intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Kiến Văn, Đồng Tháp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

8
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh đang chuẩn bị bước vào kì thi có thêm tài liệu ôn tập, TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn ‘Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Kiến Văn, Đồng Tháp’ để ôn tập nắm vững kiến thức. Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Kiến Văn, Đồng Tháp

  1. SỞ GDĐT ĐỒNG THÁP KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II – NĂM HỌC 2023 - 2024 TRƯỜNG THPT KIẾN VĂN MÔN SINH HỌC LỚP 12CB Ngày kiểm tra: 17/04/2024 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài : 50 Phút; (Đề có 07 trang) Họ tên : ............................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 153 I. PHẦN CHUNG: (Gồm 28 câu) Câu 1: Biện pháp nào dưới đây không phải là biện pháp bảo vệ vốn gen con người? A. Sử dụng các chất phóng xạ gây ô nhiễm môi trường. B. Tạo môi trường sạch nhằm tránh các đột biến phát sinh. C. Tránh và hạn chế tác hại của các tác nhân gây đột biến. D. Tư vấn di truyền và sàng lọc trước khi sinh. Câu 2: Quá trình nào sau đây không trả lại CO2 vào môi trường: A. hô hấp của động vật, thực vật B. sử dụng nhiên liệu hóa thạch C. lắng đọng vật chất D. sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải Câu 3: Năng lượng được chuyển cho bậc dinh dưỡng sau từ bậc dinh dưỡng trước nó khoảng : A. 10% B. 50% C. 70% D. 90% Câu 4: Cú và chồn sống trong rừng hoạt động vào ban đêm và bắt chuột làm thức ăn. Mối quan hệ giữa cú và chồn là A. cộng sinh. B. hội sinh. C. cạnh tranh. D. hợp tác. Câu 5: Những trở ngại ngăn cản các sinh vật giao phối với nhau được gọi là cơ chế cách li: A. trước hợp tử B. sinh cảnh C. tập tính D. cơ học Câu 6: Bệnh phêninkêto niệu do A. thừa enzim chuyển hoá axit amin phêninalanin thành tirozin trong cơ thể. B. bị rối loạn quá trình lọc axit amin phêninalanin trong tuyết bài tiết. C. thiếu enzim chuyển hoá axit amin phêninalanin thành tirozin trong cơ thể. D. thiếu axit amin phêninalanin trong khi đó thừa tirozin trong cơ thể. Câu 7: Phát biểu không đúng khi nói về quan hệ giữa kích thước quần thể và kích thước cơ thể: A. loài có kích thước cơ thể nhỏ thường có kích thước quần thể lớn. B. kích thước cơ thể của loài tỉ lệ thuận với kích thước của quần thể. C. kích thước cơ thể và kích thước quần thể của loài phù hợp với nguồn sống. D. loài có kích thước cơ thể lớn thường có kích thước quần thể nhỏ. Câu 8: Trong một ao, người ta có thể nuôi kết hợp nhiều loại cá: mè trắng, mè hoa, trắm cỏ, trắm đen, trôi, chép,....vì: A. mỗi loài có một ổ sinh thái riêng nên sẽ giảm mức độ cạnh tranh gay gắt với nhau B. tận dụng được nguồn thức ăn là các loài động vật nổi và tảo C. tận dụng nguồn thức ăn là các loài động vật đáy D. tạo sự đa dạng loài trong hệ sinh thái ao Câu 9: Quá trình tiến hóa của sự sống trên Trái Đất có thể chia thành các giai đoạn: A. Tiến hoá hoá học - tiến hoá sinh học- tiến hoá tiền sinh học B. Tiến hoá tiền sinh học- tiến hoá hoá học - tiến hoá sinh học C. Tiến hoá hoá học - tiến hoá tiền sinh học- tiến hoá sinh học D. Tiến hoá hoá học - tiến hoá tiền sinh học Câu 10: Khi nói về quá trình hình thành loài mới, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Cách li địa lí luôn dẫn đến hình thành loài mới. B. Cách li tập tính và cách li sinh thái có thể dẫn đến hình thành loài mới C. Cách li địa lí sẽ tạo ra các kiểu gen mới trong quần thể dẫn đến hình thành loài mới. D. Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa thường gặp ở động vật. Câu 11: Loài người hình thành vào kỉ A. tam điệp B. đệ tam C. jura D. đệ tứ Câu 12: Cấu tạo ruột tịt ở thú ăn thịt và manh tràng ở thú ăn thực vật. Đây là bằng chứng tiến hóa thuộc: Trang 1/7 - Mã đề 153
  2. A. bằng chứng tế bào học. B. bằng chứng sinh học phân tử. C. bằng chứng phôi sinh học. D. bằng chứng giải phẫu so sánh. Câu 13: Ở sinh vật lưỡng bội, các alen trội bị tác động của chọn lọc tự nhiên nhanh hơn các alen lặn vì: A. alen trội phổ biến ở thể đồng hợp. B. các alen lặn tần số đáng kể. C. các alen lặn ít ở trạng thái dị hợp. D. alen trội dù ở trạng thái đồng hợp hay dị hợp đều biểu hiện ra kiểu hình. Câu 14: Một quần xã ổn định thường có số lượng loài: A. lớn và số lượng cá thể của loài cao B. lớn và số lượng cá thể của loài thấp C. nhỏ và số lượng cá thể của loài thấp D. nhỏ và số lượng cá thể của loài cao Câu 15: Khâu đầu tiên trong quy trình chuyển gen là việc tạo ra A. biến dị tổ hợp. B. vectơ chuyển gen. C. ADN tái tổ hợp. D. gen đột biến. Câu 16: Điều nào sau đây không đúng với vai trò của quan hệ cạnh tranh? A. Đảm bảo sự tăng số lượng không ngừng của quần thể. B. Đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể. C. Đảm bảo số lượng của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp. D. Đảm bảo sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp. Câu 17: Phần lớn quần thể sinh vật trong tự nhiên tăng trưởng theo dạng: A. tăng dần đều. B. đường cong chữ J. C. đường cong chữ S. D. giảm dần đều. Câu 18: Tần số kiểu gen (tần số tương đối kiểu gen) tại một thời điểm xác định được tính bằng gì? A. Tỉ lệ giữa số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số giao tử hình thành trong quần thể. B. Tỉ lệ giữa số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số cá thể có trong quần thể. C. Tỉ lệ giữa số giao tử mang gen đó trên tổng số cá thể có trong quần thể. D. Tỉ lệ giữa số giao tử mang gen đó trên tổng số giao tử hình thành trong quần thể. Câu 19: Các nhân tố có vai trò cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa là quá trình: A. đột biến và các cơ chế cách li B. đột biến và quá trình giao phối C. đột biến và biến động dị hợp D. giao phối và chọn lọc tự nhiên Câu 20: Hiện tượng nào sau đây là biểu hiện của mối quan hệ hỗ trợ cùng loài? A. Cá mập con khi mới nở, sử dụng trứng chưa nở làm thức ăn. B. Các cây thông mọc gần nhau, có rễ nối liền nhau. C. Tỉa thưa tự nhiên ở thực vật. D. Động vật cùng loài ăn thịt lẫn nhau. Câu 21: Ở vườn quốc gia Cát Bà, trung bình có khoảng 15 cá thể chim chào mào/ha đất rừng. Đây là ví dụ minh hoạ cho đặc trưng nào của quần thể? A. Nhóm tuổi. B. Mật độ cá thể. C. Sự phân bố cá thể. D. Tỉ lệ giới tính. Câu 22: Khi nói về tiến hoá nhỏ, phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Tiến hoá nhỏ là quá trình diễn ra trên quy mô của một quần thể và diễn biến không ngừng dưới tác động của các nhân tố tiến hoá. B. Tiến hoá nhỏ là quá trình làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể (biến đổi về tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể) đưa đến sự hình thành loài mới. Trang 2/7 - Mã đề 153
  3. C. Sự biến đổi về tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể đến một lúc làm xuất hiện cách li sinh sản của quần thể đó với quần thể gốc mà nó được sinh ra thì loài mới xuất hiện. D. Kết quả sẽ dẫn tới hình thành các nhóm phân loại trên loài. Câu 23: Theo quan niệm của Đacuyn, đơn vị tác động của chọn lọc tự nhiên là A. quần thể. B. nhiễm sắc thể. C. giao tử. D. cá thể. Câu 24: Cho một lưới thức ăn có sâu ăn hạt ngô, châu chấu ăn lá ngô, chim chích và ếch xanh đều ăn châu chấu và sâu, rắn hổ mang ăn ếch xanh. Trong lưới thức ăn trên, sinh vật tiêu thụ bậc 3 là A. châu chấu và sâu. B. rắn hổ mang. C. rắn hổ mang và chim chích. D. chim chích và ếch xanh. Câu 25: Sự phát triển của loài người ngày nay chịu sự tác động chủ yếu từ quá trình tiến hóa: A. văn hóa. B. tiền sinh học. C. hóa học. D. sinh học. Câu 26: Chuyển nhân của tế bào sinh dưỡng có kiểu gen aabbDD vào trứng đã bị mất nhân có kiểu gen AABBdd, tạo ra tế bào chuyển nhân. Tế bào nhân này sẽ được nuôi cấy tạo nên cơ thể hoàn chỉnh và có kiểu gen: A. AABBDD B. aaBBdd C. aabbDD D. AaBbDd Câu 27: Kết thúc quá trình tiến hoá lớn hình thành: A. các đặc điểm thích nghi B. các kiểu gen thích nghi C. loài mới D. các nhóm phân loại trên loài Câu 28: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, một alen có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể bởi tác động của nhân tố tiến hóa nào sau đây? A. Giao phối không ngẫu nhiên. B. Đột biến. C. Các yếu tố ngẫu nhiên. D. Chọn lọc tự nhiên. II. PHẦN RIÊNG: A. DÀNH CHO CÁC LỚP 12CB1 đến 12CB5: ( Từ câu 29 đến câu 40) Câu 29: Tập hợp nào sau đây là quần xã sinh vật? A. Một tổ kiến. B. Các con cá rô phi đơn tính trong một ao nuôi cá. C. Tập hợp cây ở các khu rừng khác nhau. D. Các sinh vật cùng sống trong rừng Quốc Gia Cúc Phương. Câu 30: Giả sử cho 4 loài của một loài thú được kí kiệu là A, B, C, D có giới hạn sinh thái cụ thể như sau: Loài A B C D Giới hạn sinh thái 5,6℃ - 42℃ 5℃ - 36℃ 2℃ - 44℃ 0℃ - 31,4℃ Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Loài C có vùng phân bố về nhiệt độ rộng nhất. II. Nếu các loài đang xét cùng sống trong một khu vực và nhiệt độ môi trường xuống mức 5,1℃ thì chỉ có một loài có khả năng tồn tại. III. Trình tự vùng phân bố từ hẹp đến rộng về nhiệt độ của các loài theo thứ tự là: B→D→A→C. IV. Tất cả các loài trên đều có khả năng tồn tại ở nhiệt độ 30℃. A. 3. B. 2. C. 1. D. 4. Câu 31: Hình vẽ dưới đây mô tả tháp năng lượng của một hệ sinh thái đồng cỏ, trong đó A, B, C, D, E là kí hiện tên các loài sinh vật. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây không đúng? I. Loài A có mức năng lượng cao nhất trong hệ sinh thái. II. Loài C có mức năng lượng cao hơn loài B. III. Năng lượng được tuần hoàn từ môi trường vào quần thể sinh vật thông qua loài A. IV. Do loài C và D sống ở hai môi trường khác nhau nên hiệu suất sinh thái giữa loài C và D là cao nhất Trang 3/7 - Mã đề 153
  4. trong hệ sinh thái đồng cỏ đang xét. A. 1. B. 3. C. 4. D. 2. Câu 32: Quần thể nào sau đây có tần số alen a thấp nhất? A. 0,4AA : 0,3Aa : 0,3aa. B. 0,2AA : 0,8Aa. C. 0,3AA : 0,5Aa : 0,2aa. D. 0,5AA : 0,4Aa : 0,1aa. Câu 33: Cho một quần thể ở thế hệ xuất phát như sau P: 0,35AA: 0,55Aa: 0,1aa. Phát biểu đúng với quần thể P nói trên là A. quần thể P đã đạt trạng thái cân bằng di truyền. B. tần số alen trội lớn hơn tần số alen a. C. tần số của alen lặn gấp 3 lần tần số của alen lặn. D. tỉ lệ kiểu gen của P sẽ không đổi ở thế hệ sau. Câu 34: Nghiên cứu tổng sinh khối trong 4 quần xã ở các thời điểm khác nhau, người ta thu được bảng sau: Năm 1970 Năm 1980 Năm 1990 Năm 2000 Năm 2010 Năm 2020 Quần xã I 3200 tấn 4100 tấn 3800 tấn 3000 tấn 2500 tấn 2100 tấn Quần xã II 0 tấn 50 tấn 80 tấn 100 tấn 800 tấn 1000 tấn Quần xã III 0 tấn 80 tấn 100 tấn 120 tấn 150 tấn 180 tấn Quần xã IV 0 tấn 100 tấn 120 tấn 1650 tấn 150 tấn 145 tấn Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Có 3 quần xã đang diễn ra quá trình diễn thế sinh thái nguyên sinh. II. Ở mỗi quần xã, năm 2020 có thể có thành phần loài khác với năm 1970. III. Các quần xã II, III, IV sẽ có cấu trúc di truyền được duy trì ổn định mãi mãi. IV. Lưới thức ăn ở quần xã III tại năm 2020 có thể có nhiều sai khác so với năm 1990. A. 2 B. 1 C. 3 D. 4 Câu 35: Trong những hoạt động sau đây của con người, có bao nhiêu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng hệ sinh thái? I. Bón phân, tưới nước, diệt cỏ dại đối với các hệ sinh thái nông nghiệp. II. Khai thác triệt để các nguồn tài nguyên không tái sinh. III. Loại bỏ các loài tảo độc, cá dữ trong các hệ sinh thái ao hồ nuôi tôm, cá. IV. Xây dựng các hệ sinh thái nhân tạo một cách hợp lí. A. 3. B. 1. C. 4 D. 2. Câu 36: Cho các biện pháp sau: I. Đưa thêm một gen lạ vào hệ gen. II. Làm biến đổi một gen đã có sẵn trong hệ gen. III. Gây đột biến đa bội ở cây trồng. IV. Cấy truyền phôi ở động vật. V. Loại bỏ hoặc làm bất hoạt 1 gen trong hệ gen. Người ta có thể tạo ra sinh vật biến đổi gen bằng bao nhiêu biện pháp trên? A. 4. B. 1. C. 2. D. 3. Câu 37: Ví dụ nào sau đây mô tả về sự biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật theo chu kì? A. Số lượng cá thể tôm sú bị giảm mạnh do ô nhiễm nước thải xả ra biển. B. Số lượng cây tràm ở rừng U Minh Thượng bị giảm mạnh do cháy rừng. C. Chim cu gáy thường xuất hiện nhiều vào thời gian thu hoạch lúa, ngô hằng năm. D. Số lượng sâu hại lúa bị giảm mạnh khi người nông dân sử dụng thuốc trừ sâu hóa học. Câu 38: Trên đồng cỏ, các con bò đang ăn cỏ. Bò tiêu hóa được cỏ nhờ các vi sinh vật sống trong dạ cỏ. Các con chim sáo đang tìm ăn các con rận sống trên da bò. Khi nói về quan hệ giữa các sinh vật trên, phát biểu nào sau đây đúng? A. Quan hệ giữa vi sinh vật và rận là quan hệ cạnh tranh. B. Quan hệ giữa chim sáo và rận là quan hệ hội sinh. C. Quan hệ giữa bò và vi sinh vật là quan hệ cộng sinh. D. Quan hệ giữa rận và bò là quan hệ sinh vật này ăn sinh vật khác. Câu 39: Hình ảnh này dưới đây minh họa cho tác động của nhân tố tiến hóa nào? Trang 4/7 - Mã đề 153
  5. A.Các yếu tố ngẫu nhiên. B. Di - nhập gen. C. Giao phối không ngẫu nhiên. D. Chọn lọc tự nhiên. Câu 40: Có bao nhiêu phương pháp chọn, tạo giống thường áp dụng cho cả động vật và thực vật ? I. Gây đột biến. II. Tạo giống đa bội. III. Công nghệ gen IV. Nuôi cấy hạt phấn, noãn chưa thụ tinh. V. Nhân bản vô tính. IV. Tạo giống dựa trên nguồn biến dị tổ hợp. A. 5 B. 2 C. 4 D. 3 B. DÀNH CHO LỚP 12CB6 và 12CB7: ( từ câu 41 đến câu 52) Câu 41: Quần thể nào sau đây đang ở trạng thái cân bằng về di truyền? A. 0,5AA : 0,5Aa. B. 0,7Aa : 0,3aa. C. 100%AA. D. 100%Aa. Câu 42: Ổ sinh thái dinh dưỡng của bốn quần thể M, N, P, Q thuộc bốn loài thú sống trong cùng một môi trường và cùng thuộc một bậc dinh dưỡng kí hiệu bằng các vòng tròn ở hình bên. Phân tích hình này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Quần thể M và quần thể Q không cạnh tranh về dinh dưỡng. II. Sự thay đổi kích thước quần thể M có thể ảnh hưởng đến kích thước quần thể N. III. Quần thể M và quần thể P có ổ sinh thái dinh dưỡng không trùng nhau. IV. Quần thể N và quần thể P có ổ sinh thái dinh dưỡng trùng nhau hoàn toàn. A. 1. B. 3. C. 4. D. 2. Câu 43: Trong quá trình diễn thế sinh thái nguyên sinh, đồ thị nào sau đây mô tả đúng kết quả của quá trình biến đổi quần xã từ khi khởi đầu diễn thế cho đến khi hình thành quần xã đỉnh cực? A. Đồ thị 4. B. Đồ thị 3. C. Đồ thị 1. D. Đồ thị 2. Câu 44: Sơ đồ sau đây mô tả các bước trong quy trình tạo ra cá thể động vật mới: Trang 5/7 - Mã đề 153
  6. Quy trình trên là kỹ thuật nhân giống: (1). Lai hữu tính ở cừu. (2). Cừu con sẽ có kiểu gen giống với cá thể cho nhân. (3). Công nghệ tế bào ở cừu. (4). Cừu con được sinh ra mang đặc điểm giống với cá thể sinh ra nó. Các đặc điểm đúng với quy trình trên: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 45: Có bao nhiêu biện pháp sau đây góp phần sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên? I. Khai thác và sử dụng hợp lí các dạng tài nguyên có khả năng tái sinh. II. Bảo tồn đa dạng sinh học. III. Tăng cường sử dụng chất hóa học để diệt trừ sâu hạ trong nông nghệp. IV. Khai thác và sử dụng triệt để nguồn tài nguyên khoáng sản. A. 4 B. 3 C. 2 D. 1 Câu 46: Giả sử một chuỗi thức ăn ở một hệ sinh thái vùng biển khơi được mô tả như sau: Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về chuỗi thức ăn này? I. Chuỗi thức ăn này có 4 bậc dinh dưỡng. II. Chỉ có động vật phù du và cá trích là sinh vật tiêu thụ. III. Cá ngừ thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3. IV. Mối quan hệ giữa cá ngừ và cá trích là quan hệ giữa sinh vật ăn thịt và con mồi. V. Sự tăng, giảm kích thước của quần thể cá trích có ảnh hưởng đến kích thước của quần thể cá ngừ. A. 4. B. 2. C. 3. D. 1. Câu 47: Trong một số quần thể ngẫu phối ở trạng thái cân bằng di truyền dưới đây, xét một locut có hai alen (A và a), quần thể nào có tần số kiểu gen dị hợp tử là cao nhất? A. Quần thể có tỉ lệ kiểu hình lặn chiếm 0,25. B. Quần thể có tỉ lệ kiểu hình lặn chiếm 0,64. C. Quần thể có tỉ lệ kiểu hình lặn chiếm 0, 0625. D. Quần thể có tỉ lệ kiểu hình lặn chiếm 0,09. Câu 48: Tập hợp nào sau đây là quần xã sinh vật? A. Một tổ kiến. B. Tập hợp cây ở các khu rừng khác nhau. C. Các sinh vật cùng sống trong rừng U Minh Hạ. D. Các con cá rô phi đơn tính trong một ao nuôi cá. Câu 49: Cho một số thao tác cơ bản trong quá trình chuyển gen tạo ra chủng vi khuẩn có khả năng tổng hợp insulin của người như sau: (1). Tách plasmid từ tế bào vi khuẩn và tách gen mã hóa insulin từ tế bào người. (2). Phân lập dòng tế bào chưa ADN tái tổ hợp mang gen mã hóa insulin của người. (3). Chuyển ADN tái tổ hợp mang gen mã hóa insulin của người vào tế bào vi khuẩn. (4). Tạo ADN tái tổ hợp mang gen mã hóa insulin của người Trình tự đúng của các thao tác trên là A.  2  1  3   4 B.  2   4   3  1 C. 1   2   3   4 D. 1   4   3   2 Câu 50: Có bao nhiêu ví dụ sau đây thuộc loại đối kháng cùng loài? (1) Kí sinh cùng loài. (2) Chó sói hỗ trợ nhau để bắt trâu rừng. (3) Cá mập ăn thịt đồng loại. (4) Các cây cùng loài cạnh tranh ở nơi ở. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 51: Bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về các nhân tố tiến hóa theo học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại? Trang 6/7 - Mã đề 153
  7. I. Đột biến và di - nhập gen luôn làm xuất hiện alen mới trong quần thể. II. Các yếu tố ngẫu nhiên và di - nhập gen đều có thể làm nghèo vốn gen của quần thể. III. Giao phối không ngẫu nhiên làm giảm sự đa dạng di truyền. IV. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen làm thay đổi tần số alen theo hướng xác định. A. 1. B. 4. C. 2. D. 3. Câu 52: Sự tăng trưởng kích thước của một quần thể cá rô được mô tả bằng đồ thị sau: Cho các nhận xét sau: (1) Từ đồ thị cho thấy quần thể cá rô tăng trưởng theo tiềm năng sinh học trong điều kiện môi trường bị giới hạn. (2) Tốc độ tăng trưởng của quần thể cá rô tăng dần và đạt giá trị tối đa tại điểm uốn, qua điểm uốn tốc độ tăng trưởng của quần thể giảm dần và dừng lại khi quần thể đạt kích thước tối đa. (3) Ở pha cân bằng, quần thể cá rô có số lượng cá thể ổn định và phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường. (4) Quần thể có số lượng tăng lên rất nhanh trước điểm uốn nhờ quan hệ hỗ trợ diễn ra mạnh mẽ trong quần thể sinh vật. Số nhận xét đúng : A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. ------ HẾT ------ Trang 7/7 - Mã đề 153
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2