intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Lương Thúc Kỳ, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp ích cho việc làm bài kiểm tra, nâng cao kiến thức của bản thân, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Lương Thúc Kỳ, Quảng Nam” bao gồm nhiều dạng câu hỏi bài tập khác nhau giúp bạn nâng cao khả năng tính toán, rèn luyện kỹ năng giải đề hiệu quả để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Lương Thúc Kỳ, Quảng Nam

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA TRƯỜNG THPT LƯƠNG THÚC KỲ HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN SINH HỌC - KHỐI LỚP 11 Thời gian làm bài : 45 Phút ( không kể thời gian giao đề ) ĐỀ GỐC 1 I.TRẮC NGHIỆM: Câu 1. Kiểu học không có ý thức, không biết rõ mình đã học được, khi cần có thể tái hiện lại kiến thức để giải quyết tình huống tương tự. Đây là hình thức học tập nào của động vật? A. Học ngầm. B. Học khôn. C. Quen nhờn. D. Điều kiện hóa. Câu 2. Hóc môn thực vật nào sau đây có tác dụng thúc quả nhanh chín, gây rụng lá? A. Êtilen. B. Axit abxixic. C. Gibêrelin. D. Auxin. Câu 3. Động vật nào sau đây có kiểu phát triển không qua biến thái? A. Ong. B. Bò. C. Gián. D. Ếch. Câu 4. Phát biểu nào sau đây đúng với với quá trình sinh trưởng ở động vật? A. Là quá trình tăng kích thước của cơ thể do tăng số lượng và kích thước tế bào. B. Là quá trình biến đổi gồm sinh trưởng, phân hóa tế bào và phát sinh hình thái. C. Là quá trình liên quan mật thiết với nhau gồm phân hóa tế bào và phát sinh hình thái. D. Là quá trình tăng kích thước của các hệ cơ quan trong cơ thể do quá trình phân bào. Câu 5. Sinh sản hữu tính ở thực vật là quá trình tạo ra A. những cá thể mới bảo đảm sự phát triển liên tục của loài. B. cá thể mới, không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái. C. cá thể mới, có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái. D. cá thể mới từ một phần cơ quan sinh dưỡng của cơ thể mẹ Câu 6. Quá trình thụ tinh ở thực vật có hoa xảy ra ở bộ phận nào sau đây? A. Bao phấn. B. Túi phôi. C. Đầu nhụy. D. Ống phấn. Câu 7. Chim én (Delichon dasypus) thường bay về Phương Nam vào mùa đông và bay trở lại miền Bắc vào mùa xuân khi thời tiết ấm áp. Đó là ví dụ về loại tập tính nào? A. Tập tính xã hội. B. Tập tính sinh sản. C. Tập tính lãnh thổ. D. Tập tính di cư. Câu 8. Ví dụ nào sau đây là hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật? A. Hạt lúa nảy mầm thành cây con. B. Củ khoai tây mọc chồi, chồi phát triển thành cây con. C. Cây cà chua ra hoa, kết quả và tạo hạt. D. Bào tử đơn bội nguyên phân và phát triển thành cây rêu đơn bội. Câu 9. Quá trình hình thành túi phôi ở thực vật có hoa có mấy lần phân bào? A. 1 lần giảm phân, 1 lần nguyên phân. B. 1 lần giảm phân, 2 lần nguyên phân. C. 1 lần giảm phân, 3 lần nguyên phân.
  2. D. 1 lần nguyên phân, 2 lần giảm phân Câu 10: Tại sao vào những ngày mùa đông cần cho gia súc non ăn nhiều thức ăn hơn để chúng có thể sinh trưởng và phát triển bình thường? A. Đối với gia súc non, mùa đông ăn nhiều mới đủ chất để phát triển bộ xương do ít ánh sáng. B. Đối với gia súc non, mùa đông lạnh giá ăn nhiều mới đủ năng lượng để chống rét. C. Đối với gia súc non, mùa đông lạnh giá gây mất nhiều nhiệt, nếu không tăng khẩu phần ăn sẽ làm chậm quá trình sinh trưởng. D. Đối với gia súc non, mùa đông ăn nhiều mới đủ để cung cấp năng lượng cho sự phát triển bộ xương - hệ cơ. Câu 11: Vì sao khi trời rét, động vật biến nhiệt sinh trưởng và phát triển chậm ? A. Vì thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể giảm, để hạn chế tiêu thụ năng lượng. B. Vì thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể mạnh tạo nhiều năng lượng để chống rét. C. Vì thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể giảm, sinh sản tăng D. Vì thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể tăng, sinh sản giảm Câu 12. Bộ nhiễm sắc thể ở các tế bào có mặt trong sự hình thành giao tử đực ở thực vật có hoa như thế nào? A.Tế bào mẹ 2n; các tiểu bào tử, tế bào sinh sản, tế bào ống phấn, các giao tử đều mang n. B.Tế bào mẹ, các tiểu bào tử, tế bào sinh sản, tế bào ống phấn đều mang 2n, các giao tử mang n. C. Tế bào mẹ, các tiểu bào tử 2n; tế bào sinh sản, tế bào ống phấn, các giao tử đều mang n. D.Tế bào mẹ, các tiểu bào tử, tế bào sinh sản2n; tế bào ống phấn, các giao tử đều mang n. Câu 13. Muốn tạo ra giống lợn Ỉ từ 40kg thành giống Ỉ lai tăng khối lượng xuất chuồng lên 100kg, con người cần sử dụng biện pháp nào sau đây? A. cải tạo chuồng trại. B. sử dụng chất kích thích sinh trưởng. C. cải tạo giống di truyền. D. cho ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. Câu 14. Ở trẻ em, khi cơ thể bị thiếu vitamin D sẽ mắc bệnh nào sau đây? A. Chậm lớn, còi xương. B. Tê phù, giảm trí nhớ. C. Khô mắt, quáng gà. D. Bệnh thiếu máu. Câu 15. Khi nói về ứng dụng của nhân bản vô tính ở động vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng? 1. Tạo các cơ quan mới thay thay thế các cơ quan bị bệnh, bị hỏng ở người. 2. Tạo ra những cá thể mới có năng suất vượt xa cá thể gốc. 3. Khắc phục nguy cơ tuyệt chủng ở một số loài động vật hoang dã. 4. Nhân giống nhanh vật nuôi để tăng năng suất. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. II> TỰ LUẬN: (5đ) 1. Trình bày nơi tổng hợp và tác động sinh lý của hoocmôn sinh trưởng và testosteron ở động vật có xương sống ( 2.0đ). 2. Sinh sản vô tính có những ưu điểm và hạn chế nào ( 2.0đ) 3. Hình bên mô tả phương pháp nhân giống vô tính nào, em hãy nêu ưu điểm của trồng cây theo phương pháp này so với trồng từ hạt
  3. I.TRẮC NGHIỆM: SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA TRƯỜNG THPT LƯƠNG THÚC KỲ HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN SINH HỌC - KHỐI LỚP 11 Thời gian làm bài : 45 Phút ( không kể thời gian giao đề )
  4. ĐỀ GỐC 2 Câu 1. Kiểu học phối hợp các kinh nghiệm cũ để tìm cách giải quyết những tình huống mới là hình thức học tập nào sau đây? A. Học ngầm. B. Học khôn. C. Quen nhờn. D. Điều kiện hóa. Câu 2. Hóc môn thực vật nào sau đây có tác dụng kéo dài trạng thái ngủ, nghỉ của hạt, đóng mở khí khổng và loại bỏ hiện tượng sinh con? A. Êtilen. B. Axit abxixic. C. Gibêrelin. D. Auxin. Câu 3. Động vật nào sau đây có kiểu phát triển không qua biến thái? A. Muỗi. B. Chuột. C. Ruồi. D. Ếch. Câu 4. Phát biểu nào sau đây đúng với với quá trình phát triển ở động vật? A.Là quá trình tăng kích thước của cơ thể do tăng số lượng và kích thước tế bào. B.Là quá trình biến đổi gồm sinh trưởng, phân hóa tế bào và phát sinh hình thái. C.Là quá trình liên quan mật thiết với nhau gồm phân hóa tế bào và phát sinh hình thái. D.Là quá trình tăng kích thước của các hệ cơ quan trong cơ thể do quá trình phân bào. Câu 5. Sinh sản hữu tính ở thực vật là quá trình tạo ra A. những cá thể mới bảo đảm sự phát triển liên tục của loài. B. cây con giống mẹ, không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái. C. cây con giống mẹ, có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái. D. cây con giống mẹ và bố, có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái. Câu 6. Quá trình thụ tinh ở thực vật có hoa xảy ra ở bộ phận nào sau đây? A. Bao phấn. B. Túi phôi. C. Đầu nhụy. D. Ống phấn. Câu 7. Chim bạc má khi trưởng thành chỉ có khoảng 30% số cá thể mới sinh ở lại quê hương, còn đa số đi tìm nơi ở mới. Đây là ví dụ về loại tập tính nào? A. Tập tính kiếm ăn. B. Tập tính sinh sản. C. Tập tính lãnh thổ. D. Tập tính di cư. Câu 8. Ví dụ nào sau đây không phải là hình thức sinh sản vô tính ở thực vật? A. Củ khoai tây mọc chồi, chồi phát triển thành cây con. B. Hạt lúa nảy mầm thành cây con. C. Từ các mép lá của cây thuốc bỏng hình thành các cây con. D. Bào tử đơn bội nguyên phân và phát triển thành cây rêu đơn bội. Câu 9. Quá trình hình thành giao tử đực ở thực vật có hoa có mấy lần phân bào? A. 1 lần giảm phân, 1 lần nguyên phân. B. 1 lần giảm phân, 2 lần nguyên phân. C. 1 lần giảm phân, 3 lần nguyên phân. D. 1 lần nguyên phân, 2 lần giảm phân. Câu 10: Tại sao vào những ngày mùa đông cần cho gia súc non ăn nhiều thức ăn hơn để chúng có thể sinh trưởng và phát triển bình thường? A. Đối với gia súc non, mùa đông ăn nhiều mới đủ chất để phát triển bộ xương do ít ánh sáng. B. Đối với gia súc non, mùa đông lạnh giá ăn nhiều mới đủ năng lượng để chống rét. C. Đối với gia súc non, mùa đông lạnh giá gây mất nhiều nhiệt, nếu không tăng khẩu phần ăn sẽ làm chậm quá trình sinh trưởng. D. Đối với gia súc non, mùa đông ăn nhiều mới đủ để cung cấp năng lượng cho sự phát triển bộ xương - hệ cơ. Câu 11: Vì sao khi trời rét, động vật biến nhiệt sinh trưởng và phát triển chậm ? A. Vì thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể giảm để hạn chế tiêu thụ năng lượng B. Vì thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể mạnh tạo nhiều năng lượng để chống rét. C. Vì thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể giảm, sinh sản tăng D. Vì thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể tăng, sinh sản giảm Câu 12. Bộ nhiễm sắc thể ở các tế bào có mặt trong sự hình thành túi phôi ở thực vật có hoa như thế nào? A.Tế bào mẹ 2n; đại bào tử, tế bào sinh sản, tế bào ống phấn, các giao tử đều mang n.
  5. B.Tế bào mẹ, các tiểu bào tử, tế bào sinh sản, tế bào ống phấn đều mang 2n, các giao tử mang n. C. Tế bào mẹ, các tiểu bào tử 2n; tế bào sinh sản, tế bào ống phấn, các giao tử đều mang n. D.Tế bào mẹ, các tiểu bào tử, tế bào sinh sản2n; tế bào ống phấn, các giao tử đều mang n. Câu 13. Từ giống lợn Ỉ - Móng Cái có năng suất 40kg/con, muốn tạo thành giống 100kg/con, con người sử dụng biện pháp nào sau đây? A. Cải tạo chuồng trại. B. Sử dụng chất kích thích sinh trưởng. C. Cho ăn thức ăn tổng hợp đủ chất dinh dưỡng. D. Lai tạo giống và chọn lọc. Câu 14. Ở trẻ em, khi cơ thể bị thiếu vitamin A sẽ mắc bệnh nào sau đây? A. Chậm lớn, còi xương. B. Tê phù, giảm trí nhớ. C. Khô mắt, quáng gà. D. Bệnh thiếu máu. Câu 15. Khi nói về ứng dụng của nhân bản vô tính ở động vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng? 1. Tạo các cơ quan mới thay thay thế các cơ quan bị bệnh, bị hỏng ở người. 2. Tạo ra những cá thể mới có năng suất vượt xa cá thể gốc. 3. Khắc phục nguy cơ tuyệt chủng ở một số loài động vật hoang dã. 4. Nhân giống nhanh vật nuôi để tăng năng suất. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. II.TỰ LUẬN: (5đ) 1.Trình bày nơi tổng hợp và tác động sinh lý của hoocmôn sinh trưởng và testosteron ở động vật có xương sống ( 2.0đ). 2. Sinh sản vô tính có những ưu điểm và hạn chế nào ( 2.0đ) 3. Hình bên mô tả phương pháp nhân giống vô tính nào, em hãy nêu ưu điểm của trồng cây theo phương pháp này so với trồng từ hạt
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2