Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Nguyễn Huệ, Quảng Nam
lượt xem 1
download
Cùng tham gia thử sức với “Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Nguyễn Huệ, Quảng Nam” để nâng cao tư duy, rèn luyện kĩ năng giải đề và củng cố kiến thức môn học nhằm chuẩn bị cho kì thi quan trọng sắp diễn ra. Chúc các em vượt qua kì thi học kì thật dễ dàng nhé!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Nguyễn Huệ, Quảng Nam
- SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ 2 TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN: SINH HỌC LỚP: 12 (Đề kiểm tra có 03 trang) Thời gian : 45 phút (không kể thời gian phát đề) Họ và tên học sinh: ............................................. Số báo danh: .................................................... Mã đề 406 Câu 1: Trong nông nghiệp sử dụng thiên địch để phòng trừ sâu hại là ứng dụng của hiện tượng A. ăn thịt đồng loại. B. Hiệu quả nhóm. C. khống chế sinh học. D. cộng sinh. Câu 2: Quần thể sinh vật không có đặc trưng nào sau đây? A. Mật độ. B. Tỉ lệ giới tính. C. Loài ưu thế. D. Nhóm tuổi. Câu 3: Kiểu phân bố nào sau đây không phải là kiểu phân bố cá thể của quần thể? A. Phân bố đồng đều. B. Phân bố theo nhóm. C. Phân bố theo chiều ngang. D. Phân bố ngẫu nhiên. Câu 4: Số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể được gọi là A. tỉ lệ giới tính. B. nhóm tuổi. C. kích thước quần thể. D. mật độ cá thể. Câu 5: Quan hệ nào sau đây giữa hai loài trong đó một loài có lợi còn loài kia không có lợi cũng không bị hại? A. cộng sinh. B. ức chế - cảm nhiễm. C. hợp tác. D. hội sinh. Câu 6: Loại diễn thế xảy ra trên môi trường đã có quần xã sinh vật từng sống được gọi là A. biến đổi nguyên thủy. B. diễn thế thứ sinh. C. diễn thế nguyên sinh. D. diễn thế hỗn hợp. Câu 7: Khi nói về thành phần cấu trúc của hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây đúng? A. Tất cả các loài vi sinh vật đều được xếp vào nhóm sinh vật phân giải. B. Nhóm sinh vật sản xuất chỉ bao gồm các loài thực vật. C. Các loài động vật ăn thực vật được xếp vào nhóm sinh vật tiêu thụ. D. Nấm thuộc nhóm sinh vật tự dưỡng. Câu 8: Cho một lưới thức ăn có sâu ăn hạt ngô, châu chấu ăn lá ngô, chim chích và ếch xanh đều ăn châu chấu và sâu, rắn hổ mang ăn ếch xanh. Trong lưới thức ăn trên, sinh vật sản xuất là A. cây ngô. B. rắn hổ mang. C. châu chấu và sâu. D. chim chích và ếch xanh. Câu 9: Ví dụ nào sau đây minh họa cho kiểu biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật theo chu kì? A. Số lượng cá chép ở Hồ Tây bị giảm mạnh do ô nhiễm môi trường nước vào năm 2016. B. Số lượng cây tràm ở rừng U Minh Thượng bị giảm mạnh sau cháy rừng vào năm 2002. C. Ở Việt Nam, số lượng cá thể của quần thể ếch đồng tăng vào mùa mưa, giảm vào mùa khô. D. Số lượng sâu hại lúa trên một cánh đồng lúa bị giảm mạnh sau một lần phun thuốc trừ sâu. Câu 10: Cho chuỗi thức ăn: Cây ngô → Sâu ăn lá ngô → Nhái → Rắn hổ mang → Diều hâu. Trong chuỗi thức ăn này, loài nào thuộc bậc dinh dưỡng cấp cao nhất? A. Cây ngô. B. Sâu ăn lá ngô C. Diều hâu. D. Nhái. Câu 11: Khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển gọi là A. nơi ở. B. sinh cảnh. C. ổ sinh thái. D. giới hạn sinh thái. Câu 12: Tập hợp nào sau đây là quần thể sinh vật? A. Tập hợp chim ở rừng Bạch Mã. B. Tập hợp thú ở rừng Cúc Phương. C. Tập hợp sâu ở rừng Nam Cát Tiên. D. Tập hợp cây tràm ở rừng U Minh Thượng. Câu 13: Trong quần xã sinh vật, ví dụ nào sau đây thuộc quan hệ kí sinh? A. Cây tầm gửi sống trên cây thân gỗ. B. Hổ ăn thịt thỏ. C. Thực vật cạnh tranh giành ánh sáng. D. Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá, tôm. Trang 1/3 – Mã đề 406
- Câu 14: Môi trường sống của các loài chim là A. môi trường sinh vật. B. môi trường trên cạn. C. môi trường nước. D. môi trường đất. Câu 15: Nhân tố sinh thái nào sau đây là nhân tố hữu sinh? A. Nước. B. Ánh sáng. C. Nhiệt độ. D. Cây lúa. Câu 16: Tập hợp các cá thể trong cùng một loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định, có khả năng sinh sản và tạo thành thế hệ mới được gọi là A. quần thể. B. quần xã. C. sinh quyển. D. hệ sinh thái. Câu 17: Hệ sinh thái nào sau đây nằm ở vùng cận Bắc cực? A. Rừng lá kim phương Bắc. B. Rừng mưa nhiệt đới. C. Thảo nguyên. D. Đồng rêu hàn đới. Câu 18: Số lượng cá thể lớn nhất mà quần thể có thể đạt được phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường được gọi là A. kích thước tối đa. B. kích thước tối thiểu. C. mật độ cá thể. D. kích thước trung bình. Câu 19: Loài cá rô phi nuôi ở nước ta chỉ sống được trong khoảng nhiệt độ từ 5,60C đến 420C. Đối với loài cá này, nhiệt độ 420C được gọi là A. khoảng chống chịu. B. giới hạn trên về nhiệt độ. C. giới hạn sinh thái về nhiệt độ. D. khoảng thuận lợi. Câu 20: Khi nói về ổ sinh thái, phát biểu nào sau đây sai? A. Ổ sinh thái của mỗi loài trùng với nơi ở của chúng. B. Các loài có ổ sinh thái về độ ẩm trùng nhau một phần vẫn có thể cùng sống trong một sinh cảnh. C. Các loài cùng sống trong một sinh cảnh có thể có ổ sinh thái khác nhau. D. Kích thước thức ăn, hình thức bắt mồi, … của mỗi loài tạo nên các ổ sinh thái về dinh dưỡng. Câu 21: Có bao nhiêu hoạt động sau đây của con người là giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng hệ sinh thái? I. Bón phân, tưới nước, diệt cỏ dại đối với các hệ sinh thái nông nghiệp. II. Khai thác triệt để các nguồn tài nguyên không tái sinh. III. Loại bỏ các loài tảo độc, cá dữ trong các hệ sinh thái ao hồ nuôi tôm, cá. IV. Xây dựng các hệ sinh thái nhân tạo một cách hợp lí. A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. 2 Câu 22: Giả sử kết quả khảo sát về diện tích khu phân bố (tính theo m ) và kích thước quần thể (tính theo số lượng cá thể) của 4 quần thể sinh vật trong cùng một thời điểm như sau. Xét tại thời điểm khảo sát, mật độ cá thể của quần thể nào trong 4 quần thể trên là thấp nhất? Quần thể I Quần thể II Quần thể III Quần thể IV Diện tích khu phân bố 100 200 190 150 Kích thước quần thể 600 1000 570 600 A. Quần thể II. B. Quần thể I. C. Quần thể III. D. Quần thể IV. Câu 23: Khi nói về các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng? A. Mỗi quần thể sinh vật có kích thước đặc trưng và ổn định, không phụ thuộc vào điều kiện sống. B. Mật độ cá thể của mỗi quần thể luôn ổn định, không thay đổi theo mùa, theo năm. C. Tỉ lệ giới tính của quần thể là đặc trưng quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể. D. Khi kích thước quần thể đạt tối đa thì tốc độ tăng trưởng của quần thể là lớn nhất. Câu 24: Trên một thảo nguyên, các con ngựa vằn mỗi khi di chuyển thường đánh động và làm các con côn trùng bay khỏi tổ. Lúc này các con chim diệc sẽ bắt các con côn trùng bay khỏi tổ làm thức ăn. Việc côn trùng bay khỏi tổ, cũng như việc chim diệc bắt côn trùng không ảnh hưởng gì đến ngựa vằn. Chim mỏ đỏ (một loài chim nhỏ) thường bắt ve bét trên lưng ngựa vằn làm thức ăn. Khi xác định các mối quan hệ Ssinh thái giữa từng cặp sinh vật, kết luận nào sau đây đúng? A. Quan hệ giữa côn trùng và chim diệc là mối quan hệ hội sinh. B. Quan hệ giữa ve bét và chim mỏ đỏ là mối quan hệ sinh vật này ăn sinh vật khác. C. Quan hệ giữa ngựa vằn và ve bét là mối quan hệ ức chế cảm nhiễm. D. Quan hệ giữa chim mỏ đỏ và ngựa vằn là mối quan hệ cộng sinh. Trang 2/3 – Mã đề 406
- Câu 25: Khi nói về lưới thức ăn, phát biểu nào sau đây đúng? A. Trong lưới thức ăn, một loài có thể tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn khác nhau. B. Trong diễn thế nguyên sinh, lưới thức ăn ở quần xã đỉnh cực có cấu trúc đơn giản hơn lưới thức ăn ở quần xã tiên phong. C. Lưới thức ăn của quần xã rừng mưa nhiệt đới thường đơn giản hơn lưới thức ăn của quần xã thảo nguyên. D. Quần xã sinh vật càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn càng đơn giản Câu 26: Ví dụ nào sau đây minh họa cho mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật? A. Bồ nông đi kiếm ăn theo đàn bắt được nhiều cá hơn bồ nông đi kiếm ăn riêng rẽ. B. Các cây thông nhựa liền rễ sinh trưởng nhanh hơn các cây sống riêng rẽ. C. Chó rừng đi kiếm ăn theo đàn, nhờ đó bắt được trâu rừng có kích thước lớn hơn. D. Cá mập con khi mới nở sử dụng ngay các trứng chưa nở làm thức ăn. Câu 27: Khi nói về diễn thế sinh thái, phát biểu nào sau đây sai? A. Sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã là nhân tố sinh thái quan trọng làm biến đổi quần xã sinh vật. B. Nghiên cứu diễn thế giúp chúng ta chủ động xây dựng kế hoạch bảo vệ và khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên. C. Diễn thế sinh thái thứ sinh luôn khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật. D. Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường. Câu 28: Ổ sinh thái dinh dưỡng của bốn quần thể M, N, P, Q thuộc bốn loài thú sống trong cùng một môi trường và cùng thuộc một bậc dinh dưỡng kí hiệu bằng các vòng tròn ở hình bên. Phân tích hình này, phát biểu nào sau đây đúng? A. Quần thể M và quần thể P có ổ sinh thái dinh dưỡng trùng nhau một phần. B. Quần thể N và quần thể P có ổ sinh thái dinh dưỡng trùng nhau hoàn toàn. C. Sự thay đổi kích thước quần thể M không ảnh hưởng đến kích thước quần thể N D. Quần thể M và quần thể Q không cạnh tranh về dinh dưỡng. Câu 29: Sự phân bố cá thể trong không gian của quần xã có ý nghĩa A. tăng cường mức độ cạnh tranh, giảm hiệu quả sử dụng nguồn sống của môi trường. B. giảm bớt mức độ cạnh tranh, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống của môi trường. C. tăng cường mức độ cạnh tranh, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống của môi trường. D. giảm bớt mức độ cạnh tranh, giảm hiệu quả sử dụng nguồn sống của môi trường. Câu 30: Giả sử trong một quần xã sinh vật, người ta xây dựng được một lưới thức ăn như sau: Trong đó loài A là sinh vật sản xuất, các loài còn lại là sinh vật tiêu thụ. Nhận định nào sau đây đúng khi nói về lưới thức ăn trên? A. Nếu loại bỏ loài B ra khỏi quần xã thì loài D sẽ mất đi. B. Loài D tham gia vào 3 chuỗi thức ăn khác nhau. C. Lưới thức ăn này có tối đa 5 chuỗi thức ăn. D. Loài E chỉ thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2. ……..HẾT…….. Trang 3/3 – Mã đề 406
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2018 có đáp án
25 p | 1605 | 57
-
Bộ đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án
26 p | 1235 | 34
-
Đề thi học kì 2 môn Hóa lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
3 p | 390 | 34
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
4 p | 445 | 21
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án
2 p | 298 | 19
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
2 p | 508 | 17
-
Đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hoàn Thiện
3 p | 325 | 13
-
Đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2018 có đáp án - Đề số 2
9 p | 965 | 12
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Sở GD&ĐT Thanh Hóa
3 p | 405 | 10
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
3 p | 270 | 9
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
2 p | 687 | 9
-
Bộ 24 đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2019-2020 có đáp án
104 p | 80 | 4
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
4 p | 175 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p | 244 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Phong Phú B
4 p | 67 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân
6 p | 80 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p | 202 | 1
-
Đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 7 năm 2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
2 p | 132 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn