intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Hồ Nghinh, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn làm tốt các bài tập, đồng thời các bạn sẽ không bị bỡ ngỡ với các dạng bài tập chưa từng gặp, hãy tham khảo “Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Hồ Nghinh, Quảng Nam” dưới đây để tích lũy kinh nghiệm giải toán trước kì thi nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Hồ Nghinh, Quảng Nam

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023-2024 QUẢNG NAM Môn: SINH HỌC– Lớp 12 TRƯỜNG THPT HỒ NGHINH Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ GỐC (Đề gồm có 03 trang) Câu 1: Những cơ quan thực hiện các chức năng như nhau nhưng không bắt nguồn từ một nguồn gốc được gọi là? A. Cơ quan tương đồng. B. Cơ quan thoái hóa. C. Cơ quan tương tự . D. Cơ quan tương quan. Câu 2: Theo quan niệm hiện đại, kết quả của tiến hóa nhỏ là hình thành nên A. ngành mới. B. chi mới. C. bộ mới. D. loài mới. Câu 3: Nhân tố nào sau đây có thể làm giảm kích thước quần thể một cách đáng kể và làm cho vốn gen của quần thể khác biệt hẳn với vốn gen ban đầu? A. Các yếu tố ngẫu nhiên. B. Giao phối không ngẫu nhiên. C. Đột biến. D. Giao phối ngẫu nhiên. Câu 4: Trong tự nhiên, tiêu chuẩn nào là quan trọng nhất để phân biệt các loài sinh sản hữu tính? A. Địa lí – sinh thái. B. Hình thái. C. Sinh lí – hóa sinh. D. Cách li sinh sản. Câu 5: Hai loài ốc có vỏ xoắn ngược chiều nhau, một loài xoắn ngược chiều kim đồng hồ, loài kia xoắn theo chiều kim đồng hồ nên chúng không thể giao phối được với nhau. Đây là ví dụ minh họa cho loại cách li sinh sản nào? A.Cách li tập tính. B. Cách li cơ học C. Cách li địa lí. D. Cách li sinh thái. Câu 6: Trong giai đoạn tiến hóa hóa học, bầu khí quyển nguyên thủy chưa xuất hiện khí nào dưới đây? A. H2. B. CH4. C. NH3. D. O2. Câu 7: Một “không gian sinh thái” mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển gọi là A. giới hạn sinh thái. B. sinh cảnh. C. nơi ở. D. ổ sinh thái. Câu 8: Vào mùa sinh sản, các cá thể cái trong quần thể cò tranh giành nhau nơi thuận lợi để làm tổ. Đây là ví dụ về mối quan hệ nào dưới đây? A. Hỗ trợ cùng loài. B. Cạnh tranh cùng loài. C. Hội sinh. D. Hợp tác. Câu 9: Tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực và số lượng cá thể cái trong quần thể được gọi là A. mật độ cá thể của quần thể. B. tỉ lệ nhóm tuổi. C. kích thước của quần thể. D. tỉ lệ giới tính. Câu 10: Thỏ ở Ôxtrâylia tăng giảm số lượng bất thường do nhiễm virut gây bệnh u nhầy. Đây là ví dụ về dạng biến động số lượng nào? A. Theo chu kì mùa. B.Theo chu kì ngày đêm. C. Theo chu kì nhiều năm. D. Không theo chu kì. Câu 11: Quan hệ sinh thái nào sau đây thuộc nhóm quan hệ hỗ trợ giữa các loài trong quần xã? A. Ức chế cảm nhiễm. B. Hội sinh. C. Ký sinh. D. Cạnh tranh.
  2. Câu 12: Nhân tố nào dưới đây không thuộc thành phần hữu sinh của hệ sinh thái? A. Khí hậu. B. Sâu bọ. C. Giun đất. D. Nấm hoại sinh. Câu 13: Xương khủng long trong các lớp đất đá được phát hiện có từ đại Trung sinh thuộc bằng chứng tiến hóa nào sau đây? A. Cơ quan thoái hóa. B. Tế bào học. C. Hóa thạch. D. Sinh học phân tử. Câu 14: Phát biểu nào sau đây không phải là quan niệm của Đacuyn? A. Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật. B. Toàn bộ sinh giới ngày nay là kết quả quá trình tiến hóa từ một nguồn gốc chung. C.Ngoại cảnh thay đổi chậm chạp nên sinh vật có khả năng thích ứng kịp thời. D. Loài mới được hình thành dần dần qua nhiều dạng trung gian dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên theo con đường phân li tính trạng. Câu 15: Theo quan điểm của thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố đột biến có vai trò nào sau đây? A. Quy định chiều hướng tiến hóa. B. Làm thay đổi tần số alen mà không làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể. C. Tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể. D. Cung cấp nguồn nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa. Câu 16: Trong lịch sử phát sinh phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, loài người xuất hiện vào thời gian nào sau đây? A. Kỉ Silua, đại Cổ sinh. B. Kỉ Jura, đại Trung sinh. C. Kỉ Đệ tứ, đại Tân sinh. D. Kỉ Triat, đại Trung sinh. Câu 17: Diễn biến nào sau đây không phù hợp với sự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể khi quần thể đạt kích thước tối đa? A. Tỉ lệ sinh sản giảm, tỉ lệ tử vong tăng. B. Dịch bệnh phát triển làm tăng tỉ lệ tử vong của quần thể. C. Các cá thể trong quần thể phát tán sang các quần thể khác. D. Tỉ lệ cá thể của nhóm tuổi trước sinh sản tăng lên, tỉ lệ cá thể ở nhóm tuổi đang sinh sản giảm. Câu 18: Tổ hợp ví dụ nào dưới đây là biến động số lượng cá thể của quần thể không theo chu kì? (1). Đợt lũ vào tháng 11 năm 2022 khiến hàng trăm hecta lúa ở các tỉnh Thừa Thiên Huế chết hàng loạt. (2). Mật độ tảo ở Sông Hương tăng lên vào ban ngày và giảm xuống vào ban đêm. (3). Số lượng cá thể muỗi tăng lên vào mùa xuân nhưng lại giảm xuống vào mùa đông. (4). Đợt rét đậm, rét hại vào những ngày trước Tết Bính Thân 2016 đã làm hàng loạt cây mai tại các cơ sở trồng mai ở tỉnh Thừa Thiên Huế chết vào dịp tết nguyên đán. A. 1 và 3. B. 1 và 4. C. 2 và 3. D. 1 và 2. Câu 19: Một lưới thức ăn trên đồng cỏ được mô tả như sau: thỏ, chuột đồng, châu chấu và chim sẻ đều ăn cỏ; châu chấu là thức ăn của chim sẻ; cáo ăn thỏ và chim sẻ; cú mèo ăn chuột đồng. Trong lưới thức ăn này, sinh vật nào thuộc bậc dinh dương cấp cao nhất? ̃ A. Chim sẻ. B. Cáo. C. Cú mèo. D. Chuột đồng.
  3. Câu 20: Một số loài chim nhỏ thường đậu trên lưng và nhặt các loài kí sinh trên cơ thể động vật móng guốc làm thức ăn. Mối quan hệ giữa chim nhỏ và động vật móng guốc trên thuộc mối quan hệ nào? A. Cộng sinh B. Sinh vật này ăn sinh vật khác C. Hợp tác D. Hội sinh Câu 21: Tháp nào sau đây là dạng tháp sinh thái luôn có dạng đáy rộng, đỉnh nhọn? A. Tháp tuổi. B. Tháp số lượng. C. Tháp sinh khối. D. Tháp năng lượng Câu 22: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về tác động của 5 nhân tố tiến hóa ( (chọn lọc tự nhiên, đột biến gen, giao phối không ngẫu nhiên, di- nhập gen, yếu tố ngẫu nhiên) (1) Chỉ có 4 nhân tố tiến hóa làm nghèo vốn gen của quần thể. (2) Chỉ có 4 nhân tố tiến hóa làm thay đổi tần số alen của quần thể. (3) Chỉ có 1 nhân tố tiến hóa có thể làm phong phú vốn gen của quần thể. (4) Chỉ có 1 nhân tố tiến hóa làm thay đổi tần số alen theo một hướng xác định. A. 5. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 23: Hình vẽ bên mô tả quá trình săn mồi của một con diều hâu trong 3 tháng ở một quần thể chuột đồng. Sự thay đổi tỉ lệ kiểu hình trong quần thể chuột có thể được giải thích hợp lí bằng: A. chọn lọc tự nhiên. B. đột biến gen. C. giao phối ngẫu nhiên. D. giao phối không ngẫu nhiên. Câu 24: Khảo sát 4 quần thể cá mè giống thu được kết quả như sau: Quần thể I Quần thể II Quần thể III Quần thể IV Kích thước quần thể (con) 2000 1500 3000 1000 3 Thể tích ao nuôi (m ) 1500 1000 1200 500 Cho biết điều kiện sinh thái ao nuôi của 4 quần thể giống nhau, không có hiện tượng xuất cư và nhập cư. Quần thể nào có thể xuất hiện cạnh tranh cùng loài cao nhất? A. Quần thể III. B. Quần thể I. C. Quần thể IV. D. Quần thể II. Câu 25: Ví dụ nào sau đây không phải là ứng dụng của hiện tượng khống chế sinh học? A. Nuôi cá để diệt bọ gậy. C. Cây bông mang gen kháng sâu bệnh do vi khuẩn gây ra. B. Nuôi mèo để diệt chuột. D. Dùng ong mắt đỏ để tiêu diệt sâu đục thân hại lúa. Câu 26: Chim sáo ăn những con ve hút máu trên lưng trâu rừng, khi trâu rừng di chuyển thì gây động cỏ, giúp đại bàng dễ bắt các con rắn hơn. Có tối đa bao nhiêu mối quan hệ sinh thái giữa mỗi 2 loài vừa được kể trên? A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 27: Giả sử lưới thức ăn đơn giản của một ao nuôi cá được mô tả bên dưới. Biết rằng cá mè hoa là đối tượng được
  4. chủ ao chọn khai thác để tạo ra hiệu quả kinh tế. Biện pháp tác động nào sau đây sẽ làm tăng hiệu quả kinh tế của ao nuôi này? A. Tăng số lượng cá mương trong ao. C. Loại bỏ hoàn toàn giáp xác ra khỏi ao. B. Hạn chế số lượng thực vật phù du có trong ao. D. Thả thêm các quả vào ao. Câu 28: Một quần thể sóc sống trong một khu rừng, một dòng sông lớn chảy qua khu rừng chia cắt quần thể này thành hai quần thể và làm cho các cá thể giữa hai quần thể ít có cơ hội gặp nhau hơn. Theo thời gian, quá trình tiến hóa xảy ra ở hai quần thể này. Những phát biểu nào sau đây về quá trình tiến hóa của hai quần thể này là đúng? (1). Dòng sông là trở ngại địa lí chia cắt quẩn thể gốc thành hai quần thể cách li với nhau. (2). Đột biến không phải là nguyên nhân duy nhất tạo ra sự khác biệt vốn gen giữa hai quần thể dẫn đến cách li sinh sản và hình thành nên loài mới. (3). Theo thời gian, tốc độ tiến hóa của quần thể (B) nhanh hơn quần thể . (4). Nếu dòng sông bị cạn, các cá thể của hai quân thể gặp nhau và giao phối với nhau sinh ra con hữu thụ thì quần thể và quần thể thuộc cùng một loài. A. 1và 2. B. 1, 3 và 4. C. 2 và 4. D. 1, 2 và 4. Câu 29: Khi nghiên cứu một loài cá mòi, người ta đã vẽ được biểu đồ phân bố nhóm tuổi như hình bên. Biết loài cá này có tập tính di cư để sinh sản, độ mặn tăng dần từ sông → cửa sông → biển. Hãy cho biết có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (1). Ở các lứa tuổi đều thích nghi với độ mặn như nhau. (2). Giai đoạn non cá mòi sống ở cửa sông. (3). Lúc 4 tuổi, cá mòi quay lại cửa sông để sinh sản. (4). Ở biển, giai đoạn 2 tuổi chiếm tỉ lệ lớn nhất. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
  5. Câu 30: Trong quá trình diễn thế sinh thái nguyên sinh, đồ thị nào sau đây mô tả đúng kết quả của quá trình biến đổi quần xã từ khi khởi đầu diễn thế cho đến khi hình thành quần xã đỉnh cực? A. Đồ thị 2. B. Đồ thị 3. C. Đồ thị 4. D. Đồ thị 1.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2