intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2019-2020 - THPT Nguyễn Văn Cừ

Chia sẻ: Somai999 Somai999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

38
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hãy tham khảo Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2019-2020 - THPT Nguyễn Văn Cừ để giúp các em biết thêm cấu trúc đề thi học kì 2 như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi học kì sắp tới đạt điểm tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2019-2020 - THPT Nguyễn Văn Cừ

  1. SỞ GD VÀ ĐT KON TUM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II - NĂM HỌC 2019-2020 TRƯỜNG THPT MÔN: SINH HỌC LỚP: 12 NGUYỄN VĂN CỪ Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề) ------------------ --------------------------------------------- MÃ ĐỀ: 209 (Đề gồm có 04 trang) Chọn câu trả lời đúng nhất tô vào phiếu trả lời trắc nghiệm Câu 1: Giả sử kết quả khảo sát về diện tích khu phân bố (tính theo m2) và kích thước quần thể (tính theo số lượng cá thể) của 4 quần thể sinh vật cùng loài ở cùng một thời điểm như sau: Quần thể I II III IV Diện tích khu phân bố 25580 24260 19350 19540 Kích thước quần thể 38370 36390 38700 40635 Cho biết diện tích khu phân bố của 4 quần thể đều không thay đổi, không có hiện tượng xuất cư và nhập cư. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (1) Mật độ cá thể của quần thể IV cao nhất (2) Nếu kích thước quần thể II tăng 2%/năm thì sau 1 năm mật độ cá thể của quần thể này là 1,53 cá thể/m2. (3) Nếu kích thước quần thể III tăng 5%/năm và quần thể IV có tỷ lệ sinh bằng tỉ lệ tử thì sau 1 năm kích thước quần thể III bằng kích thước của quần thể IV. (4) Mật độ của quần thể I và quần thể II bằng nhau. A. 1 B. 3 C. 4 D. 2 Câu 2: Để phân biệt hai loài sinh sản hữu tính, tiêu chuẩn chính xác và khách quan nhất là A. tiêu chuẩn hình thái B. tiêu chuẩn sinh lí - hoá sinh C. tiêu chuẩn địa lí - sinh thái D. tiêu chuẩn cách li sinh sản Câu 3: Các loài thường phân bố khác nhau trong không gian theo chiều thẳng đứng hoặc theo chiều ngang là do A. hạn chế về nguồn dinh dưỡng B. nhu cầu sống khác nhau C. mối quan hệ cạnh tranh giữa các loài D. mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài Câu 4: Khi nói về vai trò của cách li địa lí trong quá trình hình thành loài mới, phát biểu nào sau đây sai? A. Cách li địa lí có thể dẫn đến hình thành loài mới qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp B. Cách li địa lí trực tiếp làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định C. Cách li địa lí ngăn cản các cá thể của các quần thể cùng loài gặp gỡ và giao phối với nhau D. Cách li địa lí duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể được tạo ra bởi các nhân tố tiến hóa Câu 5: Mối quan hệ nào sau đây là biểu hiện của quan hệ cộng sinh? A. Dây tơ hồng bám trên thân cây lớn B. Sâu bọ sống trong các tổ mối C. Vi khuẩn Rizobium trong nốt sần cây họ Đậu D. Làm tổ tập đoàn giữa nhạn và cò biển Câu 6: Khi nói về các nhân tố tiến hóa theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây sai? A. Các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể một cách chậm chạp B. Đột biến cung cấp nguồn biến dị sơ cấp cho quá trình tiến hóa C. Chọn lọc tự nhiên là nhân tố định hướng quá trình tiến hóa D. Di - nhập gen có thể làm phong phú vốn gen của quần thể Câu 7: Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen ở một quần thể qua 4 thế hệ liên tiếp thu được kết quả như trong bảng sau: Thành phần kiểu gen AA Aa aa Thế hệ F1 16/25 8/25 1/25 Thế hệ F2 16/25 8/25 1/25 Trang 1/4 - Mã đề thi 209
  2. Thế hệ F3 1/5 2/5 2/5 Thế hệ F4 4/9 4/9 1/9 Có bao nhiêu nhận xét dưới đây đúng với kết quả ở bảng trên? (1) Đột biến có thể là nhân tố làm biến đổi cấu trúc di truyền ở thế hệ F3 (2) Tần số alen a trước khi chịu tác động của nhân tố tiến hóa là 0,2 (3) Chọn lọc chống lại thể đồng hợp lặn là nhân tố làm thay đổi tần số alen của quần thể ở thế hệ F4 (4) Quần thể ở thế hệ F1 là quần thể ngẫu phối A. 3 B. 2 C. 1 D. 4 Câu 8: Tiến hành lai giữa 2 loài cỏ dại có kiểu gen lần lượt là AaBb và DdEE, sau đó đa bội hóa sẽ thu được một thể dị đa bội (đa bội khác nguồn). Thể đột biến được tạo ra từ phép lai này không có kiểu gen nào sau đây? A. aaBBddEE B. AABBDDEE C. AAbbddEE D. AaBbDdEE Câu 9: Theo quan niệm của Đacuyn, đơn vị tác động của chọn lọc tự nhiên là A. quần xã B. phân tử C. quần thể D. cá thể Câu 10: Theo thuyết tiến hoá hiện đại, thực chất của chọn lọc tự nhiên là sự A. đào thải các biến dị có hại, tích lũy các biến dị có lợi cho sinh vật B. phát triển và sinh sản ưu thế của những cá thể thích nghi hơn C. phân hoá khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể D. phân hóa khả năng sống sót của những cá thể thích nhất Câu 11: Khi nói về quá trình hình thành loài mới theo quan niệm thuyết tiến hoá hiện đại phát biểu nào sau đây sai? A. Thực chất quá trình hình thành loài là quá trình cải biến thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng thích nghi, tạo ra một kiểu gen mới cách li sinh sản với quần thể gốc B. Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hoá xảy ra phổ biến ở thực vật C. Hình thành loài bằng con đường sinh thái thường gặp ở thực vật và động vật ít di chuyển xa D. Hình thành loài bằng con đường cách li địa ly thường xảy ra một cách chậm chạp qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp Câu 12: Khi nói về cấu trúc tuổi của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây sai? A. Nghiên cứu về nhóm tuổi giúp chúng ta bảo vệ và khai thác tài nguyên sinh vật có hiệu quả hơn B. Tuổi sinh thái là thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể trong quần thể C. Mỗi quần thể thường có 3 nhóm tuổi là: Nhóm tuổi trước sinh sản, nhóm tuổi đang sinh sản và nhóm tuổi sau sinh sản D. Cấu trúc tuổi của quần thể luôn thay đổi, phụ thuộc vào điều kiện sống của môi trường Câu 13: Điều nào sau đây sai khi nói về quần xã sinh vật? A. Quan hệ dinh dưỡng của các nhóm loài, các cá thể trong quần xã được chia ra thành các nhóm : nhóm sinh vật sản xuất, nhóm sinh vật tiêu thụ và nhóm sinh vật phân giải B. Thành phần loài trong quần xã biểu thị qua số lượng loài, số lượng cá thể của mỗi loài; loài ưu thế, loài đặc trưng C. Sự phân bố cá thể trong không gian của quần xã theo chiều thẳng đứng và theo chiều ngang D. Quan hệ sinh thái giữa các loài gồm có hỗ trợ và cạnh tranh Câu 14: Các nhà khoa học lập được bảng khái quát về ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường nước lên sự phát triển của hai loài cá như sau: Tên loài Giới hạn dưới Giới hạn trên Khoảng thuận lợi Cá chép 20C 440C 170C – 370C Cá rô phi 5,60C 420C 250C - 350C Phát biểu nào sau đây đúng khi đề cập đến tác dụng của nhiệt độ đối với hai loài trên ? A. Giới hạn sinh thái về nhiệt độ của cá chép hẹp hơn cá rô phi B. Cá rô phi chết khi nhiệt độ nước là 42 độ, cá chép chết khi nhiệt độ nước là 44 độ C. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi D. Cá rô phi thích hợp với ao hồ miền Bắc nước ta hơn cá chép Trang 2/4 - Mã đề thi 209
  3. Câu 15: Ý nghĩa sinh thái của phân bố đồng đều là A. tạo điều kiện các cá thể hỗ trợ nhau chống lại các điều kiện bất lợi của môi trường B. làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể C. sinh vật tận dụng nguồn sống tiềm tàng trong môi trường D. làm tăng mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể Câu 16: Sơ đồ bên minh họa cho lưới thức ăn trong 1 hệ sinh thái gồm các loài: A là sinh vật sản xuất; B, C, D, E, F, H là các sinh vật tiêu thụ. Có bao nhiêu kết luận sau đây đúng khi nói về lưới thức ăn này? (1) Lưới thức ăn này có tối đa 7 chuỗi thức ăn. (2) Loài D tham gia vào 3 chuỗi thức ăn. (3) Nếu loài C bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần xã thì sau một thời gian quần xã chỉ còn 4 loài. (4) Loài H có thể thuộc 4 bậc dinh dưỡng khác nhau. A. 4 B. 3 C. 2 D. 1 Câu 17: Trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất, ở giai đoạn tiến hóa hóa học đã hình thành nên A. các đại phân tử hữu cơ B. các giọt côaxecva C. các tế bào nhân thực D. các tế bào sơ khai Câu 18: Giải thích nào sau đây là đúng theo quan niệm của Đacuyn về sự xuất hiện bướm sâu đo bạch dương màu đen (Biston betularia) ở vùng Manchetxtơ (Anh) ? A. Dạng đột biến quy định kiểu hình màu đen ở bướm sâu đo bạch dương đã xuất hiện một cách ngẫu nhiên từ trước và được chọn lọc tự nhiên giữ lại B. Các cá thể có màu đen ở bướm sâu đo bạch dương đã xuất hiện từ trước trong quá trình sinh sản của loài và được chọn lọc tự nhiên giữ lại C. Môi trường sống là các thân cây bạch dương bị nhuộm đen đã làm phát sinh các biến dị cá thể có màu đen trên cơ thể sâu đo bạch dương D. Khi sử dụng thức ăn bị nhuộm đen do khói bụi đã làm cho cơ thể bướm bị nhuộm đen Câu 19: Trên đồng cỏ, các con bò đang ăn cỏ. Bò tiêu hóa được cỏ nhờ các vi sinh vật sống trong dạ cỏ. Các con chim sáo đang tìm ăn các con rận sống trên da bò. Khi nói về quan hệ giữa các sinh vật trên, phát biểu nào sau đây sai? A. Quan hệ giữa chim sáo và bò là quan hệ hợp tác B. Quan hệ giữa bò và vi sinh vật là quan hệ cộng sinh C. Quan hệ giữa vi sinh vật và rận là quan hệ cạnh tranh D. Quan hệ giữa rận và bò là quan hệ vật chủ và vật kí sinh Câu 20: Theo quan niệm của thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Tất cả các biến dị là nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên B. Tất cả các biến dị đều di truyền được và đều là nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên C. Không phải tất cả các biến dị di truyền đều là nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên D. Tất cả các biến dị di truyền đều là nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên Câu 21: Giả sử năng lượng đồng hoá của các sinh vật trong một chuỗi thức ăn như sau: Sinh vật bậc 1: 1 500 000 Kcal. Sinh vật bậc 2: 180 000 Kcal. Sinh vật bậc 3: 18 000 Kcal. Sinh vật bậc 4: 1 620 Kcal. Hiệu suất sinh thái giữa sinh vật tiêu thụ cấp 3 với sinh vật tiêu thụ cấp 2 và giữa sinh vật tiêu thụ cấp 2 với sinh vật tiêu thụ cấp 1 trong chuỗi thức ăn trên lần lượt là: A. 9% và 10% B. 10% và 9% C. 12% và 10% D. 10% và 12% Câu 22: Quan hệ giữa hai hay nhiều loài sinh vật, trong đó tất cả các loài đều có lợi song không nhất thiết phải xảy ra là đặc điểm của mối quan hệ A. hội sinh B. hỗ trợ C. hợp tác D. cộng sinh Câu 23: Hệ sinh thái bao gồm A. quần thể sinh vật và môi trường sống của quần thể Trang 3/4 - Mã đề thi 209
  4. B. tất cả các loài sinh vật trên trái đất C. quần xã sinh vật và môi trường sống của quần xã D. các sinh vật luôn luôn tác động lẫn nhau Câu 24: Trong một khu rừng, một quần thể côn trùng sống trên loài cây M (quần thể M). Do quần thể phát triển mạnh, một số cá thể phát tán sang loài cây N. Những cá thể nào ăn được thức ăn ở loài cây N thì sống sót và sinh sản, qua thời gian dài hình thành nên quần thể mới (quần thể N). Người ta nhận thấy con lai giữa các cá thể của quần thể N với quần thể M có sức sống kém, không sinh sản được. (1) Đây là ví dụ về hình thành loài mới bằng cách li sinh thái. (2) Quần thể N cùng loài với quần thể M. (3) Thức ăn khác nhau là nguyên nhân trực tiếp làm xuất hiện các đặc điểm của các cá thể trong quần thể N. (4) Quần thể M có khả năng phát tán rất rộng. Có bao nhiêu nhận định đúng về thông tin trên? A. 1 B. 4 C. 2 D. 3 Câu 25: Mật độ cá thể có thể ảnh hưởng đến các mối quan hệ trong quần thể như thế nào? A. Khi mật độ cá thể trong quần thể tăng quá cao, các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt. Khi mật độ trong quần thể giảm, các cá thể trong quần thể tăng cường hỗ trợ lẫn nhau B. Khi mật độ cá thể trong quần thể tăng quá cao, các cá thể ít cạnh tranh nhau. Khi mật độ giảm, các cá thể trong quần thể tăng cường hỗ trợ lẫn nhau C. Khi mật độ cá thể trong quần thể tăng quá cao, các cá thể ít cạnh tranh nhau. Khi mật độ giảm, các cá thể trong quần thể ít hỗ trợ lẫn nhau D. Khi mật độ cá thể trong quần thể tăng quá cao, các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt. Khi mật độ giảm, các cá thể trong quần thể ít hỗ trợ lẫn nhau Câu 26: Trong lịch sử phát sinh và phát triển của sinh vật trên Trái Đất, cho đến nay, hoá thạch của sinh vật nhân thực cổ nhất tìm thấy thuộc đại A. Trung sinh B. Nguyên sinh C. Thái cổ D. cổ sinh Câu 27: Khi nói về chu trình cacbon, phát biểu nào sau đây sai ? A. Cacbon đi vào chu trình dưới dạng cacbon điôxit B. Phần lớn cacbon được lắng đọng, không hoàn trả vào chu trình C. Động vật ăn cỏ sử dụng thực vật làm thức ăn chuyển các hợp chất chứa cacbon cho động vật ăn thịt D. Thông qua quang hợp, thực vật lấy CO2 để tổng hợp chất hữu cơ Câu 28: Lưới thức ăn A. gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau B. gồm các chuỗi thức ăn trong các quần xã khác nhau có quan hệ dinh dưỡng với nhau C. gồm các chuỗi thức ăn trong quần xã có nhiều mắc xích chung D. gồm các chuỗi thức ăn trong quần xã có chung mắc xích sinh vật sản xuất Câu 29: Ví dụ nào sau đây là sai khi nói về bằng chứng về sinh học phân tử ? A. Pr các loài đều được cấu tạo từ 20 loại axit amin B. Bộ gen của tinh tinh và người giống nhau 98% C. Đa số các loài dùng chung bảng mã di truyền D. Tế bào mọi sinh vật đều gồm 3 thành phần cơ bản Câu 30: Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật? A. Bầy gà trong lồng gà ở chợ B. Các cây cỏ ở cao nguyên Mộc Châu C. Côn trùng đang sống ở Vườn Quốc gia Cúc Phương D. Đàn chim yến trên đảo Yến ----------------------------------------------- ----------- HẾT ---------- ( Thí sinh không được sử dụng tài liệu) Trang 4/4 - Mã đề thi 209
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2