intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Lê Hồng Phong, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

‘Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Lê Hồng Phong, Quảng Nam’ sau đây sẽ giúp bạn đọc nắm bắt được cấu trúc đề thi, từ đó có kế hoạch ôn tập và củng cố kiến thức một cách bài bản hơn, chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Lê Hồng Phong, Quảng Nam

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM KIEM TRA CUOI KI II – NĂM HỌC 2023 - 2024 TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG MÔN SINH HỌC 12 Thời gian làm bài : 45 Phút; (Đề có 30 câu) (Đề có 4 trang) Họ tên : ............................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 403 Câu 1: Điều nào sau đây không đúng với diễn thế nguyên sinh? A. Các quần xã sinh vật biến đổi tuần tự, thay thế lẫn nhau và ngày càng phát triển đa dạng. B. Hình thành quần xã tương đối ổn định. C. Không thể hình thành nên quần xã tương đối ổn định D. Khởi đầu từ môi trường trống trơn. Câu 2: Khái niệm môi trường nào sau đây là đúng? A. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố vô sinh và hữu sinh ở xung quanh sinh vật, trừ nhân tố con người. B. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố vô sinh xung quanh sinh vật. C. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố hữu sinh ở xung quanh sinh vật. D. Môi trường gồm tất cả các nhân tố xung quanh sinh vật, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh vật; làm ảnh hưởng đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và những hoạt động khác của sinh vật. Câu 3: Ví dụ nào sau đây thuộc cơ chế cách li sau hợp tử? A. Cỏ băng trong và ngoài bãi bồi sông Vônga ra hoa vào hai mùa khác nhau nên không thụ phấn cho nhau. B. Ngựa vằn phân bố ở châu Phi nên không giao phối được với ngựa hoang phân bố ở Trung Á. C. Các loài ruồi giấm khác nhau có tập tính giao phối khác nhau. D. Ngựa cái giao phối với lừa đực sinh ra con la không có khả năng sinh sản. Câu 4: Điều nào sau đây không đúng với vai trò của quan hệ hỗ trợ? A. Hiện tượng tự tỉa thưa. B. Làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể. C. Khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường. D. Đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định. Câu 5: Quan hệ hỗ trợ trong quần xã biểu hiện ở: A. kí sinh, ăn loài khác, ức chế cảm nhiễm B. cộng sinh, hội sinh, kí sinh C. quần tụ thành bầy hay cụm và hiệu quả nhóm D. cộng sinh, hội sinh, hợp tác Câu 6: Quần xã rừng thường có cấu trúc nổi bật là A. phân bố ngẫu nhiên B. phân bố đồng đều C. phân tầng theo chiều ngang D. phân tầng thẳng đứng Câu 7: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, 1 alen lặn có lợi có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể do tác động của nhân tố nào sau đây? A. Giao phối không ngẫu nhiên. B. Chọn lọc tự nhiên. C. Giao phối ngẫu nhiên. D. Các yếu tố ngẫu nhiên. Câu 8: Cơ quan tương tự là những cơ quan A. cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau. B. cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức phận giống nhau. C. có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau, có hình thái tương tự. D. có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau. Câu 9: Trật tự nào sau đây đúng về các giai đoạn trong quá trình tiến hóa của sự sống trên Trái Đất? I. Tiến hóa sinh học. II. Tiến hóa hóa học. III. Tiến hóa tiền sinh học. A. II  III I. B. III  I II. C. II  I III. D. I  III II. Câu 10: Kích thước của quần thể sinh vật là: A. tương quan tỉ lệ giữa tỉ lệ tử vong với tỉ lệ sinh sản biểu thị tốc độ sinh trưởng của quần thể. B. thành phần các kiểu gen biểu hiện thành cấu trúc di truyền của quần thể. C. độ lớn của khoảng không gian mà quần thể đó phân bố. Trang 1/4 - Mã đề 403
  2. D. số lượng cá thể hoặc khối lượng sinh vật hoặc năng lượng tích luỹ trong các cá thể của quần thể. Câu 11: Tiến hoá nhỏ là quá trình : A. hình thành các nhóm phân loại trên loài. B. biến đổi kiểu hình của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới. C. biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể dẫn tới sự biến đổi kiểu hình. D. biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới. Câu 12: Theo Đacuyn, đơn vị tác động của chọn lọc tự nhiên là: A. quần thể. B. giao tử. C. cá thể. D. nhiễm sắc thể. Câu 13: Cho các thông tin về vai trò của các nhân tố tiến hoá như sau: (1) Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định; (2) Làm phát sinh các biến dị di truyền của quần thể, cung cấp nguồn biến dị sơ cấp cho tiến hoá; (3) Có thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó ra khỏi quần thể, dù alen đó là có lợi; (4) Làm thay đổi tần số tương đối của alen và thành phần kiểu gen của quần thể rất chậm; (5) Không làm thay đổi tần số tương đối của alen nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể; Số thông tin đúng về vai trò của chọn lọc tự nhiên A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Câu 14: Nhân tố sinh thái nào sau đây là nhân tố vô sinh? A. Cây lúa. B. Sâu ăn lá lúa. C. Chim sâu. D. Nhiệt độ. Câu 15: Một loài rệp được kiến bảo vệ khỏi kẻ thù, rệp tiết ra chất mật ngọt cho kiến ăn. Đây là mối quan hệ nào? A. Hợp tác. B. Cộng sinh. C. Hội sinh. D. Ức chế - cảm nhiễm. Câu 16: Một quần thể ngẫu phối có thành phần kiểu gen ở thế hệ P là 0,16 AA : 0,59 Aa : 0,25 aa. Cho biết alen A là trội hoàn toàn so với alen a. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây sai về quần thể này? A. Nếu không có tác động của các nhân tố tiến hóa thì tần số các kiểu gen không thay đổi qua tất cả các thế hệ. B. Nếu có tác động của nhân tố đột biến thì tần số alen A có thể thay đổi. C. Nếu có tác động của chọn lọc tự nhiên thì tần số kiểu hình trội có thể bị giảm mạnh. D. Nếu có tác động của các yếu tố ngẫu nhiên thì alen a có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể. Câu 17: Cho các bằng chứng tiến hóa sau: (1) Tế bào của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều sử dụng chung một bộ mã di truyền. (2) Sự tương đồng về những đặc điểm giải phẫu giữa các loài. (3) ADN của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều được cấu tạo từ 4 loại nucleotit. (4) Protein của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều được cấu tạo từ khoản 20 loại axit amin. (5) Tất cả các loài sinh vật hiện nay đều được cấu tạo từ tế bào. Số bằng chứng tiến hóa là bằng chứng sinh học phân tử: A. 2. B. 3. C. 5. D. 4. Câu 18: Kích thước của một quần thể không phải là A. tổng sinh khối của quần thể. B. năng lượng tích lũy trong quần thể. C. kích thước nơi quần thể sống. D. Tổng số cá thể của quần thể. Câu 19: Điều nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến diễn thế sinh thái? A. Do cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã. B. Do cạnh tranh và hợp tác giữa các loài trong quần xã. C. Do thay đổi các điều kiện tự nhiên, khí hậu. D. Do chính hoạt động khai thác tài nguyên của con người. Câu 20: Cá rô phi Việt Nam chịu lạnh đến 5,60C, dưới nhiệt độ này cá chết, chịu nóng đến 420C, trên nhiệt độ này cá cũng sẽ chết, các chức năng sống biểu hiện tốt nhất từ 200C đến 350C. Khoảng nhiệt độ từ 200C đến 350C được gọi là A. giới hạn chịu đựng. B. khoảng thuận lợi. C. điểm gây chết giới hạn dưới. D. điểm gây chết giới hạn trên. Câu 21: Trong một đợt khảo sát về số lượng cá thể của một quần thể H, người ta thu được bảng số liệu sau: Năm 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Trang 2/4 - Mã đề 403
  3. Số lượng cá thể 80 112 240 25 50 70 Đây là dạng biến động số lượng cá thể A. không theo chu kì. B. theo chu kì 1 năm. C. theo chu kì mùa. D. theo chu kì tuần trăng. Câu 22: Có bao nhiêu ví dụ sau đây thuộc nhóm quan hệ đối kháng giữa các loài trong quần xã sinh vật? I. Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá sống trong cùng môi trường. II. Cây tầm gửi sống bám trên thân các cây gỗ lớn trong rừng. III. Cây phong lan bám trên thân cây gỗ sống trong rừng. IV. Vi khuẩn Rhizôbium sống trong nốt sần của rễ cây họ Đậu. A. 4. B. 1. C. 3. D. 2. Câu 23: Có 4 loài cùng sống trong một môi trường và có ổ sinh thái về dinh dưỡng được mô tả theo các vòng tròn như hình bên dưới. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây sai? A. Loài A và loài C không cạnh tranh. B. Loài B và loài C cạnh tranh nhau. C. Loài A và loài D cạnh tranh nhau. D. Loài B cạnh tranh khốc liệt hơn loài D. Câu 24: Các ví dụ nào sau đây thuộc về cơ chế cách li sinh sản sau hợp tử ? (1) Trứng và tinh trùng của nhím biển tím và nhím biển đỏ không thể kết hợp được với nhau. (2) Loài rắn sọc trên cạn và loài rắn sọc dưới nước ở cùng một khu vực địa lí nhưng không giao phối với nhau. (3) Một số loài kì nhông trong một khu vực vẫn giao phối với nhau nhưng phần lớn con lai không phát triển hoàn chỉnh. (4) Cây lai giữa bắp cải và cải củ không ra hoa. A. 1, 2. B. 2, 3. C. 3, 4. D. 1, 4. Câu 25: Trong chăn nuôi, người ta sử dụng tối đa bao nhiêu biện pháp dưới đây để tăng hiệu quả kinh tế? I. Luôn đảm bảo tỉ lệ giữa số lượng con đực và số lượng con cái là . II. Điều chỉnh mật độ đàn vật nuôi phù hợp. III. Nuôi ghép các loài vật nuôi có ổ sinh thái khác nhau về thức ăn. IV. Cung cấp đầy đủ lượng thức ăn cần thiết. A. 1. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 26: Theo quan niệm của Đacuyn về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây sai? A. Chọn lọc tự nhiên thông qua các đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật. B. Chọn lọc tự nhiên là sự phân hóa về khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể. C. Kết quả của chọn lọc tự nhiên là hình thành nên loài sinh vật có các đặc điểm thích nghi với môi trường. D. Chọn lọc tự nhiên hình thành các quần thể có nhiều cá thể mang các kiểu gen quy định các đặc điểm thích nghi với môi trường. Câu 27: Giả sử trong một khu rừng rộng 20 ha có một quần thể của loài X gồm 40 con thì mật độ cá thể của quần thể này là bao nhiêu? A. 2 con/ha. B. 0,5 con/ha. C. 5 con/ha. D. 4 con/ha. Câu 28: J. Fletcher từ Trường Đại học Sydney, Australia cho rằng nếu cầu gai là nhân tố sinh học giới hạn sự phân bố của rong biển, thì sẽ có rất nhiều rong biển xâm chiếm nơi mà người ta đã loại bỏ hết cầu gai. Để phân biệt ảnh hưởng của cầu gai với ảnh hưởng của các sinh vật khác, người ta đã làm thí nghiệm ở vùng sống của rong biển: loại bỏ cả cầu gai và ốc nón ra khỏi vùng sống của rong biển (thí nghiệm 1); một vùng khác chỉ loại bỏ cầu gai và để lại ốc nón (thí nghiệm 2); vùng khác chỉ loại bỏ ốc nón (thí nghiệm 3); và vùng còn lại là đối chứng có cả cầu gai và ốc nón. Kết quả của thí nghiệm được mô tả qua đồ thị ở hình bên. Trang 3/4 - Mã đề 403
  4. Từ kết quả thí nghiệm, có bao nhiêu nhận định sau đúng? I. Sự có mặt của loài cầu gai và ốc nón đã ức chế sự sinh trưởng và phát triển của tảo. II. Khi chỉ có ốc nón và tảo, quần thể tảo phục hồi với mức độ khá cao. III. Cầu gai là yếu tố ức chế chủ yếu đến sự phát triển của tảo. IV. Khi loại bỏ cầu gai, ốc nón có thêm điều kiện thuận lợi để phát triển số lượng cá thể tăng lên nên đã tạo nên sự ức chế nhỏ lên sự sinh trưởng và phát triển của quần thể tảo. A. 1. B. 4. C. 2. D. 3. Câu 29: Hình bên mô tả sự biến động các chỉ số trong một thuỷ vực. Có bao nhiêu dự đoán sau đây đúng? I. Nhiệt độ môi trường biến động tương ứng với sự biến động ánh sáng ở phần lớn thời gian. II. Sản lượng thực vật phù du cao nhất vào khoảng tháng 4, sản lượng động vật phù du cao nhất khoảng tháng 6. III. Ánh sáng và nhiệt độ càng cao thì sản lượng thực vật phù du càng lớn. IV. Chất dinh dưỡng và động vật phù du có thể là các nhân tố làm giảm sút thực vật phù du vào giai đoạn tháng 5-6. A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Câu 30: Ba loài thực vật có quan hệ họ hàng gần gũi kí hiệu là loài A, loài B và loài C. Bộ NST của loài A là 2n = 10, của loài B là 2n = 12 và của loài C là 2n = 14. Các cây lai giữa loài A và loài B được đa bội hóa tạo ra loài D. Các cây lai giữa loài C và loài D được đa bội hóa tạo ra loài E. Theo lí thuyết, bộ NST của loài E có bao nhiêu NST? A. 29. B. 18. C. 36. D. 22. ------ HẾT ------ Trang 4/4 - Mã đề 403
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2