intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Bắc Trà My, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh đang chuẩn bị bước vào kì thi có thêm tài liệu ôn tập, TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn ‘Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Bắc Trà My, Quảng Nam’ để ôn tập nắm vững kiến thức. Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Bắc Trà My, Quảng Nam

  1. SỞ GD&ĐT TỈNH QUẢNG NAM KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THPT BẮC TRÀ MY Môn: Sinh học – Lớp 10 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề gồm có 03 trang) MÃ ĐỀ 401 Họ và tên: ………………………………………………… SBD:……………… Lớp:………….. A. TRẮC NGHIỆM: (7,0 điểm) Câu 1: Vi sinh vật nào sau đây thuộc nhóm vi sinh vật nhân thực? A. Archaea. B. Virut C. Vi khuẩn D. Động vật nguyên sinh. Câu 2: Virus là A. dạng sống có cấu tạo đa bào, kích thước rất nhỏ, sống kí sinh ngoại bào hoặc nội bào. B. dạng sống không có cấu tạo tế bào, kích thước rất nhỏ, sống kí sinh ngoại bào hoặc nội bào. C. dạng sống đơn bào, kích thước rất nhỏ, sống kí sinh bắt buộc trong tế bào của sinh vật. D. dạng sống không có cấu tạo tế bào, kích thước rất nhỏ, sống kí sinh bắt buộc trong tế bào của sinh vật. Câu 3: Quan sát hình và chú thích đúng các thành phần giống nhau trong cấu tạo của virus trần và virus có màng bọc - A. (1) Lõi nucleic acid (DNA hoặc RNA); (2) Vỏ capsid (protein) B. (1) Vỏ capsid (protein); (2) Màng bọc (màng phospholipid) C. (1) Vỏ capsid (protein); (2) Lõi nucleic acid (DNA hoặc RNA) D. (1) Lõi nucleic acid (DNA hoặc RNA); (2) Màng bọc (màng phospholipid) Câu 4: Cơ sở khoa học của việc ứng dụng vi sinh vật trong sản xuất thuốc điều trị bệnh cho con người là A. nhiều vi sinh vật có khả năng tổng hợp nên các chất độc hại, các chất ức chế sinh trưởng cho côn trùng. B. nhiều vi sinh vật có khả năng tổng hợp nhiều chất có hoạt tính sinh học như kháng sinh, enzyme,… C. nhiều vi sinh vật có khả năng tổng hợp các chất hữu cơ từ chất vô cơ nhờ năng lượng ánh sáng Mặt Trời. D. nhiều vi sinh vật chỉ có khả năng sinh trưởng trong những giới hạn nhất định của các yếu tố môi trường, Trang 1/3 – Mã đề 401
  2. Câu 5: Ý nào sau đây đúng khi nói về đặc điểm các pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn? A. Pha luỹ thừa vi sinh vật phân chia mạnh mẽ theo tìm năng và đạt cực đại ở giai đoạn giữa. B. Pha cân bằng dinh dưỡng trong môi trường giảm, chất độc tăng, tốc độ sinh trưởng và trao đổi chất giảm dần. C. pha tiềm phát quần thể vi khuẩn dần thích nghi với môi trường và đã bắt đầu tăng kích thước quần thể chậm. D. Pha suy vong số lượng tế bào trong quần thể giảm, số lượng tế bào sinh ra bằng tế bào chết đi. Câu 6: Cho các ứng dụng sau ở vi sinh vật. Có bao nhiêu ứng dụng của quá trình tổng hợp amino acid và protein ở vi sinh vật? (1) Sản xuất glutamic acid nhờ vi khuẩn Corynebacterium glutamicum. (2) Sản xuất lysine nhờ vi khuẩn Brevibacterium flavum. (3) Sản xuất protein nhờ nấm men S. cerevisiae. (4) Sản xuất nhựa sinh học nhờ vi khuẩn Bacillus cereus hay Cupriavidus necator. A. 4. B. 2. C. 1. D. 3. Câu 7: Cho các hình thức sinh sản sau, có bao nhiêu hình thức sinh sản có ở vi sinh vật nhân sơ? (1) Phân đôi (2) Nảy chồi (3) Hình thành bào tử vô tính (4) Hình thành bào tử tiếp hợp A. 2. B. 1. C. 4. D. 3. Câu 8: Vì sao một số chất hoá học như phenol, các kim loại nặng, alcohol thường dùng làm chất diệt khuẩn? A. Vì các chất này có thể gây biến đổi vật chất di truyền làm giảm khả năng thích nghi của vi sinh vật với môi trường. B. Vì các chất này có thể gây biến tính và làm bất hoạt protein, phá hủy cấu trúc màng sinh chất,… C. Vì các chất này có thể tiêu diệt hoặc ức chế đặc hiệu sự sinh trưởng của một hoặc một vài nhóm vi sinh vật. D. Vì các chất này có thể ngăn cản sự hấp thụ nước khiến các vi sinh vật bị chết do thiếu nước trầm trọng. Câu 9: Vi khuẩn lactic dinh dưỡng theo kiểu A. Hoá tự dưỡng. B. Quang dị dưỡng. C. Quang tự dưỡng. D. Hoá dị dưỡng. Câu 10: Sinh trưởng của quần thể vi sinh vật được hiểu là A. tăng kích thước tế bào của quần thể vi sinh vật. B. tăng kích thước tế bào của vi sinh vật. C. tăng lên về số lượng tế bào trong quần thể vi sinh vật. D. tăng kích thước và khối lượng tế bào của quần thể vi sinh vật. Câu 11: Quy trình sản xuất khí sinh học từ rác thải hữu cơ được thực hiện nhờ A. nhóm vi sinh vật cố định và phân giải lân. B. nhóm vi sinh vật lên men và sinh methane. C. nhóm vi sinh vật nitrat hóa và phản nitrat hóa. D. nhóm vi sinh vật quang tự dưỡng và quang dị dưỡng. Câu 12: Công nghệ tế bào động vật là A. quy trình công nghệ nuôi cấy các loại tế bào ở điều kiện vô trùng để tạo ra các cá thể có kiểu gene khác nhau nhằm mục đích nhân giống. B. quy trình công nghệ nuôi cấy các loại tế bào động vật và tế bào người trong môi trường tự nhiên để tạo ra một lượng lớn tế bào. C. quy trình công nghệ nuôi cấy các loại tế bào trứng đã thụ tinh ở điều kiện vô trùng để tạo ra các cá thể có kiểu gene khác nhau nhằm mục đích nhân giống. Trang 2/3 – Mã đề 401
  3. D. quy trình công nghệ nuôi cấy các loại tế bào động vật và tế bào người trong môi trường nhân tạo để tạo ra một lượng lớn tế bào. Câu 13: Các sản phẩm lên men như bánh mì, bia, rượu là sản phẩm ứng dụng của quá trình A. phân giải amylase. B. phân giải protein. C. phân giải polysaccharide. D. phân giải glucose. Câu 14: Cừu Đôly được tạo ra bằng phương pháp nào sau đây? A. Gây đột biến. B. Dung hợp tế bào trần. C. Cấy truyền phôi. D. Nhân bản vô tính. Câu 15: Sản phẩm nào sau đây không phải là ứng dụng của Virut trong sản xuất chế phẩm sinh học gồm A. interferon. B. sản xuất vaccine C. sản xuất insulin D. sản xuất thuốc kháng sinh. Câu 16: Công nghệ tế bào động vật dựa trên nguyên lí về A. tính toàn năng của tế bào. B. khả năng biệt hóa của tế bào. C. tính toàn năng, khả năng biệt hóa và phản biệt hóa của tế bào. D. khả năng phản biệt hóa của tế bào. Câu 17: Trong nông nghiệp, người ta sử dụng virus để sản xuất A. phân bón hóa học. B. thuốc trừ sâu sinh học. C. phân bón sinh học. D. thuốc trừ sâu hóa học. Câu 18: Cho các thành tựu sau đây: (1) Sử dụng vi khuẩn Corynebacterium glutamicum để sản xuất mì chính. (2) Sử dụng nấm men Saccharomyces cerevisiae để sản xuất protein đơn bào làm thức ăn bổ sung. (3) Sử dụng nấm Penicillium chrysogenum để sản xuất kháng sinh penicillin. (4) Sử dụng vi khuẩn Lactococcus lactis để sản xuất phomat. Các thành tựu của công nghệ vi sinh trong công nghiệp thực phẩm là A. (1), (2), (3) B. (1), (3), (4) C. (1), (2), (4) D. (2), (3), (4) Câu 19: Người ta thường sử dụng nhóm virus nào để sản xuất chế phẩm diệt côn trùng? A. Nucleo phedrosis. B. HPV. C. Virus cúm A. D. HIV. Câu 20: Vi sinh vật sử dụng nguồn năng lượng và nguồn carbon là chất hữu cơ thì sẽ có kiểu dinh dưỡng là A. hoá dị dưỡng. B. hóa tự dưỡng. C. quang tự dưỡng. D. quang dị dưỡng. Câu 21: Giai đoạn nào sau đây xảy ra sự liên kết giữa các thụ thể giữa virus với thụ thể của tế bào chủ? A. Giai đoạn xâm nhập. B. Giai đoạn hấp thụ. C. Giai đoạn phóng thích. D. Giai đoạn sinh tổng hợp. B. TỰ LUẬN: (3,0 điểm) Câu 1(1,0 điểm): Giải thích vì sao việc chuyển sang trồng đậu nành trên mảnh đất đã trồng khoai trước đó lại có tác dụng duy trì nitrogen trong đất. Câu 2 (1,0 điểm): So với chủng SARS-CoV-2 có động lực mạnh, hãy cho biết chủng có động lực yếu hơn có có khả năng phát tán trong cộng đồng cao hơn, thấp hơn hay không khác biệt? Giải thích. Câu 3 (1,0 điểm): Cây hoa giấy trồng trong điều kiện khô cằn so với cây cùng loài được tưới đủ nước, cây nào sẽ ra hoa nhiều hơn? Giải thích. ===== HẾT ===== Học sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm. Trang 3/3 – Mã đề 401
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2