intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập thật tốt trong kì thi sắp tới. TaiLieu.VN xin gửi đến các bạn ‘Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên’. Vận dụng kiến thức và kỹ năng của bản thân để thử sức mình với đề thi nhé! Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên

  1. SỞ GDĐT THÁI NGUYÊN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II LỚP 12 NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THPT Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN LƯƠNG NGỌC QUYẾN Môn thi thành phần: SINH HỌC (Đề thi có 04 trang) Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Mã đề 013 Họ và tên học sinh:…………..…..............…Lớp:……… SBD: ……....Phòng: …… Câu 81: Bằng chứng nào sau đây là bằng chứng trực tiếp về nguồn gốc của các loài sinh vật trên Trái Đất? A. Sinh học phân tử. B. Giải phẫu so sánh. C. Hóa thạch. D. Tế bào học. Câu 82: Khi nói về sự phát sinh loài người, điều nào sau đây không đúng? A. Vượn người ngày nay là tổ tiên của loài người. B. Có sự tiến hóa văn hóa trong xã hội loài người. C. Chọn lọc tự nhiên đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn tiến hóa từ vượn người thành người. D. Loài người xuất hiện vào đầu kỉ đệ tứ ở đại tân sinh. Câu 83: Theo học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại nguồn nguyên liệu của tiến hóa là A. biến dị di truyền. B. biến dị cá thể. C. biến dị tổ hợp. D. đột biến. Câu 84: Khi nói về các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng? A. Khi kích thước quần thể đạt tối đa thì tốc độ tăng trưởng của quần thể là lớn nhất. B. Mỗi quần thể sinh vật có kích thước đặc trưng và ổn định, không phụ thuộc vào điều kiện sống. C. Tỉ lệ giới tính của quần thể là đặc trưng quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể. D. Mật độ cá thể của mỗi quần thể luôn ổn định, không thay đổi theo mùa, theo năm. Câu 85: Khi thiếu thức ăn, ở một số loài động vật, các cá thể trong một quần thể ăn thịt lẫn nhau. Hiện tượng này thể hiện mối quan hệ sinh thái nào sau đây? A. Hội sinh. B. Kí sinh. C. Cạnh tranh cùng loài. D. Cạnh tranh khác loài. Câu 86: Một quần xã ổn định thường có A. số lượng loài nhỏ và số lượng cá thể của loài cao B. số lượng loài lớn và số lượng cá thể của loài cao C. số lượng loài nhỏ và số lượng cá thể của loài thấp D. số lượng loài lớn và số lượng cá thể của loài thấp Câu 87: Nhân tố nào là nhân tố sinh thái vô sinh? A. Cá rô phi B. Đồng lúa C. Rừng mưa nhiệt đới D. Lá khô trên sàn rừng. Câu 88: Tiến hóa nhỏ là quá trình A. hình thành các đơn vị phân loại trên loài. B. biến đổi các đơn vị tổ chức sống. C. diễn ra hàng triệu năm. D. làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể. Câu 89: Cho các hiện tượng sau: I. Một số loài cá sống ở mức nước sâu có hiện tượng kí sinh cùng loài giữa cá thể đực kích thước nhỏ với cá thể cái kích thước lớn. II. Cá mập con khi mới nở ra lấy ngay các trứng chưa nở làm thức ăn. III. Các cây thông nhựa liền rễ nên nước và muối khoáng do cây này hút vào có khả năng dẫn truyền sang cây khác IV. Lúa và cỏ dại tranh dành ánh sáng, nước và muối khoáng trong cùng một thửa ruộng Có bao nhiêu hiện tượng là cạnh tranh cùng loài. A. 3 B. 1 C. 2 D. 4 Câu 90: Trường hợp nào dưới đây là cơ quan tương đồng? A. Mang của cá và mang của tôm. B. Gai của cây xương rồng và tua cuốn ở cây đậu Hà Lan. Trang 1/4 - Mã đề thi 013
  2. C. Gai của cây hoa hồng và gai của cây xương rồng. D. Chân của loài chuột chũi và chân của loài dế trũi. Câu 91: Cá rô phi nuôi ở Việt Nam có các giá trị giới hạn dưới và giới hạn trên về nhiệt độ lần lượt là 5,60C và 420C. Khoảng giá trị nhiệt độ từ 5,60C đến 420C được gọi là A. giới hạn sinh thái. B. khoảng chống chịu. C. khoảng thuận lợi. D. khoảng gây chết. Câu 92: Vây cá mập (thuộc lớp cá), vây cá ngư long (thuộc lớp bò sát), vây cá voi (thuộc lớp thú) cùng sống dưới nước. đây là ví dụ về bằng chứng A. Cơ quan tương đồng B. phôi sinh học C. cơ quan tương tự D. cơ quan thoái hóa Câu 93: Trường hợp nào sau đây không phải là cách li sau hợp tử? A. Những cá thể của các loài có họ hàng gần gũi mặc dù ở cùng khu nhưng sống trong những sinh cảnh khác nhau nên không thể giao phối với nhau. B. Con lai không phát triển đến tuổi trưởng thành sinh dục. C. Con lai không phát triển D. Con lai không sinh ra giao tử bình thường. Câu 94: Đối với quá trình tiến hóa, chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên đều có vai trò A. làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể. B. định hướng quá trình tiến hóa. C. làm phong phú vốn gen của quần thể. D. tạo ra các kiểu gen quy định các kiểu hình thích nghi. Câu 95: Quan hệ giữa nấm với tảo đơn bào trong địa y là biểu hiện quan hệ A. hội sinh B. kí sinh C. cộng sinh D. ức chế cảm nhiễm Câu 96: Cho bảng sau đây về các nhân tố tiến hóa và các thông tin tương ứng: Nhân tố tiến hóa Đặc điểm (1) Đột biến (a) Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định. (2) Giao phối không (b) Làm phát sinh các biến dị di truyền của quần thể, cung cấp nguồn ngẫu nhiên biến dị sơ cấp cho tiến hóa (3) Chọn lọc tự nhiên (c) Có thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó ra khỏi quần thể, dù alen đó là có lợi (4) Các yếu tố ngẫu (d) Không làm thay đổi tần số tương đối của alen nhưng làm thay đổi nhiên thành phần kiểu gen của quần thể. (5) Di nhập gen (e) Có thể làm phong phú thêm hoặc làm nghèo vốn gen của quần thể. Tổ hợp ghép đúng là: A. 1-b, 2-a, 3-d, 4-e, 5-c. B. 1-b, 2-a, 3-d, 4-c, 5-e. C. 1-d, 2-b, 3-a, 4-c, 5-e. D. 1-b, 2-d, 3-a, 4-c, 5-e. Câu 97: Khi nói về ổ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (I) Các loài có ổ sinh thái về độ ẩm trùng nhau một phần vẫn có thể cùng sống trong một sinh cảnh. (II) Ổ sinh thái của mỗi loài khác với nơi ở của chúng. (III) Kích thước thức ăn, hình thức bắt mồi,… của mỗi loài tạo nên các ổ sinh thái về dinh dưỡng. (IV) Các loài cùng sống trong một sinh cảnh vẫn có thể có ổ sinh thái về nhiệt độ khác nhau. A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. Câu 98: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, trong các phát biểu sau về quá trình hình thành loài mới, có bao nhiêu phát biểu đúng? (1) Hình thành loài mới có thể xảy ra trong cùng khu vực địa lí hoặc khác khu vực địa lí. (2) Đột biến đảo đoạn có thể góp phần tạo nên loài mới. (3) Lai xa và đa bội hóa có thể tạo ra loài mới có bộ nhiễm sắc thể song nhị bội. (4) Quá trình hình thành loài có thể chịu sự tác động của các yếu tố ngẫu nhiên. A. 3. B. 1. C. 4. D. 2. Câu 99: Khi nói về cách li địa lí trong quá trình hình thành loài mới, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? Trang 2/4 - Mã đề thi 013
  3. (I) Là những trở ngại về mặt địa lí như núi, sông, biển…ngăn cản các cá thể của những quần thể cùng loài gặp gỡ và giao phối với nhau. (II) Diễn ra trong một thời gian dài luôn dẫn đến cách li sinh sản và hình thành loài mới. (III) Góp phần duy trì sự khác biệt về vốn gen giữa các quần thể do các nhân tố tiến hóa tạo ra. (IV) Cách li địa lí thường xảy ra đối với loài có khả năng di cư, phát tán mạnh. A. 4. B. 3. C. 1. D. 2. Câu 100: Tảo biển khi nở hoa gây ra nạn “thuỷ triều đỏ” ảnh hưởng tới các sinh vật khác sống xung quanh. Hiện tượng này gọi là quan hệ. A. ức chế - cảm nhiễm B. cạnh tranh C. hợp tác D. hội sinh 0 0 Câu 101: Cá rô phi nuôi ở nước ta chỉ sống trong khoảng nhiệt độ từ 5,6 C đến 42 C. Khoảng nhiệt độ này được gọi là A. khoảng chống chịu về nhiệt độ ở cá rô phi B. giới hạn dưới và giới hạn trên về nhiệt độ. C. khoảng thuận lợi về nhiệt độ ở cá rô phi D. giới hạn sinh thái về nhiệt độ ở cá rô phi Câu 102: Hình vẽ dưới đây mô tả khu vực phân bố và diện tích phân bố của 4 quần thể cây thuộc 4 loài khác nhau trong một khu vực sống có diện tích 10 ha (tại thời điểm t). Biết rằng mật độ của 4 quần thể A, B, C, D lần lượt là 1300 cây/ha; 1660 cây/ha; 2200 cây/ha; 2600 cây/ha. Trong số các nhận xét được cho dưới đây, có bao nhiêu nhận xét đúng? I. Quần thể A có tổng cộng 2080 cây. II. Tại thời điểm thống kê, kích thước của quần thể D lớn hơn kích thước của quần thể C. III. Kích thước của 4 quần thể theo thứ tự từ nhỏ đến lớn là B, A, D, C. IV. Tổng số cá thể cây của 4 loài có trong khu phân bố 10 ha lớn hơn 10000 cây. A. 3. B. 1. C. 4. D. 2. Câu 103: Dạng cách li cần nhất để các nhóm kiểu gen đã phân hóa trong quần thể tích lũy đột biến theo các hướng khác nhau dẫn đến hình thành loài mới là A. cách li sinh sản. B. cách li sinh thái. C. cách li cơ học. D. cách li địa lí. Câu 104: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, chim phát sinh ở đại nào sau đây? A. Cổ sinh B. Trung sinh C. Tân sinh D. Nguyên sinh Câu 105: Quá trình tiến hoá nhỏ kết thúc khi A. loài mới xuất hiện. B. quần thể mới xuất hiện. C. chi mới xuất hiện. D. họ mới xuất hiện. Câu 106: Hình thành loài bằng phương thức nào xảy ra nhanh nhất? A. Cách li sinh thái B. Lai xa và đa bội hoá C. Cách li địa lí D. cách li tập tính Câu 107: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, khi nói về vai trò của các nhân tố tiến hóa, phát biểu nào sau đây sai? A. Chọn lọc tự nhiên là nhân tố tiến hóa có hướng. B. Giao phối không ngẫu nhiên vừa làm thay đổi tần số alen vừa làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể. C. Di - nhập gen có thể mang đến những alen đã có sẵn trong quần thể. D. Các yếu tố ngẫu nhiên có thể làm nghèo vốn gen của quần thể. Câu 108: Ví dụ nào sau đây phản ánh kiểu biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật không theo chu kì? A. Số lượng ếch đồng tăng vào mùa mưa, giảm vào mùa khô. B. Số lượng sâu hại cây trồng tăng vào mùa xuân và giảm vào mùa đông. C. Số lượng cây tràm ở rừng U Minh Thượng giảm mạnh do bị cháy rừng. D. Số lượng muỗi tăng vào mùa hè, giảm vào mùa đông. Trang 3/4 - Mã đề thi 013
  4. Câu 109: Những trở ngại ngăn cản các sinh vật giao phối với nhau được gọi là cơ chế A. cách li tập tính B. cách li cơ học C. cách li trước hợp tử D. cách li sinh cảnh Câu 110: Khi mật độ quần thể tăng cao vượt quá sức chứa của môi trường, đặc trưng nào của quần thể sẽ nhanh chóng bị suy giảm thông số? A. Tỉ lệ các nhóm tuổi. B. Tỉ lệ sinh. C. Tỉ lệ nhập cư. D. Tỉ lệ tử. Câu 111: Khi nói về mối quan hệ sinh vật chủ - sinh vật kí sinh và mối quan hệ con mồi - sinh vật ăn thịt, phát biểu nào sau đây đúng? A. Sinh vật kí sinh bao giờ cũng có số lượng cá thể ít hơn sinh vật chủ. B. Mối quan hệ sinh vật chủ - sinh vật kí sinh là nhân tố duy nhất gây ra hiện tượng khống chế sinh học. C. Sinh vật ăn thịt bao giờ cũng có số lượng cá thể nhiều hơn con mồi. D. Sinh vật kí sinh có kích thước cơ thể nhỏ hơn sinh vật chủ. Câu 112: Cây phong lan sống bám trên thân cây gỗ. Đây là ví dụ về mối quan hệ nào trong quần xã sinh vật? A. Cạnh tranh. B. Kí sinh. C. Hợp tác. D. Hội sinh. Câu 113: Một "không gian sinh thái" mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển gọi là A. nơi ở. B. giới hạn sinh thái. C. sinh cảnh. D. ổ sinh thái. Câu 114: Kiểu phân bố ngẫu nhiên có ý nghĩa sinh thái là A. phát huy hiệu quả hỗ trợ cùng loài. B. tận dụng nguồn sống thuận lợi. C. giảm cạnh tranh cùng loài. D. hỗ trợ cùng loài và giảm cạnh tranh cùng loài. Câu 115: Nhân tố làm biến đổi nhanh nhất tần số tương đối của các alen về một gen nào đó là A. các cơ chế cách li. B. đột biến. C. giao phối. D. chọn lọc tự nhiên. Câu 116: Những đột biến nhiễm sắc thể thường dẫn đến hình thành loài mới A. mất đoạn, chuyển đoạn B. đảo đoạn, chuyển đoạn C. chuyển đoạn, lặp đoạn nhiều lần D. mất đoạn, đảo đoạn Câu 117: Kết quả của tiến hoá tiền sinh học là A. hình thành chất hữu cơ phức tạp. B. hình thành sinh vật đa bào. C. hình thành các tế bào sơ khai. D. hình thành hệ sinh vật đa dạng phong phú như ngày nay. Câu 118: Theo Đacuyn, đơn vị tác động của chọn lọc tự nhiên là A. giao tử. B. quần thể. C. nhiễm sắc thể. D. cá thể. Câu 119: Khi nói về sự biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây sai? A. Ở chim, sự cạnh tranh nơi làm tổ ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể. B. Hổ và báo là những loài có khả năng bảo vệ vùng sống nên sự cạnh tranh để bảo vệ vùng sống không ảnh hưởng tới số lượng cá thể trong quần thể. C. Trong những nhân tố sinh thái vô sinh, nhân tố khí hậu có ảnh hưởng thường xuyên và rõ rệt nhất tới sự biến động số lượng cá thể của quần thể. D. Hươu và nai là những loài ít có khả năng bảo vệ vùng sống nên khả năng sống sót của con non phụ thuộc rất nhiều vào số lượng kẻ thù ăn thịt. Câu 120: Sự biến động số lượng của thỏ rừng và mèo rừng tăng giảm đều đặn 10 năm 1 lần. Hiện tượng này biểu hiện A. biến động theo chu kì mùa. B. biến động theo chu kì ngày đêm. C. biến động theo chu kì tuần trăng. D. biến động theo chu kì nhiều năm. ---------------------- ----------------HẾT------------------ (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) Trang 4/4 - Mã đề thi 013
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2