intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Phan Ngọc Hiển, Cà Mau

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn học sinh khối 10 đạt kết quả cao trong kì thi học kì 2 sắp tới, TaiLieu.VN đã sưu tầm và chia sẻ đến các bạn "Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Phan Ngọc Hiển, Cà Mau", mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Phan Ngọc Hiển, Cà Mau

  1. SỞ GD&ĐT CÀ MAU KIỂM TRA HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2022 - 2023 TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC HIỂN MÔN SINH 10 Thời gian làm bài:45 phút Họ tên : ........................................................................ Lớp : ................... I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 Điểm) Câu 1: Trong phân bào, NST phân li về hai cực của tế bào xảy ra ở kì nào? A. Kì đầu. B. Kì giữa. C. Kì sau. D. Kì cuối. Câu 2: Vào kì sau của nguyên phân, trong mỗi tế bào của người (2n = 46) có: A. 46 NST đơn. B. 46 NST kép. C. 92 NST kép. D. 92 NST đơn. Câu 3: Xét 3 tế bào cùng loài đều nguyên phân ba đợt bằng nhau đòi hỏi môi trường cung cấp nguyên liệu tương đương 378 NST đơn. Bộ NST lưỡng bội của loài trên là: A. 8. B. 12. C. 18. D. 24. Câu 4: Cho các dữ kiện sau: (1) Các NST dần co xoắn. (2) Thoi phân bào dần biến mất. (3) Các NST tập trung thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo. (4) Màng nhân và nhân con dần xuất hiện. Có bao nhiêu dữ kiện diễn ra trong kì đầu của nguyên phân? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 5:Ở kì giữa giảm phân I, NST A. bắt đầu phân li. B. bắt đầu tháo xoắn. C. xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo. D.xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo. Câu 6:Ở cải bắp, bộ NST lưỡng bội 2n = 18. Số NST có trong một tế bào của kì cuối I là A. 18 NST đơn. B. 18 NST kép. C. 9 NST đơn. D. 9 NST kép. Câu 7:Cho các phát biểu sau về quá trình giảm phân: (1) Chỉ có tế bào sinh dục sơ khai mới có khả năng giảm phân. (2) Trong giảm phân có 2 lần nhân đôi nhiễm sắc thể. (3) Kết thúc giảm phân II, từ 1 tế bào sẽ tạo ra bốn tế bào con với số lượng nhiễm sắc thể giảm đi một nữa. (4) Ở kì đầu giảm phân I, các nhiễm sắc thể bắt đôi với nhau thành từng cặp tương đồng. Số phát biểu đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 8: Công nghệ tế bào động vật là quy trình công nghệ nuôi cấy các loại tế bào động vật và tế
  2. bào người trong môi trường A. nhân tạo để tạo ra 1 lượng lớn tế bào. B. nhân tạo để tạo ra một ít tế bào. C. tự nhiên để tạo ra một lượng lớn tế bào. D. tự nhiên để tạo ra một ít tế bào. Câu 9: Bằng phương pháp nhân bản vô tính, từ cứu cho trứng có kiểu gene AABB và cừu cho nhân tế bào có kiểu gene AaBb có thể tạo ra cừu con có kiểu gene A. AaBb. B. AABB. C. aabb. D. AaBB. Câu 10: Sử dụng phương pháp nào sau đây có thể tạo ra giống mới mang đặc điểm của hai loài mà bằng cách tạo giống thông thường không thể tạo ra được? A. Nuôi cấy hạt phấn. B. Lai tế bào sinh dưỡng. C. Liệu pháp tế bào gốc. D. Nhân bản vô tính. Câu 11: Khi nói về tạo giống bằng công nghệ tế bào, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (1) Để nhân các giống lan quý, các nhà nghiên cứu cây cảnh đã áp dụng phương pháp nuôi cấy tế bào, mô thực vật. (2) Khi nuối cấy hạt phấn hay noãn chưa thụ tinh trong môi trường nhân tạo có thể mọc thành các dòng tế bào đơn bội. (3) Consixin là hóa chất có hiệu quả rất cao trong việc gây đột biến đa bội. (4) Trong lai tế bào, người ta nuôi cấy 2 dòng tế bào sinh dục khác loài. A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. Câu 12: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sự khác nhau giữa quang tự dưỡng và hóa tự dưỡng? A. Quang tự dưỡng sử dụng nguồn năng lượng là ánh sáng còn hóa tự dưỡng sử dụng nguồn năng lượng là các chất hữu cơ. B. Quang tự dưỡng sử dụng nguồn năng lượng là ánh sáng còn hóa tự dưỡng sử dụng nguồn năng lượng là các chất vô cơ. C. Quang tự dưỡng sử dụng nguồn carbon là CO2 còn hóa tự dưỡng sử dụng nguồn carbon là các chất hữu cơ. D. Quang tự dưỡng sử dụng nguồn carbon là chất hữu cơ còn hóa tự dưỡng sử dụng nguồn carbon là CO2. Câu 13: Các hình thức sinh sản chủ yếu của tế bào nhân sơ là A. phân đôi, nội bào tử, ngoại bào tử. B. phân đôi, ngoại bào tử, bào tử đốt, nảy chồi. C. phân đôi, nảy chồi, bào tử vô tính, bào tử hữu tính. D. phân đôi, nội bào tử, nảy chồi. Câu 14: Một loài vi sinh vật có thời gian thế hệ (g) 30 phút ở 40 0C. N0 = 100 tế bào, sau một số thế hệ số lượng tế bào của quần thể là 6400. Xác định thời gian để đạt được số lượng tế bào đó.
  3. A. 1 giờ. B. 2 giờ. C. 3 giờ. D. 4 giờ. Câu 15: Nhận định nào đúng trong các nhận định sau? A. Nhờ hoạt động của enzyme lipase do vi khuẩn tiết ra, xác thực vật được chuyển thành các dinh dưỡng trong đất. B. Quá trình sinh tổng hợp và quá trình phân giải ở vi sinh vật là 2 quá trình độc lập với nhau. C. Để phân giải được các phân tử lớn, vi sinh vật tiết enzyme ra ngoài môi trường và tiến hành phân giải ngoại bào. D. Nhờ quá trình sinh tổng hợp diễn ra với tốc độ nhanh, vi sinh vật có thể kìm hãm sự phát triển của mình. Câu 16:Vì sao trong sữa chua hầu như không có vi sinh vật gây bệnh? A. Vì trong sữa có độ pH bằng 2 → 3 gây ức chế sự sinh trưởng vi khuẩn kí sinh. B. Vì trong sữa có nhiều vi khuẩn lactic lấn át sự sinh trưởng của vi khuẩn gây bệnh. C. Vì trong sữa có vi khuẩn lactic tạo ra môi trường acid ức chế mọi vi khuẩn kí sinh gây bệnh. D. Vì trong sữa có vi khuẩn liên cầu lactic tạo ra môi trường acid ức chế mọi vi khuẩn kí sinh gây bệnh. Câu 17: Đối với tự nhiên vi sinh vật có vai trò: A. cộng sinh nhiều loài sinh vật giúp các loài tồn tại. B. phân giải các chất thải độc hại làm giảm ô nhiễm môi trường. C. sử dụng trong chế biến thực phẩm, thuốc kháng sinh. D. cộng sinh trong cơ thể người giúp tăng cường miễn dịch. Câu 18: Có mấy sản phẩm được tạo ra nhờ ứng dụng công nghệ vi sinh vật? (1) Bánh mì. (2) Bánh bò. (3) Cá mòi hộp. (4) Vaccine. (5) Phân vi sinh. (6) Bia, rượu. A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 19: Nhận định nào sau đây đúng về vật chất di truyền của virus? A. Chỉ có thể là DNA, mạch đơn hoặc mạch kép. B. Chỉ có thể là RNA, mạch đơn hoặc mạch kép. C. Có thể là DNA hoặc RNA, mạch đơn hoặc mạch kép. D. Có thể là DNA mạch kép hoặc RNA mạch đơn. Câu 20: Khi nói về nguyên nhân khiến virus phải sống kí sinh nội bào bắt buộc, phát biểu nào dưới đây là sai? A. Virus thiếu hệ enzyme thực hiện trao đổi chất. B. Virus không có bộ máy sinh tổng hợp protein cho bản thân nó. C. Virus không có hệ gene của riêng nó.
  4. D. Virus không có nguyên liệu để tạo nên các bộ phận cấu thành mới. Câu 21: Để phòng ngừa lây nhiễm HIV, chúng ta không nên làm điều gì sau đây? (1) Thực hiện ghép tạng. (2) Dùng chung kim tiêm với người khác. (3) Quan hệ tình dục không an toàn. (4) Hiến máu nhân đạo. (5) Truyền máu. Có bao nhiêu ý trả lời đúng? A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. II. TỰ LUẬN (3 điểm) Câu 1:Mô tả các bước trong quá trình nhân lên của virus? Câu 2:Nêu tác dụng của kháng sinh trong việc điều trị các bệnh do vi sinh vật gây ra. Thế nào là hiện tượng kháng kháng sinh, nêu nguyên nhân và tác hại của hiện tượng này. Câu 3:Không hút thuốc nhưng thường xuyên ngửi khói thuốc lá của những người hút thuốc xung quanh liệu chúng ta có nguy cơ bị bệnh ung thư không? Nếu có thì khả năng bị bệnh ưng thư gì là cao nhất? Giải thích? ----------------------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2