intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Hữu Thọ

Chia sẻ: Xiao Gui | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

15
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề thi được biên soạn bởi trường THCS Nguyễn Hữu Thọ nhằm khảo sát chất lượng học tập môn Sinh học lớp 9 để chuẩn bị cho kì thi học kì 2 sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo đề thi để giúp học sinh nâng cao kiến thức và giúp giáo viên đánh giá, phân loại năng lực học sinh từ đó có những phương pháp giảng dạy phù hợp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Hữu Thọ

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HKII MÔN SINH 9 Vận dụng Chủ đề C.đ Nhận biết Thông hiểu Cấp độ thấp cao TN TL TN TL TN TL - Biết được ảnh - Khái niệm - Hiểu hưởng của các nhân tố sinh được một Chương I: nhân tố sinh thái của môi số mối Sinh vật và thái đến đời trường. quan hệ môi trường sống của sinh - Biết được các cùng loài 06 tiết vật. nhân tố sinh và khác thái. loài. TN: 6;TL: 1 2 câu =0,5 đ 1 câu =1,5 đ 4 câu =1,0 3đ-30% 16.67% 50% đ 33.33% ChươngII: - Biết được các - Khái niệm - Đọc được sơ Hệ sinh thái nhóm sinh vật chuỗi thức ăn, đồ 1 chuỗi 06 tiết trong chuỗi lưới thức ăn. thức ăn và xây thức ăn. dựng được chuỗi thức ăn, lưới thức ăn đơn giản. TN: 1;TL: 1 1 câu=0,25đ 1/2câu=0,5đ 1/2 câu=2,0đ 2.75đ-27.5% 10.10% 18.18% 72.72% ChươngIII: - Các tác động - Khái niệm ô Con người, của con người nhiễm môi dân số và tới môi trường, trường và môi trường hoạt động của nguyên nhân ô 05 tiết con người làm nhiễm môi suy giảm hệ trường sinh thái, gây mất cân bằng sinh thái. TN: 4;TL: 1 4 câu =1,0 đ 1 câu =1,0 đ 2đ-20% 50% 50% ChươngIV: - Nêu được các - Hiểu và nêu Bảo vệ môi dạng tài nguyên được hậu quả trường chủ yếu; sự đa của việc chặt 06 tiết dạng của các hệ phá rừng, đốt sinh thái trên rừng bừa bãi. cạn và dưới nước. TN: 1;TL: 1 1câu=0,25đ 1 câu=2,0 đ 2,25đ-22,5% 11.11% 88.89% TN:12;TL:4 4 10đ-100% 8 câu = 2,0đ 2+1/2câu=3,0đ 1 câu=2,0đ 1/2câu=2,0đ câu=1,0đ 20% 30% 20% 20% 10%
  2. TRƯỜNG THCS NGUYỄN HỮU THỌ KÌ THI KẾT THÚC HỌC KÌ II MÔN: SINH HỌC – LỚP 9 Thời gian: 45phút Họ và tên:………………………………………………………. Lớp: 9…… Điểm Nhận xét của giáo viên I. Trắc nghiệm: (3,0đ) Khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu những câu trả lời đúng nhất sau đây: Câu 1. Con người tác động nhiều nhất tới môi trường trong thời kì nào? A. Thời kì nguyên thủy; B. Thời kì xã hội nông nghiệp; C. Thời kì xã hội công nghiệp; D. Cả A và B. Câu 2. Tác động lớn nhất của con người làm suy thoái môi trường tự nhiên là: A. Tạo giống vật nuôi, cây trồng mới; B. Phá hủy thảm thực vật; C. Săn bắn nhiều loài động vật; D. Phục hồi và trồng rừng mới. Câu 3. Hái lượm, săn bắt động vật hoang dã là hoạt động chủ yếu của con người trong thời kì nào? A. Thời kì xã hội công nghiệp; B. Thời kì xã hội nông nghiệp; C. Thời kì nguyên thủy; Câu 4. Các chất CO, CO2, SO2, NO2 là: A. Các chất thải khí gây ô nhiễm môi trường; B. Các chất thải rắn gây ô nhiễm môi trường; C. Các chất thải lỏng gây ô nhiễm môi trường; D. Các chất bảo vệ thực vật gây ô nhiễm môi trường. Câu 5. Nhóm cây nào sau đây đều thuộc nhóm cây ưa sáng? A. Bạch đàn, lúa, lá lốt; B. Trầu không, ngô, lạc; C. Ớt, phượng, vạn niên thanh; D. Tre, dừa, thông. Câu 6. Nhóm động vật nào sau đây đều thuộc nhóm động vật hằng nhiệt? A. Cá sấu, ếch đồng, giun đất; B. Cá voi, cá heo, mèo, chim bồ câu; C. Thằn lằn bóng đuôi dài, tắc kè, cá chép; D. Cá rô phi, tôm đồng, cá thu, cá ngừ. Câu 7. Trong chuỗi thức ăn sau: Cỏ -> Dê -> Hổ -> Vi sinh vật. Sinh vật nào là sinh vật sản xuất: A. Cỏ B. Dê C. Hổ D. Vi sinh vật Câu 8. Hệ sinh thái bao gồm các thành phần là: A. Thành phần không sống và sinh vật B. Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ C. Sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải D. Sinh vật sản xuất, sinh vật phân giải Câu 9: Trong một hệ sinh thái, cây xanh là: A. Sinh vật phân giải B. Sinh vật phân giải và sinh vật tiêu thụ C. Sinh vật sản xuất D. Sinh vật phân giải và sinh vật sản xuất Câu 10: Sinh vật tiêu thụ bao gồm: A. Vi khuẩn, nấm và động vật ăn cỏ B. Động vật ăn cỏ và động vật ăn thịt C. Động vật ăn thịt và cây xanh D. Vi khuẩn và cây xanh Câu 11: Hoạt động nào sau đây là của sinh vật sản xuất: A. Tổng hợp chất hữu cơ thông qua quá trình quang hợp B. Phân giải chất hữu cơ thành chất vô cơ C. Phân giải xác động vật và thực vật
  3. D. Không tự tổng hợp chất hữu cơ Câu 12: Hãy chọn câu có nội dung đúng trong các câu sau đây: A. Sinh vật sản xuất luôn sử dụng sinh tiêu thụ làm thức ăn B. Sinh vật phân giải luôn là nguồn thức ăn của sinh vật tiêu thụ C. Chất hữu cơ do sinh vật sản xuất tổng hợp được là nguồn thức ăn cho các dạng sinh vật trong hệ sinh thái D. Vi khuẩn và nấm không phải là sinh vật phân giải II. Tự luận: (7,0đ) Câu 13: (2 điểm) Em hãy cho biết vai trò của con người trong việc bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên như thế nào? Câu 14: (2,0 điểm) Ô nhiễm môi trường là gì? Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường? Câu 15: (3 điểm) Trình bày những hiểu biết của em về những hậu quả sẽ gặp phải khi chặt phá rừng, đốt rừng bừa bãi? ----------------------HẾT----------------------
  4. ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II – LỚP 9 I. TRẮC NGHIỆM: (3,0 ĐIỂM) A: (2,0 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm: Câu Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Đáp án C A C A D B A D B: (1,0 điểm) Mỗi ô trống đánh dấu đúng được 0,25đ. Các ví dụ mối quan hệ khác loài Thuộc mối quan hệ Câu 9. Mối quan hệ giữa cây lúa và cỏ dại trong một ruộng lúa. Cạnh tranh Câu 10. Mối quan hệ giữa vi khuẩn sống trong nốt sần ở rễ cây họ Đậu và cây Cộng sinh đậu Câu 11. Mối quan hệ giữa giun đũa sống trong ruột người và người. Kí sinh Câu 12. Mối quan hệ giữa dê và cỏ trên một cánh đồng. SV ăn SV II. TỰ LUẬN (7,0 ĐIỂM) Câu Đáp án – hướng dẫn chấm Điểm - Nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật. 0,5 Câu - Nhân tố sinh thái được chia thành 2 nhóm: 13 + Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh như: nhiệt độ, độ ẩm, không khí, gió... 0,5 (1,5đ) + Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh như: nhóm nhân tố con người và nhóm nhân tố sinh thái các sinh vật khác. 0,5 - Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, các tính chất vật lí, Câu hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi, gây hại đến đời sống của con người và 0,5 14 các sinh vật khác. (1,0đ) - Nguyên nhân ô nhiễm môi trường chủ yếu là do hoạt động của con người và một số hoạt động của tự nhiên (núi lửa, thiên tai...) 0,5 - Chuỗi thức ăn là một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Trong chuỗi thức ăn, mỗi loài sinh vật là một mắt xích, nó vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích 0,5 phía trước vừa bị mắt xích phía sau tiêu thụ. - Các chuỗi thức ăn: Thực vật   Sâu   Chim ăn sâu   Vi sinh vật 0,25 Thực vật   Châu chấu   Ếch   Vi sinh vật 0,25 Câu Thực vật   Chuột   Rắn   Vi sinh vật 0,25 15 Thực vật   Châu chấu   Ếch   Rắn   Vi sinh vật 0,25 (2,5đ) - Lưới thức ăn: Sâu   Chim ăn sâu Thực vật Vi sinh vật 1,0 Chuột   Rắn Châu chấu   Ếch Hậu quả của việc chặt phá rừng, đốt rừng bừa bãi: - Làm biến đổi khí hậu, do lượng nước bốc hơi ít, lượng mưa giảm. 0,5 Câu - Làm giảm lượng nước ngầm; gây ô nhiễm môi trường, lũ lụt, hạn hán... 0,5 16 (2,0đ) - Làm đất bị xói mòn sạt lở, bạc màu, thoái hóa ... 0,5 - Mất nguồn gen sinh vật, mất nơi ở của nhiều loài sinh vật. Do đó làm giảm đa dạng 0,5 sinh học, gây mất cân bằng sinh thái... Ghi chú: Ở câu 2 (phần tự luận), học sinh có thể viết sơ đồ chuỗi thức ăn và lưới thức ăn khác với đáp án trên, nhưng hợp lí thì vẫn được điểm tối đa.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2