intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Gia Định, TP. Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

16
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn học sinh cùng tham khảo và tải về "Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Gia Định, TP. Hồ Chí Minh" được chia sẻ sau đây để luyện tập nâng cao khả năng giải bài tập, tự tin đạt kết quả cao trong kì thi sắp diễn ra. Chúc các em ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Gia Định, TP. Hồ Chí Minh

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CUỐI KÌ II (NĂM HỌC: 2022 – 2023) THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Môn: SINH HỌC– Khối: 10 TÍCH HỢP TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề có 03 trang) MÃ ĐỀ: 111 PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm) Câu 1. Trình tự các pha sinh trưởng trong nuôi cấy không liên tục vi khuẩn là gì? A. Pha tiềm phát  Pha lũy thừa  Pha suy vong  Pha cân bằng. B. Pha lũy thừa  Pha tiềm phát  Pha suy vong  Pha cân bằng. C. Pha lũy thừa  Pha tiềm phát  Pha cân bằng  Pha suy vong. D. Pha tiềm phát  Pha lũy thừa  Pha cân bằng  Pha suy vong. Câu 2. Đâu là phát biểu sai khi nói về phương pháp tạo giống bằng công nghệ tế bào ở thực vật? A. Nhờ công nghệ tế bào đã tạo ra những giống cây trồng biến đổi gen cho năng suất rất cao. B. Một trong các công nghệ tế bào là lai các giống cây khác loài bằng kĩ thuật dung hợp tế bào trần. C. Bằng công nghệ tế bào đã tạo ra các cây trồng đồng nhất về kiểu gen nhanh từ một cây có kiểu gen quý hiếm. D. Phương pháp nuôi cấy hạt phấn đơn bội (n) rồi gây lưỡng bội đã tạo ra các cây lưỡng bội (2n) hoàn chỉnh và đồng nhất về kiểu gen. Câu 3. Điền vào chỗ trống để hoàn thành khái niệm công nghệ tế bào: “Công nghệ tế bào là 1 lĩnh vực của …............, bao gồm các quy trình kỹ thuật chọn tạo và nuôi cấy tế bào, mô trong ống nghiệm nhằm duy trì và tăng sinh tế bào, mô, từ đó sản xuất các sản phẩm phục vụ đời sống con người”. A. công nghệ sinh học B. công nghệ gene C. công nghệ vật liệu D. công nghệ phân tử Câu 4. Tại sao dùng muối hạt ướp cá, thịt, trứng có thể giúp tăng thời gian bảo quản chúng? A. Dung dịch muối nồng độ cao khiến vi sinh vật bị trương nước và vỡ ra. B. Dung dịch muối nồng độ cao giúp môi trường giảm nhiệt độ gây ức chế sinh trưởng của vi sinh vật. C. Dung dịch muối nồng độ cao tạo ra môi trường có pH cao khiến vi sinh vật ngừng sinh trưởng. D. Dung dịch muối nồng độ cao tạo ra môi trường có áp suất thẩm thấu cao khiến vi sinh vật ngừng sinh trưởng. Câu 5. Một tế bào có khả năng phát triển thành cơ thể hoàn chỉnh trong môi trường thích hợp. Khả năng này dựa trên đặc điểm nào của tế bào? A. Khả năng trao đổi chất của tế bào. B. Khả năng nguyên phân của tế bào. C. Tính toàn năng của tế bào. D. Tính thống nhất của tế bào. Câu 6. Hình ảnh bên dưới mô tả cấu trúc của loại virus nào? A. Virua trần. B. Virus DNA. C. Virus có màng bọc. D. Virus RNA. Mã đề 111 1
  2. Câu 7. Virus có màng bọc đưa cấu trúc nucleocapsid hoặc cả virus vào trong tế bào chủ trong giai đoạn nào của chu trình nhân lên? A. Xâm nhập. B. Hấp phụ. C. Giải phóng. D. Sinh tổng hợp. Câu 8. Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành khái niệm về sinh trưởng của vi sinh vật: “Sinh trưởng của vi sinh vật là sự tăng lên về số lượng tế bào của ……… vi sinh vật thông qua quá trình sinh sản”. A. loài B. cá thể C. quần xã D. quần thể Câu 9. Một nhóm học sinh thực hành thí nghiệm sau để nghiên cứu đặc điểm sinh hóa của một loại vi khuẩn: Chuẩn bị dung dịch H2O2 nồng độ 3-10% và 2 phiến kính (kí hiệu A và B), nhỏ lên mỗi phiến kính một giọt H2O2. Chuẩn bị 2 mẫu vi khuẩn khác nhau đã được hoạt hóa (kí hiệu A và B). Dùng đầu que cấy lấy một ít vi khuẩn trộn vào giọt H2O2 trên phiến kính đã được đánh dấu tương ứng. Giọt dung dịch ở phiến kính A sủi bọt trắng, giọt dung dịch ở phiến kính B không có hiện tượng. Giải thích nào phù hợp với hiện tượng ở thí nghiệm trên? A. Vi khuẩn ở mẫu A có khả năng sinh sản còn vi khuẩn ở mẫu B thì không. B. Vi khuẩn ở mẫu A có khả năng tạo ra enzyme catalase còn vi khuẩn ở mẫu B thì không. C. Vi khuẩn ở mẫu B có khả năng tạo ra enzyme catalase còn vi khuẩn ở mẫu A thì không. D. Vi khuẩn ở mẫu B có khả năng sinh sản còn vi khuẩn ở mẫu A thì không. Câu 10. Phát biểu nào không đúng về đặc điểm của vi sinh vật? A. Phân bố rộng ở nhiều loại môi trường: đất, nước, sinh vật… B. Hấp thu và chuyển hóa vật chất với tốc độ nhanh. C. Kích thước nhỏ bé, chỉ quan sát được dưới kính hiển vi. D. Sinh trưởng nhanh, sinh sản tương đối chậm. Câu 11. Kích thước nhỏ có liên quan như thế nào đến đặc điểm sinh trưởng, sinh sản của vi sinh vật? A. Kích thước nhỏ thì tỉ lệ S/V (tỉ lệ giữa diện tích bề mặt và thể tích tế bào) nhỏ nên tốc độ trao đổi chất cũng cao khiến sinh vật sinh trưởng và sinh sản nhanh hơn. B. Kích thước nhỏ thì tỉ lệ S/V (tỉ lệ giữa diện tích bề mặt và thể tích tế bào) lớn nên tốc độ trao đổi chất cũng cao khiến sinh vật sinh trưởng và sinh sản nhanh hơn. C. Kích thước nhỏ thì tỉ lệ S/V (tỉ lệ giữa diện tích bề mặt và thể tích tế bào) nhỏ nên tốc độ trao đổi chất cũng thấp khiến sinh vật sinh trưởng và sinh sản nhanh hơn. D. Kích thước nhỏ thì tỉ lệ S/V (tỉ lệ giữa diện tích bề mặt và thể tích tế bào) lớn nên tốc độ trao đổi chất cũng thấp khiến sinh vật sinh trưởng và sinh sản nhanh hơn. Câu 12. Tại sao người nhiễm HIV-AIDS thường mắc bệnh lở loét da và tiêu chảy? A. HIV gây suy giảm miễn dịch, tạo cơ hội cho vi sinh vật gây bệnh dễ dàng tấn công cơ thể nên dễ mắc các bệnh như lở loét da, tiêu chảy kéo dài. B. HIV gây suy giảm chức năng của cơ thể khiến các cơ quan tiêu hóa, da… bị bệnh thường xuyên. C. HIV tấn công vào các tế bào trong cơ thể người gây ra bệnh về hô hấp, tiêu hóa, gây viêm da. D. Người nhiễm HIV sợ nước nên không vệ sinh cơ thể thường xuyên dẫn đến các bệnh lở loét da và tiêu chảy. Câu 13. Thành tựu nào không thuộc công nghệ tế bào động vật? A. Tạo sinh vật chuyển gene. B. Nhân bản vô tính vật nuôi. C. Sản suất vaccine ăn được. D. Tạo mô, cơ quan thay thế. Câu 14. Làm thế nào để khắc phục hiện tượng tế bào vi khuẩn suy giảm trong nuôi cấy không liên tục? A. Bổ sung thêm nguyên tố vi lượng trong dịch nuôi cấy. Mã đề 111 2
  3. B. Tăng lượng vi khuẩn nuôi cấy ban đầu. C. Ly tâm hỗn hợp nuôi cấy để tế bào chết và cặn bã đọng xuống đáy. D. Bổ sung thêm dinh dưỡng và lấy ra bớt dịch nuôi cấy. Câu 15. Để nuôi virus phục vụ nghiên cứu, các nhà khoa học sẽ dùng loại môi trường nào? A. Môi trường chứa các muối vô cơ. B. Tế bào sống như vi khuẩn, tế bào thực vật, tế bào chuột bạch... C. Môi trường hữu cơ như cao nấm men, peptone... D. Môi trường chứa muối vô cơ và chất hữu cơ. Câu 16. Sinh vật nào dưới đây có khả năng quang tự dưỡng? A. Trùng đế giày. B. Nấm men. C. Vi khuẩn E. coli. D. Tảo lục. PHẦN II. TỰ LUẬN (6 điểm) Câu 17 (1 điểm): Hãy trình bày khái niệm biệt hóa và phản biệt hóa. Câu 18 (3 điểm): a. Điền nội dung thích hợp vào ô trống. Nguồn Carbon Nguồn năng lượng Vi khuẩn lam Trùng roi Vi khuẩn không chứa lưu huỳnh màu tía Vi khuẩn oxy hóa hydrogen b. Để thu được sinh khối lớn nhất khi nuôi cấy vi khuẩn trong môi trường nuôi cấy không liên tục, người ta nên dừng ở giai đoạn nào? Vì sao? Câu 19 (1 điểm): Tại sao mỗi virus chỉ gây bệnh ở một hoặc một số sinh vật nhất định? Câu 20 (1 điểm): Cho đoạn thông tin sau: “Sử dụng kháng sinh như một con dao hai lưỡi, một mặt nó giúp điều trị bệnh hiệu quả, mặt khác khi sử dụng thuốc kháng sinh, ít nhiều trên cơ thể có các vi khuẩn tiết ra các chất đề kháng lại kháng sinh mà người bệnh dùng. Do đó, nếu thường xuyên sử dụng kháng sinh dù đúng bệnh hay lạm dụng thì mức độ đề kháng với kháng sinh sẽ tăng lên, nếu dùng càng nhiều loại thuốc kháng sinh thì cơ thể sẽ đề kháng càng nhiều với các loại kháng sinh. Chính vì vậy, càng về sau khi cần sử dụng kháng sinh để tiêu diệt vi trùng gây bệnh thì các loại kháng sinh sẽ không còn tác dụng nữa, dẫn đến việc người bệnh có nguy cơ bệnh tiến triển nặng hơn và có thể gây tử vong. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xếp Việt Nam vào nhóm các nước có tỉ lệ kháng kháng sinh cao nhất thế giới, nguyên nhân chính là do tình trạng lạm dụng kháng sinh ở một bộ phận không nhỏ người dân. Khảo sát cho thấy, ở khu vực thành thị, tỉ lệ thuốc kháng sinh được bán ra mà không cần kê đơn lên tới 88%, còn ở khu vực nông thôn tỉ lệ này lên tới 91%. Bên cạnh đó, việc các bác sĩ kê đơn sử dụng kháng sinh không hợp lí cũng được cảnh báo dẫn đến tình trạng kháng thuốc kháng sinh.” Nguồn tham khảo: syt.laocai.gov.vn a. Em hãy liệt kê 2 thói quen cụ thể của người Việt Nam làm gia tăng tình trạng kháng thuốc kháng sinh ở người. b. Hãy đề xuất 2 giải pháp cụ thể để hạn chế gia tăng tình trạng kháng thuốc kháng sinh ở Việt Nam. -------------------- HẾT -------------------- Học sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi kiểm tra không giải thích gì thêm. Mã đề 111 3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2