intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Lê Hồng Phong, Đắk Lắk

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo “Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Lê Hồng Phong, Đắk Lắk”. Hi vọng tài liệu sẽ là nguồn kiến thức bổ ích giúp các em củng cố lại kiến thức trước khi bước vào kì thi sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Lê Hồng Phong, Đắk Lắk

  1. SỞ GD&ĐT ĐẮK LẮK KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ 2 TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN: SINH HỌC– Khối lớp 11 Thời gian làm bài : 45 phút (Đề thi có 03 trang) (không kể thời gian phát đề) Họ và tên học sinh :..................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 089 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm) Câu 1. Chu kì biến thái ở bướm gồm các giai đoạn theo trình tự nào sau đây? A. Sâu → bướm → nhộng → trứng. B. Bướm → trứng → sâu → nhộng. C. Trứng → nhộng → sâu → bướm. D. Trứng → sâu→ nhộng→ bướm. Câu 2. Ở người, sau khoảng bao lâu thì người phụ nữ mang thai sẽ sinh con? A. 90 tuần B. 7 tuần C. 1 năm D. 9 tháng 10 ngày Câu 3. Phụ nữ nên sinh con kế tiếp sau bao nhiêu năm để đảm bảo sức khỏe và sự hôi phục cơ thể? A. Từ 3 năm B. Từ 1 năm C. 30 năm D. 20 năm Câu 4. Các hình thức sinh sản hữu tính ở động vật? A. Đẻ trứng, đẻ bào tử B. Đẻ trứng thai, đẻ bào tử C. Đẻ thai, đẻ con D. Đẻ trứng, đẻ trứng thai, đẻ con Câu 5. Hệ tuần hoàn dẫn máu đến tất cả các hệ cơ quan, giúp vận chuyển các chất dinh dưỡng và oxygen tới tế bào, đưa các chất thải và carbon dioxide từ tế bào tới các cơ quan để thải ra ngoài. Đây là mối quan hệ của hệ nào? A. Hô hấp, bài tiết, tiêu hóa và tuần hoàn B. Hô hấp và bài tiết C. Hô hấp và nội tiết D. Hô hấp và thần kinh Câu 6. Thụ tinh ở thực vật có hoa là sự kết hợp A. Hai bộ NST đơn bội của giao tử đực và giao tử cái (trứng) trong túi phôi tạo thành hợp tử có bộ NST lưỡng bội B. Nhân của giao tử đực với nhân của trứng và nhân cực trong túi phôi tạo thành hợp tử C. Nhân quả 2 giao tử đực và giao tử cái (trứng) trong túi phôi tạo thành hợp tử D. Của hai tinh tử với trứng trong túi phôi Câu 7. Loại mô phân sinh nào sau đây không có ở cây một lá mầm? A. Mô phân sinh bên. B. Mô phân sinh đỉnh cây. C. Mô phân sinh đỉnh rễ. D. Mô phân sinh lóng. Câu 8. Chức năng của quả là? A. Thu chất dĩnh dưỡng cho cây B. Chức năng thẩm mỹ C. Nuôi dưỡng hạt D. Bảo vệ hạt và phát tán hạt Câu 9. Khi bất kì một hệ nào bị tổn thương thì hệ nào sẽ chịu ảnh hưởng đầu tiên? A. Hệ sinh dục B. Hệ thần kinh C. Hệ tuần hoàn D. Hệ bài tiết Câu 10. Hạt được chia thành hai loại là? A. Hạt có noãn và không có noãn B. Hạt có nội nhũ và không có nội nhũ C. Hạt có đài và không có đài D. Hạt có bầu và không có bầu 1/3 - Mã đề 089
  2. Câu 11. Hoocmôn nào sau đây ảnh hưởng đến cơ quan phụ nữ? A. Estrogen B. Melatonin C. Progesteron D. Testosterone Câu 12. Sinh sản vô tính có vai trò gì trong đời sống thực vật? A. Giúp cho sự tồn tại và phát triển của loài B. Giúp tạo ra các giống cây ghép đa dạng. C. Giúp duy trì các tính trạng tốt trong sản xuất. D. Giúp nhân nhanh các giống cây trồng quý hiếm. Câu 13. Nếu không có ánh sáng trong thời gian dài thì cây sẽ ra sao? A. Cây chết ngay lập tức B. Không thực hiên được quang hợp, hô hấp cũng không có nguyên liệu nên cây sẽ chết C. Rễ cây phát triển mạnh D. Lá cây tiêu biến và thực hiện hô hấp Câu 14. Thụ phấn là gì? A. Quá trình hạt phấn phát tán và rơi trên núm nhụy phù hợp B. Quá trình mà bông hoa này nhả phấn ra, bông hoa kia nhả nhụy ra và kết hợp trong không khí C. Quá trình mà hạt nhụy bây đến bầu phấn D. Quá trình hạt phấn được nhụy tìm đến và kết hợp Câu 15. Đâu là một mục đích của sinh sản? A. Đáp ứng nhu cầu năng lượng của sinh vật. B. Giữ cho cá thể sinh vật tồn tại. C. Đảm bảo sự phát triển liên tục của loài. D. Duy trì sự phát triển của sinh vật. Câu 16. Quá trình phát triển của động vật đẻ trứng gồm giai đoạn A. Hậu phôi và sau khi sinh. B. Phôi và sau khi sinh. C. Phôi và hậu phôi. D. Phôi thai và sau khi sinh. Câu 17. Ở sinh vật có mấy kiểu sinh sản? A. Sinh con và sinh trứng B. Sinh sản vô tính và hữu tính C. Sinh sản cơ học và hóa học D. Sinh sản hoàn toàn và bán hoàn toàn Câu 18. Sinh trưởng và phát triển ở động vật không qua biến thái có đặc điểm A. Con non có cấu tạo giống con trưởng thành. B. Con non có sự lột xác biến đổi thành con trưởng thành. C. Con non lột xác hoàn thiện cơ thể giống con trưởng thành. D. Con non có cấu tạo khác con trưởng thành. Câu 19. Những loài nào sau đây sinh trưởng và phát triển không qua biến thái? A. Châu chấu, ếch đồng, cá rô. B. Rắn, ruồi giấm, gà. C. Bồ câu, rắn, mèo. D. Bướm, mèo, cá rô. Câu 20. Sinh sản là gì? A. Quá trình tạo ra những cá thể mới đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển của loài. B. Quá trình tạo ra những cá thể mới đảm bảo sự tiến hóa của loài C. Quá trình tạo ra những cá thể mới đảm bảo sự tồn tại vĩnh viễn của loài. D. Quá trình tạo ra những cá thể mới bảo đảm sự phát triển kế tục của loài. 2/3 - Mã đề 089
  3. Câu 21. Mỗi loài thực vật sinh trưởng và phát triển thuận lợi trong một khoảng nhiệt độ nhất định. Nhiệt độ tối ưu của cây ôn đới là A. 0 – 15oC. B. 25 – 35oC. C. 15 – 20oC. D. 20 – 30oC. Câu 22. Loại mô phân sinh không có ở cây lúa là A. Mô phân sinh đỉnh rễ. B. Mô phân sinh lóng. C. Mô phân sinh bên. D. Mô phân sinh đỉnh thân. Câu 23. Một số ngành nghề có liên quan đến sinh học và cơ thể là? A. Công nhân bê vác B. Y học – dược học; Nông – Lâm – Ngư nghiệp; Công nghệ - Kỹ thuật - Nghiên cứu;…. C. Công nhân sản xuất đồ gỗ, đồ thờ D. Sinh học không có ứng dụng, chỉ có lý thuyết xuông Câu 24. Hormone được ứng dụng để kích thích ra rễ của cành giâm, cành chiết trong nhân giống vô tính là A. Auxin. B. Kinetin. C. Cytokinin. D. Gibberellin. Câu 25. Điều nào sau đây nói về hướng tiến hóa về sinh sản của động vật? A. Từ sinh sản hữu tính đến sinh sản vô tính, từ thụ tinh ngoài đến thụ tinh trong, từ đẻ trứng đến đẻ con B. Từ sinh sản vô tính đến sinh sản hữu tính, từ thụ tinh trong đến thụ tinh ngoài, tự đẻ trứng đến đẻ con C. Từ sinh sản vô tính đến sinh sản hữu tính, thụ tinh trong đến thụ tinh ngoài, từ đẻ con đến đẻ trứng D. Từ sinh sản vô tính đến sinh sản hữu tính, từ thụ tinh ngoài đến thụ tinh trong, từ đẻ trứng đến đẻ con Câu 26. Nếu rễ cây bị tổn thương là mất chức năng hút nước và khoáng chất, thì điều gì sẽ xảy ra? A. Chỉ có mạch rây và mạch gỗ là không hoạt động B. Tất cả cơ quan hoạt động bình thường C. Cây héo khô ngay lập tức D. Cây sẽ dần dần chết Câu 27. Hình thức sinh sản ở động vật hay thực vật sẽ phức tạp hơn? A. Thực vật B. Không kết luận được C. Động vật D. Bằng nhau Câu 28. Khi hệ tiêu hóa không có thức ăn để thực hiện hoạt động thì điều gì sẽ xảy ra? A. Tất cả các cơ quan, giác qua sẽ giảm hiệu suất hoạt động, có khi là tạm ngưng hoạt động B. Các giác quan bị ngừng hoạt động ngay lập tức C. Mọi thứ diễn ra bình thường D. Trừ hệ tuần hoàn, các hệ khác không hoạt động B. PHẦN TỰ LUẬN: ( 3 điểm ) Câu 1 ( 2 điểm): Nêu đặc điểm của hình thức thụ tinh trong và thụ tinh ngoài ở động vật. Các loài động vật sống trên cạn có hình thức thụ tinh ngoài không? Vì sao? Câu 2 ( 1 điểm): Tại sao người ta thường ưa chuộng sử dụng phương pháp ghép cây trong trồng trọt? ------ HẾT ------ 3/3 - Mã đề 089
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2