intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2022-2023 - Sở GD&ĐT Vĩnh Long

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

10
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham gia thử sức với “Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2022-2023 - Sở GD&ĐT Vĩnh Long” để nâng cao tư duy, rèn luyện kĩ năng giải đề và củng cố kiến thức môn học nhằm chuẩn bị cho kì thi quan trọng sắp diễn ra. Chúc các em vượt qua kì thi học kì thật dễ dàng nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2022-2023 - Sở GD&ĐT Vĩnh Long

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II NĂM HỌC 2022-2023 VĨNH LONG BÀI KIỂM TRA KHOA HỌC TỰ NHIÊN MÔN: SINH HỌC - 12 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề kiểm tra gồm có 04 trang) Mã đề 209 Họ và tên:………………………………………….…………….Lớp:………… Câu 81: Sơ đồ dưới đây mô tả mối quan hệ dinh dưỡng gồm sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải. Trong đó A, B, C và D là tên các loài sinh vật có trong quần xã. Loài sinh vật nào thuộc sinh vật phân giải? A. Loài A. B. Loài D. C. Loài B. D. Loài C. Câu 82: Trong quá trình phát sinh và phát triển sự sống trên Trái Đất, chim và thú phát sinh ở đại nào sau đây? A. Đại Cổ sinh. B. Đại Nguyên sinh. C. Đại Trung sinh. D. Đại Thái cổ. Câu 83: Quá trình phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất gồm các giai đoạn sau: (I) Tiến hoá tiền sinh học. (II) Tiến hoá hoá học. (III) Tiến hoá sinh học. Các giai đoạn trên diễn ra theo trình tự đúng là: A. (I) → (II) → (III). B. (II) → (III) → (I). C. (III) → (II) → (I). D. (II) → (I) → (III). Câu 84: Trong hệ sinh thái, sinh vật nào sau đây là sinh vật tiêu thụ bậc 1? A. Sâu ăn lá ngô. B. Nhái. C. Cây ngô. D. Rắn hổ mang. Câu 85: Dựa theo kích thước quần thể, trong những loài dưới đây, loài nào có kiểu tăng trưởng số lượng gần với hàm số mũ? A. Ếch nhái ven hồ. B. Rái cá trong hồ. C. Vi khuẩn lam trong hồ. D. Ba ba ven sông. Câu 86: Các con trâu rừng đi kiếm ăn theo đàn giúp nhau cùng chống lại thú ăn thịt tốt hơn các con trâu rừng đi kiếm ăn riêng lẻ. Đây là ví dụ về mối quan hệ A. hỗ trợ cùng loài. B. cạnh tranh cùng loài. C. hội sinh. D. cộng sinh. Câu 87: Có bao nhiêu ví dụ dưới đây thuộc mối quan hệ hội sinh giữa các loài trong quần xã sinh vật? (I) Hải quỳ và cua. (II) Cây phong lan bám trên thân cây gỗ. (III) Cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ. (IV) Cá ép sống bám trên cá lớn. A. 4. B. 3. C. 1. D. 2. Câu 88: Theo quan niệm của Đacuyn, đơn vị tiến hoá là A. giao tử. B. loài. C. quần thể. D. cá thể. Câu 89: Một quần thể ngẫu phối có tần số kiểu gen là 0,25 AA: 0,50 Aa: 0,25 aa. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Nếu có tác động của yếu tố ngẫu nhiên thì alen A có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể. B. Nếu không có tác động của các nhân tố tiến hóa thì F2 có 50% số cá thể mang alen a. C. Nếu chỉ có tác động của nhân tố đột biến thì sẽ làm giảm đa dạng di truyền của quần thể. D. Nếu chỉ có tác động của di – nhập gen thì tần số các alen thay đổi theo một hướng xác định. Câu 90: Khi nói về quá trình diễn thế sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai? (I) Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường. (II) Sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã là một trong những nguyên nhân gây ra diễn thế sinh thái. (III) Diễn thế thứ sinh khởi đầu từ môi trường chưa từng có sinh vật. (IV) Nghiên cứu diễn thế sinh thái giúp chúng ta có thể chủ động xây dựng kế hoạch để bảo vệ và khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên. A. 1. B. 4. C. 2. D. 3. Trang 1/4 - Mã đề thi 209
  2. Ab Câu 91: Xét một cơ thể có kiểu gen . Khi cơ thể này giảm phân hình thành giao tử đã xảy ra hoán vị gen aB với tần số 40%. Cho rằng không có đột biến xảy ra, theo lí thuyết, tỉ lệ giao tử chỉ mang 2 alen trội chiếm A. 30%. B. 40%. C. 20%. D. 60%. Câu 92: Thời gian sống thực tế của một cá thể trong quần thể được gọi là A. tuổi sinh lí. B. tuổi đang sinh sản. C. tuổi quần thể. D. tuổi sinh thái. Câu 93: Một loài thực vật, chiều cao cây do 2 cặp gen D, d và E, e phân li độc lập cùng quy định. Kiểu gen có cả alen trội D và alen trội E quy định thân cao, các kiểu gen còn lại quy định thân thấp. Lai giữa cây dị hợp 2 cặp gen với cây đồng hợp 2 cặp gen lặn. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở đời con là A. 1 cây thân cao: 1 cây thân thấp. B. 1 cây thân cao: 3 cây thân thấp. C. 5 cây thân cao: 3 cây thân thấp. D. 9 cây thân cao: 7 cây thân thấp. Câu 94: Ví dụ nào sau đây là cơ quan tương tự? A. Cánh chim và cánh côn trùng. B. Cánh dơi và tay người. C. Tua cuốn của dây bí và gai xương rồng. D. Lá đậu Hà Lan và gai xương rồng. Câu 95: Cơ quan nào sau đây ở người là cơ quan thoái hóa? A. Ruột non. B. Phổi. C. Răng khôn. D. Gan. Câu 96: Nhằm tìm kiếm các loài thực vật phù hợp cho sản xuất, các nhà khoa học đã tiến hành các thử nghiệm trên hai loài thực vật đầm lầy gồm loài X và loài Y. Để nghiên cứu ảnh hưởng của nước biển tới hai loài này, chúng được trồng trong đầm nước mặn và đầm nước ngọt. Kết quả nghiên cứu được thể hiện ở sơ đồ dưới đây: Loài X Loài Y Khi nói về 2 loài này, phát biểu nào sau đây sai? A. Cả 2 loài X và Y đều là sinh trưởng tốt trong điều kiện nước ngọt. B. Trong cùng một độ mặn, loài Y có sinh khối cao hơn loài X. C. Loài Y chịu mặn kém hơn loài X. D. Trong tương lai nước biển dâng lên loài X sẽ trở nên phổ biến hơn loài Y. Câu 97: Trong nông nghiệp có thể sử dụng ong mắt đỏ để diệt trừ sâu hại, sử dụng một số loài kiến để diệt trừ rệp cây. Đặc điểm nào sau đây không phải là ưu điểm của phương pháp trên? A. Có hiệu quả cao, không phụ thuộc vào thời tiết, khí hậu. B. Không gây ô nhiễm môi trường. C. Không gây ảnh hưởng xấu tới sinh vật có ích và sức khỏe con người. D. Không gây hiện tượng nhờn thuốc. Câu 98: Khi nói về giới hạn sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (I) Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của mỗi nhân tố sinh thái mà trong đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian. (II) Khoảng chống chịu là khoảng giá trị mà tại đó sinh vật bị ức chế hoạt động sinh lí. (III) Khoảng thuận lợi là khoảng giá trị mà tại đó sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất. (IV) Các cá thể cùng loài đều có giới hạn sinh thái về mỗi nhân tố sinh thái giống nhau. A. 3. B. 4. C. 2. D. 1. Câu 99: Nhân tố nào sau đây là nhân tố định hướng cho quá trình tiến hóa? A. Các yếu tố ngẫu nhiên. B. Chọn lọc tự nhiên. C. Đột biến. D. Di - nhập gen. Trang 2/4 - Mã đề thi 209
  3. Câu 100: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, hiện tượng phát tán hạt giữa các quần thể thực vật cùng loài dẫn đến làm thay đổi vốn gen của các quần thể này được gọi là A. di - nhập gen. B. giao phấn không ngẫu nhiên. C. đột biến. D. chọn lọc tự nhiên. Câu 101: Trong các nhân tố tiến hoá sau đây, có bao nhiêu nhân tố có thể làm thay đổi tần số alen của quần thể? I. Đột biến. II. Chọn lọc tự nhiên. III. Di - nhập gen. IV. Giao phối không ngẫu nhiên. V. Các yếu tố ngẫu nhiên A. 3. B. 2. C. 5. D. 4. Câu 102: Một loài thực vật lưỡng bội, xét 3 gen trên 2 cặp NST, mỗi gen quy định 1 tính trạng và mỗi gen đều có 2 alen, alen trội là trội hoàn toàn. Phép lai P: 2 cây giao phấn với nhau, tạo ra F1 gồm 8 loại kiểu hình, trong đó các cây có kiểu hình trội về 3 tính trạng có 10 loại kiểu gen. Theo lí thuyết, các cây có 2 alen trội ở F1 có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen? A. 7. B. 5. C. 9. D. 11. Câu 103: Nếu mật độ cá thể của một quần thể động vật tăng quá cao, nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể thì có thể làm tăng A. kích thước quần thể. B. mức cạnh tranh. C. mức nhập cư. D. mức sinh sản. Câu 104: Theo lí thuyết, tập hợp sinh vật nào sau đây là một quần thể sinh vật? A. Gà Lôi ở rừng Kẻ Gỗ. B. Cá ở Hồ Tây. C. Cây hạt kín ở rừng Bạch Mã. D. Chim ở Trường Sa. Câu 105: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, loài người xuất hiện ở đại A. Trung sinh. B. Cổ sinh. C. Tân sinh. D. Nguyên sinh. Câu 106: Ở một loài thực vật, xét 1 cơ thể có 2 cặp gen dị hợp (Aa, Bb) tiến hành giảm phân tạo giao tử. Biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến và tạo ra được tối đa 4 loại giao tử. Kiểu gen của cơ thể trên là aB Ab A. . B. aabb. C. . D. AABb. aB aB Câu 107: Các nhà khoa học khi nghiên cứu ổ sinh thái về số lượng và kích thước thức ăn trong môi trường của 4 loài sinh vật thu được biểu đồ sau: Phân tích đồ thị trên và cho biết nhận định sau đây là đúng ? A. Nếu các loài trên có cùng nguồn gốc tổ tiên thì các loài này đã tiến hóa đồng qui. B. Kích thước thức ăn tăng dần từ loài 4 đến loài 1. C. Mức độ cạnh tranh gay gắt nhất thuộc về loài 3 và loài 4. D. Loài 3 là loài có sự cạnh tranh với nhiều loài nhất. Câu 108: Trình tự các nuclêôtit trên mạch mã gốc của một đoạn gen mã hóa cấu trúc của nhóm enzyme đêhiđrôgenaza ở người và các loài vượn người như sau: Có thể rút ra kết luận gì về mức độ gần gũi trong mối quan hệ họ hàng giữa các loài? A. Gôrila có quan hệ họ hàng gần với người nhất, tiếp đến tinh tinh và sau cùng là đười ươi. B. Đười ươi có quan hệ họ hàng gần với người nhất, tiếp đến tinh tinh và sau cùng là Gôrila. C. Tinh tinh có quan hệ họ hàng gần với người nhất, tiếp đến đười ươi và sau cùng là Gôrila. D. Tinh tinh có quan hệ họ hàng gần với người nhất, tiếp đến Gôrila và sau cùng là đười ươi. Trang 3/4 - Mã đề thi 209
  4. Câu 109: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố nào sau đây tạo ra các alen mới, cung cấp nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa? A. Chọn lọc tự nhiên. B. Các yếu tố ngẫu nhiên. C. Các cơ chế cách li. D. Đột biến. Câu 110: Quan hệ giữa 2 loài A và B trong quần xã được biểu diễn bằng sơ đồ sau: Cho biết dấu (+): loài được lợi, dấu (-): loài bị hại. Sơ đồ trên biểu diễn cho những mối quan hệ nào sau đây? A. Hợp tác và hội sinh. B. Kí sinh và ức chế cảm nhiễm. C. Cạnh tranh và sinh vật này ăn sinh vật khác. D. Kí sinh và sinh vật này ăn sinh vật khác. Câu 111: Khi nói về quá trình hình thành loài bằng con đường cách li địa lí, phát biểu nào sau đây đúng? A. Quá trình này thường xảy ra một cách chậm chạp, không có sự tác động của chọn lọc tự nhiên. B. Quá trình này chỉ xảy ra ở động vật mà không xảy ra ở thực vật. C. Vốn gen của quần thể có thể bị thay đổi nhanh hơn nếu có tác động của yếu tố ngẫu nhiên. D. Cách li địa lí là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi trên cơ thể sinh vật. Câu 112: Bằng chứng tiến hóa nào sau đây cung cấp cho chúng ta những bằng chứng trực tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới? A. Tế bào học. B. Hóa thạch. C. Giải phẫu so sánh. D. Sinh học phân tử. Câu 113: Cho chuỗi thức ăn: Tảo đơn bào  động vật phù du  giáp xác  cá  chim bói cá. Trong đó sinh vật ăn giáp xác là bậc dinh dưỡng cấp A. 1. B. 2. C. 4. D. 3. Câu 114: Quần xã nào sau đây có lưới thức ăn phức tạp nhất? A. Rừng rụng lá ôn đới. B. Rừng lá kim phương Bắc. C. Rừng mưa nhiệt đới. D. Đồng rêu. Câu 115: Các nhà nghiên cứu đã khảo sát 4 quần thể bướm lá ở huyện X đã thu được kết quả như sau: Quần thể I II III IV Kích thước quần thể 2380 2950 3100 4350 Diện tích (ha) 1250 1400 1350 2870 Cho biết điều kiện sinh thái tại các nơi khảo sát là như nhau, không có hiện tượng xuất cư và nhập cư. Theo lí thuyết quần thể nào có sự cạnh tranh gay gắt nhất? A. Quần thể II. B. Quần thể IV. C. Quần thể I. D. Quần thể III. Câu 116: Cá thể của hai loài thân thuộc có thể giao phối với nhau tạo ra con lai không có sức sống, phương thức này thuộc về loại cơ chế cách li nào? A. Nơi ở. B. Cơ học. C. Tập tính. D. Sau hợp tử. Câu 117: Trên thảo nguyên, sư tử bắt linh dương để ăn. Mối quan hệ giữa sư tử và linh dương thuộc quan hệ A. hỗ trợ. B. sinh vật này ăn sinh vật khác. C. cạnh tranh. D. hợp tác. Câu 118: Các động vật khác loài, sống trong cùng một môi trường, có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau nên không giao phối được với nhau. Đây là biểu hiện của dạng cách li A. tập tính. B. cơ học. C. sau hợp tử. D. nơi ở. Câu 119: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về kích thước của quần thể sinh vật? A. Nếu kích thước vượt quá mức tối đa thì cạnh tranh giữa các cá thể tăng cao sẽ làm tiêu diệt quần thể. B. Quần thể có thể bị diệt vong nếu kích thước giảm dưới mức tối thiểu. C. Kích thước quần thể ổn định và đặc trưng cho từng loài. D. Loài có kích thước cơ thể lớn thường có kích thước quần thể lớn. Câu 120: Một quần thể cây thông ở Đà Lạt có khoảng 1.300 cây. Đây là ví dụ về đặc trưng nào sau đây của quần thể? A. Sự phân bố cá thể. B. Kích thước quần thể. C. Tỉ lệ giới tính. D. Mật độ cá thể. ----------- HẾT ---------- Trang 4/4 - Mã đề thi 209
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2