intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Trần Quốc Toản

Chia sẻ: Wang Li< >nkai | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:2

16
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Trần Quốc Toản” là tài liệu dành cho các bạn học sinh đang chuẩn bị thi học kì 2. Ôn tập với đề thi giúp các em phát triển tư duy, năng khiếu môn học. Chúc các em đạt được điểm cao trong kì thi này nhé.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Trần Quốc Toản

  1. PHÒNG GD&ĐT NINH SƠN       ̣ THI HOC KI II ̀ TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN                     MÔN:  SINH ­ LỚP: 7       Năm học: 2020 –2021  Thời gian: 45 phút ĐỀ SỐ 1:  (Đ  ( Ề CHINH TH́ ƯC) ́   ́ ̣    I. Trăc nghiêm khach quan ́  :    (3 điểm)   Tim đap an đung nhât ̀ ́ ́ ́ ́ Câu 1. Sơ đồ phát sinh giới động vật phản ánh nội dung nào sau đây? a. Sự đa dạng của các nhóm động vật. c.   Các   nhóm   động   vật   không   có   mối   quan   hệ   họ  hàng. b. Môi trường sống của các nhóm động vật. d. Các loài động vật không có chung nguồn gốc. Câu 2. Nguyên nhân nào sau đây cho thấy đẻ con (noãn thai sinh) tiến hóa hơn đẻ trứng? a. Trứng được giữ trong cơ thể mẹ nên được bảo vệ tốt hơn. b. Phôi chịu nhiều ảnh hường từ các tác nhân của môi trường. c. Chất dinh dưỡng để nuôi phôi lấy từ noãn hoàng. d. Trứng có màng dai và lớp vỏ đá vôi bao bọc bên ngoài. Câu 3. “Học tập bằng bằng cách bắt chước là hoạt động bẩm sinh của thú non khi sống với   mẹ của nó. Những con non nếu phải tách khỏi mẹ và đàn, sẽ trở nên ngù ngờ, thậm chí, một  con khỉ  non khi nhìn thấy một quả  chuối chín vàng cũng không biết tìm đến bóc ăn”. Điều   này KHÔNG cho thấy tập tính chăm sóc con non của các loài động vật có vai trò: a. Giúp con non thích nghi với điều kiện sống. b. Giúp con non biết yêu thương đồng loài.  c. Giúp con non hình thành những thói quen sinh tồn. d. Giúp con non sống sót trong đời sống khắc nghiệt. Câu 4. Nguyên nhân nào sau đây cho thấy nuôi con bằng sữa mẹ tiến hóa nhất? a. Sữa mẹ khó tiêu hóa. b.Sữa mẹ được tiết ra nhiều. c. Sữa mẹ giàu chất dinh dưỡng. d. Sữa mẹ thơm ngon. Câu 5. Bao phủ phía ngoài cơ thể Thỏ là  a. bộ lông vũ. b. lớp vảy sừng. c. bộ lông mao.  d. lớp da trần. Câu 6. Da trần phủ chất nhầy là đặc điểm cấu taọ ngoài của loài nào sau đây? a. Thỏ. b. Cá chép. c. Ếch đồng. d. Thằn lằn. Câu 7. Chim cánh cụt thuộc nhóm chim bơi, chúng có đặc điểm nào sau đây? a. Chân ngắn; cánh yếu. b. Chân có 4 ngón; cánh dài, khỏe. c. Chân cao, to; cánh ngắn, yếu. d. Chân có màng bơi; cánh dài, khỏe. Câu 8. Đặc điểm nào sau đây giúp nhiều loài thuộc lớp bò sát có thể sống được ở sa mạc? a. Da khô, có vảy sừng bao bọc. b. Có bướu mỡ dự trữ nước c. Dưới chân có đệm thịt dày. d. Chân cao, móng rộng.  Câu 9. Tâp tinh sông thanh đan, săn môi băng cach rình môi la cua loai nao sau đây? ̣ ́ ́ ̀ ̀ ̀ ̀ ́ ̀ ̀ ̉ ̀ ̀ a. Lợn rưng. ̀ b. Sư tử. c. Cho soi. ́ ́ d. Thỏ. Câu 10. Thân dài, đuôi rất dài là đặc điểm cấu tạo ngoài của loài nào sau đây? a. Cá chép. b. Thằn lằn.  c. Thỏ. d. Ếch. Câu 11. Những lớp động vật nào sau đây thuộc nhóm động vật biến nhiệt? a. Lớp Thú, lớp Cá b. Lớp Chim, lớp Lưỡng cư. c. Lớp Chim, lớp Thú. d. Lớp Cá, lớp Lưỡng cư. Câu 12. Công thuộc nhóm chim chạy, chúng có đặc điểm nào sau đây? a. Chân cao, khỏe; cánh dài, khỏe. b. Chân 4 ngón; cánh dài, khỏe. c. Chân có màng bơi; cánh dài, khỏe. d. Chân cao, to; cánh ngắn, yếu. II. Tự luân ̣ : (7 điểm) Câu 13. (1đ) Giải thích tại sao thỏ chạy dai sức không bằng thú ăn thịt, nhưng một số trường hợp   thỏ vẫn thoát được thú ăn thịt?
  2. Câu 14. (2đ) Trong y học cổ truyền, vảy tê tê có tác dụng giải độc, tiêu viêm, giảm đau, sát khuẩn,   giảm sốt, lợi sữa,…. Vì vậy người ta đua nhau săn lùng tê tê và nâng giá lên quá mức dẫn đến số   lượng loài này đang suy giảm nghiêm trọng. a. Tê tê thuộc lớp động vật có xương sống nào? Vì sao số lượng tê tê càng ngày càng giảm? b. Có phải vảy tê tê, máu tê tê chữa được mọi loại bệnh kể cả ung thư không? c. Chúng ta cần làm gì để bảo vệ những loài tê tê nói riêng và các loài động vật quý hiếm nói chung? Câu 15. (1đ) Khi nói đến lớp chim người ta thường nói đến những loài có khả  năng bay lượn chủ  động trên không nhưng tại sao chim cánh cụt hoàn toàn không biết bay lại được xếp vào lớp chim? Câu 16. (2đ) Nêu những nguyên nhân gây suy giảm đa dạng động vật và đề ra biện pháp bảo vệ đa   dạng sinh học. Câu 17. (1đ) Tại sao nói hiện tượng đẻ con (thai sinh) có nhiều ưu điểm hơn đẻ trứng? ­­­­­­­­­­HẾT­­­­­­­­­­
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1