intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 6 năm 2019-2020 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Tân Yên

Chia sẻ: Từ Lương | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

66
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 6 năm 2019-2020 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Tân Yên được chia sẻ sau đây để làm quen với cấu trúc đề thi, tích lũy kinh nghiệm giải đề thi, từ đó giúp các em có kế hoạch ôn tập phù hợp để sẵn sàng bước vào kì thi sắp diễn ra. Chúc các em ôn tập và kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 6 năm 2019-2020 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Tân Yên

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II HUYỆN TÂN YÊN Năm học: 2019-2020 Môn thi: Sinh học 6 Đề thi có 2 trang Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian giao đề I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Chọn đáp án đúng trong các câu sau. Câu 1. Nhóm quả gồm toàn quả khô là A. quả cải, quả đu đủ, quả cam, quả cà chua. B. quả mơ, quả chanh, quả lúa, quả vải. C. quả dừa, quả đào, quả gấc, quả ổi. D. quả bông, quả thì là, quả đậu Hà Lan. Câu 2. Các bộ phận của hạt gồm có A. vỏ, phôi, chất dinh dưỡng dự trữ. B. vỏ và phôi. C. vỏ và chất dinh dưỡng dự trữ. D. phôi và chất dinh dưỡng dự trữ. Câu 3. Trong những cây sau đây cây nào là cây một lá mầm? A. Cây mít, cây lúa. B. Cây xoài, cây ổi. C. Cây mía, cây tre, D. Cây na, cây vải. Câu 4. Cây con có thể được hình thành từ bộ phận nào dưới đây? (1) Hạt. (2). Rễ. (3). Thân. (4). Lá. A. (1), (2), (3). B. (1), (2), (3), (4). C. (2), (3), (4). D. (1), (3), (4). Câu 5. Rêu sau khi chết đi có thể được dùng làm A. hồ dán. B. thức ăn cho con người. C. thuốc. D. phân bón. Câu 6. Môi trường sống của Rêu là A. môi trường nước. B. nơi ẩm ướt. C. nơi khô hạn. D. môi trường không khí. Câu 7. Nhóm cây nào dưới đây gồm hai loài thực vật sinh sản bằng bào tử ? A. Rau bợ, chuối. B. Cau, thông. C. Cây xoài, lông cu li. D. Bèo tổ ong, dương xỉ. Câu 8: Tảo là thực vật bậc thấp vì A. cơ thể có cấu tạo đơn bào. B. sống ở nước. C. chưa có rễ, thân, lá. D. thân, lá có mạch dẫn. Câu 9. Dương xỉ được xếp vào nhóm nào? A. Rêu. B. Hạt trần C. Hạt kín D. Quyết Câu 10. Trên mặt nước ao, hồ thường có váng màu lục hoặc màu vàng. Váng đó là gì? A. Tảo. B. Bèo tấm. C. Rong. D. Rêu. Câu 11. Loại lá cây nào dưới đây có thể tiết ra các chất có tác dụng diệt khuẩn? A. Chuối. B. Mồng tơi. C. Lá ngón. D. Tràm. Câu 12. Hoạt động nào của cây xanh giúp bổ sung vào bầu khí quyển lượng khí oxi mất đi do hô hấp và đốt cháy nhiên liệu? A. Trao đổi chất. B. Hô hấp. C. Quang hợp. D. Thoát hơi nước. Câu 13. Để diệt cá dữ trong đầm nuôi thuỷ sản, người ta sử dụng loại cây nào dưới đây? A. Duốc cá. B. Đinh lăng. C. Ngũ gia bì. D. Xương rồng.
  2. Câu 14. Trong các loại cây dưới đây cây nào vừa là cây ăn quả, vừa làm cảnh, lại vừa làm thuốc? A. Cây sen. B. Cây mít. C. Cây cần sa. D. Cây vải. Câu 15. Cho các thành phần sau: (1)Tán lá. (2) Rễ cây. (3) Lớp thảm mục. (4) Thân cây. Thành phần nào có khả năng làm cản trở dòng chảy của nước mưa? A. 1, 2, 3. B. 1, 2, 3, 4. C. 1, 3, 4. D. 2, 3, 4. Câu 16. Giữa vi khuẩn cố định đạm và cây họ Đậu đã hình thành nên mối quan hệ nào dưới đây ? A. Cạnh tranh. B. Cộng sinh. C. Kí sinh. D. Hội sinh. Câu 17. Chất kháng sinh pênixilin được sản xuất từ một loại A. nấm men. B. mốc trắng. C. mốc tương. D. mốc xanh. Câu 18. Vi khuẩn gây bệnh cho con người và động vật là những vi khuẩn có lối sống A. cộng sinh. B. hoại sinh. C. kí sinh. D. tự dưỡng. Câu 19. Nhiệt độ thích hợp nhất cho sự phát triển của nấm là A. 25oC - 30oC. B. 15oC - 20oC. C. 35oC - 40oC. D. 30oC - 35oC. Câu 20. Ở người, bệnh nào dưới đây do nấm gây ra? A. Tay chân miệng. B. Viêm họng. C. Bạch tạng. D. Hắc lào. II. TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 1 (2,5 điểm). Đặc điểm chung của thực vật Hạt kín? Lấy ví dụ về hai loài thực vật hạt kín là cây lương thực và nêu rõ công dụng của chúng ở địa phương em? Câu 2 (2 điểm). a. Nêu vai trò của thực vật? b. Tại sao khi đi vào rừng cây ta thường thấy không khí trong lành? Câu 3 (0,5 điểm). Vì sao người ta chỉ giữ lại làm giống các hạt to, chắc, mẩy, không bị sứt sẹo và không bị sâu bệnh? Họ và tên: .................................................... Số báo danh: .......... Phòng thi: ..........
  3. HDC MÔN SINH HỌC LỚP 6 PHẦN TỰ LUẬN (5điểm) Mỗi câu đúng cho 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đ/án D A C B D B D C D A Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đ/án D C A A B B D C A D PHẦN TỰ LUẬN(5điểm) Câu Đáp án Điểm Câu 1 * Đặc điểm chung của thực vật hạt kín: 2,5điểm - Cơ quan sinh dưỡng phát triển đa dạng (rễ cọc, rễ chùm, thân gỗ, thân cỏ, 0,5 lá đơn, lá kép,..), trong thân có mạch dẫn phát triển. - Có hoa, qủa. Hạt nằm trong quả là một ưu thế của các cây hạt kín, vì nó 0,5 được bảo vệ tốt hơn. - Hoa và quả có nhiều dạng khác nhau. 0,25 *Kể tên 2 cây hạt kín và nêu rõ công dụng - Lấy đúng được 2 ví dụ 0,75 - Nêu đúng công dụng 0,5 Câu 2 *Vai trò của thực vật: 2điểm - Giảm ô nhiễm môi trường. 0,25 - Điều hòa khí hậu, chống lũ lụt, xói mòn. 0,25 - Cung cấp thức ăn, nguyên vật liệu cho con người. 0,25 - Cung cấp nơi ở và nơi sinh sản cho một số động vật. 0,25 - Góp phần bảo vệ nguồn nước ngầm. 0,25 *Khi đi vào rừng cây ta thấy không khí trong lành vì : - Quá trình quang hợp của cây xanh đã lấy khí cacbonic và nhả ra khí oxi, 0,5 không khí giàu ôxi hơn. - Quá trình thoát hơi nước làm tăng độ ẩm không khí. 0,25 Câu 3 Vì: những hạt này có phôi khỏe , giữ được chất dinh dưỡng dự trữ, giúp 0,5 0,5điểm hạt có tỉ lệ nảy mầm cao, phát triển thành cây con khỏe mạnh. ………………………………………………Hết…………………………………………………
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2