 . Câu 14: Một loại vi sinh vật phát triển trong môi trường giàu ánh sáng, giàu CO2 và có một số chất vô cơ khác. Loại sinh vật đó có hình thức dinh dưỡng là: A. hóa tự dưỡng. B. quang tự dưỡng. C. hóa dị dưỡng. D. quang dị dưỡng. Câu 15: Có các phát biểu sau về kì trung gian: (1) Có 3 pha: G1, S và G2. (2) Chiếm phần lớn thời gian trong chu kỳ tế bào. (3) Pha S tổng hợp các chất cần thiết cho tế bào. (4) Nhiễm sắc thể nhân đôi ở pha G2. (5) Pha G1 là pha sinh trưởng. (6) Phân chia nhiễm sắc thể ở pha S. Những phát biểu đúng trong các phát biểu trên là: A. (2), (5), (6). B. (1), (4), (6). C. (2), (3), (4). D. (1), (2), (5). Câu 16: Virut có vỏ ngoài mang các đặc điểm: (1) Hệ gen là ADN hoặc ARN. (2) Vỏ ngoài là prôtêin. (3) Có vỏ capsit. (4) Trên vỏ ngoài có các gai glicôlipit. (5) Tất cả đều có hình thái dạng xoắn. (6) Vỏ ngoài là lớp lipit kép và prôtêin. (7) Không có vỏ capsit. (8) Trên vỏ ngoài có gai glicôprôtêin. . A. (1), (3), (4), (7). B. (1), (2), (5), (6). C. (2), (3), (4), (8). D. (1), (3), (6), (8). Câu 17: Chu kỳ tế bào bao gồm các pha theo trình tự là: A. G1, G2, S, nguyên phân. B. G1, S, G2, nguyên phân. C. G2, G1, S, nguyên phân. D. S, G1, G2, nguyên phân. Câu 18: Vì sao trong pha cân bằng, số lượng vi khuẩn trong quần thể không thay đổi theo thời gian? A. Vì số lượng vi khuẩn đạt đến giá trị cực đại,vi khuẩn không sinh sản nữa. B. Vì chất độc trong môi trường tích lũy tăng cao, nên quá trình sinh trưởng bị ngưng trệ. C. Vì không còn chất dinh dưỡng, vi khuẩn sinh sản chậm. D. Vì số lượng vi khuẩn sinh ra bằng số lượng vi khuẩn đã chết đi. Câu 19: Nhân tố sinh trưởng là các chất hữu cơ: Trang 2/5 - Mã đề 001
  3. A. cần cho sự sinh trưởng của sinh vật mà vi sinh vật tự tổng hợp được. B. không cần cho sự sinh trưởng của sinh vật. C. cần cho sự sinh trưởng của sinh vật mà một số vi sinh vật không tự tổng hợp được. D. cần cho sự sinh trưởng của sinh vật. Câu 20: Khi ướp cá bằng muối thì bảo quản được cá, hạn chế bị ươn là do vi sinh vật: A. bị rút nước ra ngoài, gây co nguyên sinh chất nên không phân chia. B. trong môi trường ưu trương bị thiếu thức ăn nên không phân chia. C. không hấp thụ được dinh dưỡng trong môi trường ưu trương nên không phân chia. D. thiếu chất hóa học tham gia vào quá trình thủy phân các chất nên ngừng sinh trưởng. Câu 21: Chuỗi truyền êlectron hô hấp diễn ra ở: A. màng lưới nội chất. B. màng ngoài của ti thể. C. chất nền của ti thể. D. màng trong của ti thể. Câu 22: Điều nào sau đây là sai về virut? A. Ở bên ngoài tế bào sinh vật, virut vẫn hoạt động bình thường như vi khuẩn. B. Kích thước của virut vô cùng nhỏ, chỉ có thể thấy được dưới kính hiển vi điện tử. C. Hệ gen của virut chỉ chứa một trong hai loại axit nuclêic: ADN, ARN. D. Chỉ trong tế bào chủ, virut mới hoạt động như một thể sống. Câu 23: Sự kiện nào sau đây không xảy ra tại kì đầu của lần giảm phân thứ nhất? A. Màng nhân và nhân con dần tiêu biến. B. Nhiễm sắc thể đơn tự nhân đôi thành nhiễm sắc thể kép. C. Nhiễm sắc thể kép trong cặp tương đồng tiếp hợp. D. Nhiễm sắc thể kép trong cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng có thể trao đổi chéo. Câu 24: Quang hợp được chia thành: A. pha sáng và pha tối. B. hoạt hóa và tổng hợp. C. hóa tổng hợp và quang tổng hợp. D. pha ngày và pha đêm. Câu 25: Môi trường nuôi cấy liên tục là môi trường nuôi cấy: A. được bổ sung chất dinh dưỡng mới và không được lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất. B. không được bổ sung chất dinh dưỡng, nhưng được lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất. C. liên tục được bổ sung chất dinh dưỡng mới và liên tục được lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất. D. không được bổ sung chất dinh dưỡng mới, cũng không được lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất. Câu 26: Sự kiện cơ bản của kì sau nguyên phân là: A. các nhiễm sắc thể kép của cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng phân li về hai cực đối diện. B. hai nhiễm sắc thể kép của mỗi cặp tương đồng phân li về hai cực của tế bào. C. hai nhiễm sắc thể đơn từ mỗi nhiễm sắc thể kép tách nhau ra và phân li về hai cực của tế bào. D. sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các nhiễm sắc thể. Câu 27: Ý nào sau đây là sai? A. HIV lây nhiễm khi truyền máu của người lành cho người bị nhiễm HIV. B. HIV lây nhiễm khi người lành dùng chung bơm kim tiêm với người bị nhiễm HIV. C. HIV lây nhiễm khi người lành quan hệ tình dục với người bị nhiễm HIV. D. HIV lây nhiễm từ mẹ sang con qua nhau thai, sữa mẹ. Câu 28: Phoocmandehit là chất làm bất hoạt các prôtêin, chất này được sử dụng rộng rãi trong thanh trùng, đối với vi sinh vật, phoomandehit là: A. chất dinh dưỡng. B. chất hoạt hóa enzim. C. chất ức chế sinh trưởng. D. nhân tố sinh trưởng. II. PHẦN TỰ LUẬN: Câu 29(1 điểm): Ở vi khuẩn E. coli, khi nuôi cấy trong điều kiện tối ưu thì thời gian thế hệ của chúng là 20 phút. Nuôi cấy 3000 tế bào vi khuẩn E. coli trong điều kiện tối ưu thì sau 3 giờ sẽ thu được bao nhiêu tế bào? Câu 30(1 điểm): Lấy ví dụ chứng minh được vai trò của một số chất hóa học thường dùng để ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật. Câu 31(1 điểm): Giải thích vì sao một số bệnh do virut gây nên có thể trở thành đại dịch? ------ HẾT ------ Trang 3/5 - Mã đề 001
  4. SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ KT – NĂM HỌC 2021 - 2022 TRƯỜNG THPT LÊ LỢI MÔN SINH HỌC - KHỐI LỚP 10 Thời gian làm bài : 45 Phút I. Phần đáp án câu trắc nghiệm: 001 002 003 004 1 A B D D 2 B B C A 3 A C D A 4 A D D A 5 A B A C 6 D A D B 7 D B D C 8 B B B D 9 C C D C 10 A B D A 11 D D B B 12 C D C B 13 B C C A 14 B C A A 15 D B D B 16 D B C C 17 B B A B 18 D C D A 19 C D D B 20 A D B C 21 D A D D 22 A A B D 23 B A D D 24 A D B D 25 C D A C 26 C A D C 27 A B D A 28 C A D B II. Phần tự luận. Câu Nội dung yêu cầu và hướng dẫn chấm Điểm 29 - Số lần phân chia: n = t/g = 3 x 60 : 20 = 9 lần (0,5 điểm) - Số tế bào tạo ra sau 3 giờ nuôi cấy: Nt= N0 x 2n = 3.000 x 29 = 1.536.000 tế bào (0,5 điểm) Trang 4/5 - Mã đề 001
  5. 30 - Các loại cồn 70 – 80%: dùng sát khuẩn tay ѵà các vật dụng. (0,25 điểm) - Clo dung khử trùng nước máy, nước bể bơi, công nghiệp thực phẩm. (0,25 điểm) - Các thuốc kháng sinh dùng để diệt khuẩn, dùng chữa bệnh… (0,25 điểm) - Phênol dùng để tẩy uế, dùng làm chất khử khuẩn. (0,25 điểm) - Iốt: Cồn iốt thường được sử dụng để sát trùng da… …. ( Học sinh có thể nêu các chất khác, 4 chất đúng trở lên cho 1 điểm) Một số bệnh gây ra do virut lại trở thành đại dịch vì: - Khi xâm nhập vào tế bào chủ, virut sống kí sinh nội bào, do vậy rất khó có thể tìm ra được một loại thuốc có thể tác động tiêu diệt (0,25 điểm) virut mà không làm ảnh hưởng đến cơ thể mang virut, vì thế mà hầu hết các bệnh do virut gây ra đều không có thuốc điều trị đặc hiệu. - Vật chất di truyền đơn giản nên rất dễ xảy ra đột biến, tạo ra nhiều (0,25 điểm) 31 biến thể, khi tìm được văc xin phòng bệnh thì có thể nó đã biến đổi thành một dạng khác. Nhiều bệnh chưa có văcxin phòng bệnh... - Nhiều chủng virut có vỏ ngoài, có khả năng đề kháng cao và tồn (0,25 điểm) tại lâu ở ngoài môi trường. - Thời gian ủ bệnh dài, dễ dàng lây lan nhanh từ người này sang (0,25 điểm) người khác. Trang 5/5 - Mã đề 001
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2