intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 7 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Việt Nam-Angiêri (Đề 2)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

6
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn “Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 7 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Việt Nam-Angiêri (Đề 2)” để ôn tập nắm vững kiến thức cũng như giúp các em được làm quen trước với các dạng câu hỏi đề thi giúp các em tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 7 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Việt Nam-Angiêri (Đề 2)

  1. PHÒNG GD&ĐT QUẬN THANH XUÂN ĐỀ KIỀM TRA CUỐI HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS VIỆT NAM- ANGIERI Năm học 2021-2022 Họ và tên HS: ……………………… MÔN: SINH HỌC LỚP 7 Lớp:………… Thời gian làm bài: 45 phút ĐỀ 2 (Đề gồm 04 trang) Hãy chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau để điền vào bảng đáp án (ĐA) ( Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1 11 1 1 1 1 1 1 18 1 20 0 2 3 4 5 6 7 9 ĐA Câu 2 2 2 2 2 2 2 2 2 3 3 3 3 3 3 3 3 38 3 40 1 2 3 4 5 6 7 8 9 0 1 2 3 4 5 6 7 9 ĐA Câu 1: Thỏ có tập tính A. ngủ đông. B. chạy nhanh bằng cách nhảy hai chân sau khi bị săn đuổi. C. di cư. D. tấn công con mồi. Câu 2: Khi nói về sinh sản của thỏ, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Thỏ đực không có cơ quan giao phối. B. Thỏ đẻ trứng. C. Thỏ không mang thai. D. Thỏ thụ tinh trong Câu 3: Thời gian kiếm ăn của thỏ là A. buổi sáng. B. buổi trưa. C. chiều tối hay ban đêm D. ban ngày. Câu 4: Khi nói về hiện tượng thai sinh, phát biểu nào là đúng? A. Con non không được bú mẹ. B. Con non được mẹ chăm sóc. C. Con non có đủ chất dinh dưỡng. D. Thai được bảo vệ cho đến khi sinh. Câu 5: Vì sao thỏ trốn được thú ăn thịt trong một số trường hợp? A. Thỏ chạy nhanh. B. Thỏ chạy theo đường thẳng. C. Thỏ chạy theo hình chữ Z hoặc tìm nơi ẩn nấp. D. Thỏ tấn công lại thú săn mồi. Câu 6: Không sử dụng chuồng bằng gỗ để nuôi nhốt thỏ, vì A. thỏ gặm nhấm đồ gỗ. B. chất thải của thỏ ngấm vào gỗ gây mùi khó chịu. C. vật liệu bằng gỗ đắt. D. gỗ dễ bị mối mọt. Câu 7: Nhau thai không có tác dụng A. giữ ấm cho thai nhi. B. đưa chất dinh dưỡng từ mẹ vào thai nhi. C. chuyển chất bài tiết từ thai nhi sang cơ thể mẹ. D. cung cấp ôxi cho thai nhi. 1
  2. Câu 8: Phát biểu nào sai khi nói về vai trò của lớp thú? A. Cung cấp nguồn dược liệu. B. Cung cấp sức kéo. C. Cung cấp thịt. D. Cung cấp lương thực. Câu 9: Đặc điểm thuộc bộ thú túi? A. Đẻ trứng và nuôi con bằng sữa. B. Con non yếu được nuôi trong túi da của thú mẹ. C. Chi trước biến đổi thành cánh da. D. Chi trước biến đổi thành vây bơi. Câu 10: Đặc điểm bộ răng của bộ gặm nhấm là A. răng cửa ngắn, sắc, răng nanh dài lớn, nhọn và răng hàm có nhiều mấu dẹp. B. bộ răng nhọn. C. thiếu răng nanh, răng cửa rất lớn, sắc và cách răng hàm 1 khoảng trống. D. răng nhọn, răng hàm có 3,4 mấu nhọn. Câu 11: Voi được sếp vào bộ riêng vì A. chân voi có số móng lẻ. B. chân voi có cựa. C. chân voi có số móng chẵn. D. chân voi có 5 ngón tiếp xúc với đất. Câu 12: Đặc điểm cấu tạo nào giúp cá voi thích nghi với đời sống bơi lội? A. Cơ thể hình thoi, lông gần như tiêu biến, cổ không phân biệt với thân, vây đuôi nằm ngang. B. Màng cánh rộng, thân ngắn và hẹp. Chi trước biến đổi thành cánh da. C. Chi sau yếu. D. Hô hấp bằng phổi và túi khí. Câu 13: Loài nào sau đây thuộc lớp thú? A. Tôm. B. Tinh tinh C. Gà. D. Cá ngựa. Câu 14: Loài thú nào chưa có núm vú? A. Kanguru. B. Hổ. C. Vượn. D. Thú mỏ vịt. Câu 15: Xương chi của dơi gồm: A. 3 phần: xương cánh tay, xương bàn tay, xương ống tay. B. 2 phần: xương cánh tay, xương bàn tay. C. 4 phần: xương cánh tay, xương ống tay, xương bàn tay. D. 1 phần: xương bàn tay. Câu 16: Thú mỏ vịt đẻ trứng nhưng vẫn được xếp vào lớp thú vì A. có thân hình thoi. B. chi trước biến đổi thành vây. C. nuôi con bằng sữa. D. chi sau tiêu giảm. Câu 17: Bộ gặm nhấm cắn những đồ vật không phải là thức ăn của chúng vì A. răng cửa luôn dài mà không ngừng lại. B. thiếu răng hàm. C. răng hàm sắc và nhọn. D. có khoảng trống hàm lớn. 2
  3. Câu 18. Châu chấu có mấy cách di chuyển? A. 2 cách. B. 3 cách. C. 1 cách. D. 4 cách. Câu 19: Ngà voi là do loại răng nào biến đổi thành? A. Răng nanh. B. Răng hàm. C. Răng cận hàm. D. Răng cửa. Câu 20. Động vật nào dưới đây thuộc nhóm động vật nhai lại? A. Ngựa vằn. B. Lợn. C. Tê giác. D. Bò. Câu 21. Ý nghĩa của sự tiến hóa vận động di chuyển là A. động vật thích nghi với lối sống di chuyển trên cây. B. động vật phải đi xa để kiếm ăn. C. động vật thích nghi với môi trường sống khác nhau. D. động vật phải đào hang để kiếm ăn. Câu 22. Thế nào là thụ tinh ngoài? A. Là hiện tượng trứng thụ tinh ngoài cơ thể mẹ. B. Là hiện tượng trứng được thụ tinh trong cơ thể mẹ. C. Là hiện tượng trứng được thụ tinh ở môi trường nước. D. Là hiện tượng trứng phân đôi trong cơ thể mẹ. Câu 23: Phát biểu không đúng khi nói về sinh sản hữu tính? A. Không có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và sinh dục cái. B. Có hai hình thức thụ tinh là thụ tinh trong và thụ tinh ngoài . C. Có sự kết hợp giữa trứng và tinh trùng. D. Trứng thụ tinh được phát triển thành phôi. Câu 24: Sinh sản hữu tính ở thỏ khác ở chim bồ câu như thế nào? A. Thỏ đẻ trứng, chim đẻ con. B. Thỏ đẻ con, chim đẻ trứng. C. Thỏ thụ tinh ngoài, chim thụ tinh trong. D. Thỏ có hiện tượng noãn thai sinh, chim đẻ con. Câu 25: Tập tính ngủ suốt mùa đông của gấu trắng (Bắc cực) có ý nghĩa gì? A. Lẫn với tuyết, lẩn trốn kẻ thù. B. Cách nhiệt. C. Tiết kiệm năng lượng. D. Cho biết trứng đã được thụ tinh. Câu 26: Bộ lông rậm của các loài động vật đới lạnh có tác dụng A. giữ ấm. B. tránh gió. C. tích mỡ. D. tránh nắng. Câu 27: Đặc điểm khí hậu ở môi trường đới lạnh? A. Lạnh và khô. B. Lạnh, đóng băng gần như quanh năm. C. Nóng ẩm và khô. D. Mưa nhiều. 3
  4. Câu 28: Loài động vật nào sau đây có khả năng nhịn khát giỏi khi ở trên sa mạc? A.Voi. B. Cú mèo. C. Bọ cạp. D. Lạc đà. Câu 29: Loài động vật nào di chuyển bằng cách nhảy trên cát? A. Cú tuyết. B. Chuột nhảy . C. Cáo. D. Rắn hoang mạc. Câu 30: Vì sao trên đồng ruộng miền Bắc Việt Nam có thể gặp 7 loài rắn cùng chung sống với nhau mà không hề cạnh tranh với nhau? A. Các loài rắn có thời gian kiếm ăn gần nhau. B. Các loài rắn có chung nguồn thức ăn với nhau. C. Các loài rắn có thời gian kiếm ăn và nguồn thức ăn khác nhau. D. Các loài rắn có cùng môi trường sống. Câu 31: Môi trường nhiệt đới gió mùa có mức độ đa dạng sinh học cao vì A. khí hậu lạnh quanh năm nên có nhiều loài sống được B. khí hậu nóng và khô nên nhiều loài động vật thích nghi được. C. khí hậu lạnh, ẩm tương đối ổn định thích hợp với sự sống của nhiều loài sinh vật D. khí hậu nóng, ẩm tương đối ổn định thích hợp với sự sống của nhiều loài sinh vật Câu 32: Loài động vật nào có giá trị làm cảnh? A. Vẹt. B. Giun đất. C. Vượn. D. Cừu. Câu 33: Nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm đa dạng sinh học? A. Trồng rừng. B. Định canh định cư. C. Xây dựng các khu bảo tồn sinh học. D. Nạn phá rừng, khai thác gỗ bừa bãi. Câu 34 : Những biện pháp nào được coi là biện pháp đấu tranh sinh học? A. Sử dụng thiên địch, thuốc trừ sâu. B. Sử dụng thiên địch, gây vô sinh diệt động vật gây hại. C. Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật gây hại, phun thuốc trừ sâu. D. Sử dụng thiên địch và thuốc diệt chuột. Câu 35: Loài động vật nào sau đây cung cấp lông cho ngành công nghiệp? A. Trâu. B. Bò. C. Ngan . D. Lợn. Câu 36: Ong mắt đỏ là loài thiên địch của A. sâu đo. B. sâu cuốn lá. C. sâu xám. D. sâu hại lá cam. Câu 37: Biện pháp đấu tranh sinh học có ưu điểm gì? A. Tiêu diệt triệt để các loài thiên địch. B. Tiêu diệt triệt để các loài sâu hại. C. Tiêu diệt nhanh các loài sâu hại. D. An toàn cho con người. Câu 38: Loài chim sẻ được coi là loài có hại khi A. vào đầu mùa xuân, thu và đông, chim sẻ ăn lúa, có khi ăn cả mạ gieo. B. vào mùa sinh sản, cuối xuân đầu hè, chim sẻ ăn nhiều sâu bọ có hại cho nông nghiệp. C. vào mùa sinh sản, cuối xuân đầu hè, chim sẻ ăn lúa, có khi ăn cả mạ gieo. D. vào đầu mùa xuân, thu và đông, chim sẻ ăn nhiều sâu bọ có hại cho nông nghiệp. 4
  5. Câu 39: Biện pháp đấu tranh sinh học có hạn chế gì? A. Giá thành cao. B. Thiên địch không tiêu diệt triệt để các loài sinh vật gây hại mà chỉ kìm hãm sự phát triển của chúng. C. Thiên địch có số lượng lớn và sức sinh sản thấp, chỉ bắt được con mồi yếu và bị bệnh. D. Các loài vi khuẩn gây bệnh có sức sống yếu. Câu 40: Hoạt động nào gây ảnh hưởng xấu đến đa dạng sinh học? A. Trồng rừng. B. Cấm đốt, phá khai thác rừng bừa bãi. C. Đẩy mạnh các biện pháp chống ô nhiễm môi trường D. Sử dụng tràn lan thuốc trừ sâu. .................................HẾT........................................... 5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2