intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường PTDTBT THCS Lý Tự Trọng, Bắc Trà My

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

9
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường PTDTBT THCS Lý Tự Trọng, Bắc Trà My” được chia sẻ nhằm giúp các bạn học sinh ôn tập, làm quen với cấu trúc đề thi và các dạng bài tập có khả năng ra trong bài thi sắp tới. Cùng tham khảo và tải về đề thi này để ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra nhé! Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường PTDTBT THCS Lý Tự Trọng, Bắc Trà My

  1. PHÒNG GD&ĐT BẮC TRÀ MY KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II TRƯỜNG PTDTBT THCS NĂM HỌC 2022 - 2023 LÝ TỰ TRỌNG MÔN: SINH HỌC 9 ĐỀ DỰ PHÒNG THỜI GIAN: 45 PHÚT (Không kể thời gian giao đề) A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 ĐIỂM) Chọn câu trả lời đúng và ghi vào giấy làm bài. Câu 1: Hiện tượng cơ thể lai F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh hơn, phát triển mạnh hơn, chống chịu tốt hơn, các tính trạng năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội cả hai bố mẹ được gọi là gì? A. Ưu thế lai. B. Thoái hóa. C. Dòng thuần. D. Tự thụ phấn. Câu 2: Ngoài cung cấp gỗ quý, rừng còn có tác dụng gì cho môi trường sống của con người? A. Cung cấp động vật quý hiếm. B. Điều hòa khí hậu, chống xói mòn, ngăn chặn lũ lụt. C. Thải khí CO2, giúp cây trồng khác quang hợp. D. Là nơi trú ẩn của nhiều loài động vật. Câu 3: Trong chọn giống vật nuôi, lai giống là phương pháp chủ yếu vì A. đơn giản, dễ thực hiện. B. nó tạo ra nguồn biến dị tổ hợp cho tạo, chọn giống mới, cải tạo giống có năng suất thấp và tạo ưu thế lai. C. nó tạo ra nguồn biến dị tổ hợp cho tạo, chọn giống mới. D. chi phí rẻ, hiệu quả cao. Câu 4: Hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lí, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi, gây tác hại tới đời sống của con người và các sinh vật khác được gọi là A. ô nhiễm không khí. B. ô nhiễm môi trường. C. ô nhiễm nguồn nước. D. ô nhiễm đất. Câu 5: Chuột sống trong rừng mưa nhiệt đới có thể chịu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái sau: mức độ ngập nước (1), nhiệt độ không khí (2), kiến (3), ánh sáng (4), rắn hổ mang (5), cây gỗ (6), gỗ mục (7), sâu ăn lá cây (8). Những nhân tố nào thuộc nhóm nhân tố sinh thái vô sinh? A. (1), (2), (4), (7). B. (1), (2), (4), (5), (6). C. (1), (2), (5), (6). D. (3), (5), (6), (8). Câu 6: Cho các dạng tài nguyên sau: dầu lửa, than đá, năng lượng gió, tài nguyên đất, năng lượng mặt trời, năng lượng thủy triều, tài nguyên nước. Số tài nguyên thuộc dạng tài nguyên không tái sinh là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 7: Các hình thức khai thác thiên nhiên của con người thời nguyên thủy là A. khai thác khoáng sản, lai tạo. B. trồng trọt và chăn thả gia súc. C. hái quả, bắt cá, săn bắt thú, đốt rừng. D. lai tạo và nhân giống cây trồng. Câu 8: Nhóm tuổi sinh sản có ý nghĩa A. làm tăng trưởng khối lượng và kích thước của quần thể. B. quyết định mức sinh sản của quần thể.
  2. C. không ảnh hưởng đến sự phát triển của quần thể. D. làm cho kích thước quần thể giảm sút. Câu 9: Cho các loại cây sau: bạch đàn, lá lốt, dong riềng, cây xoài, cây phượng, bằng lăng. Những cây nào thuộc nhóm cây ưa bóng? A. Lá lốt, bằng lăng. B. Lá lốt, dong riềng, bằng lăng. C. Bạch đàn, cây phượng, bằng lăng. D. Lá lốt, dong riềng. Câu 10: Ví dụ nào sau đây là quần thể sinh vật? A. Tập hợp các cá thể chim sẻ sống ở 3 hòn đảo khác nhau. B. Tập hợp cá rô phi đực cùng sống trong một ao. C. Rừng cây thông nhựa phân bố tại vùng núi Đông Bắc Việt Nam. D. Tập hợp các cá thể cá chép, cá mè sống chung trong một ao. Câu 11: Loài đặc trưng là A. loài có số lượng ít nhất trong quần xã. B. loài có số lượng nhiều trong quần xã. C. loài chỉ có ở một quần xã hoặc có nhiều hơn hẳn các loài khác. D. loài có vai trò quan trọng trong quần xã. Câu 12: Sự hợp tác có lợi giữa các loài sinh vật là quan hệ A. hỗ trợ. B. cộng sinh. C. hội sinh. D. cạnh tranh. Câu 13: Đặc điểm nào chỉ có ở quần thể người mà không có ở các quần thể sinh vật khác? A. Giới tính. B. Lứa tuổi. C. Mật độ. D. Pháp luật. Câu 14: Giao phối gần là A. sự giao phối giữa con cái sinh ra từ một cặp bố mẹ. B. sự giao phối giữa các cá thể cùng loài khác nhau. C. sự giao phối giữa con cái sinh ra từ một cặp bố mẹ hoặc giữa bố mẹ và con cái. D. sự giao phối giữa bố mẹ và con cái. Câu 15: Hiện tượng thoái hóa ở thực vật xuất hiện do A. thụ phấn nhân tạo. B. giao phấn giữa các cây đơn tính. C. tự thụ phấn. D. thụ phấn nhờ sâu bọ. B. PHẦN TỰ LUẬN (5 ĐIỂM) Câu 1: (2 điểm) Hoạt động chặt phá rừng bừa bãi và gây cháy rừng sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng nào? Câu 2: (1 điểm) Em hãy nhận xét tình hình môi trường ở địa phương và đưa ra một số biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường nơi mình đang sinh sống? Câu 3: (2 điểm) Hãy lập 4 chuỗi thức ăn khác nhau từ các loài sinh vật sau: cỏ, thỏ, dê, chim ăn sâu, sâu hại thực vật, cáo, hổ, mèo rừng, vi sinh vật. Từ các chuỗi thức ăn đó dựng thành một lưới thức ăn đơn giản? -----------------------Hết-------------------------
  3. PHÒNG GD&ĐT BẮC TRÀ MY ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II TRƯỜNG PTDTBT THCS NĂM HỌC 2022 - 2023 LÝ TỰ TRỌNG MÔN: SINH HỌC 9 ĐỀ DỰ PHÒNG A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 ĐIỂM) Mỗi câu đúng được 0,3 điểm; 2 câu đúng được 0,7 điểm; 3 câu đúng được 1 điểm. Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 A B B B A A C A Câu 9 Câu 10 Câu 11 Câu 12 Câu 13 Câu 14 Câu 15 D C C B D C C B. PHẦN TỰ LUẬN (5 ĐIỂM) CÂU ĐÁP ÁN ĐIỂM - Cây rừng bị mất gây xói mòn đất. 0,5 điểm - Nước mưa chảy trên bề mặt không được cây rừng chặn lại. nên dễ 0,5 điểm xảy ra lũ lụt, lũ quét gây nguy hiểm đến tính mạng nhân dân và gây 1 ô nhiễm. (2 điểm) - Mất rừng làm cho khí hậu thay đổi, lượng mưa giảm, lượng nước 0,5 điểm thấm xuống các tầng đất giảm nên lượng nước ngầm giảm. - Mất nhiều loài sinh vật và nơi ở của các loài sinh vật làm giảm đa 0,5 điểm dạng sinh học gây mất cân bằng sinh thái. - Môi trường ở địa phương đang bị ô nhiễm nhiều (ít): + Nguồn nước bị bẩn do rác thải, nước thải sinh hoạt. HS trả lời + Đất bị ô nhiễm do sử dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật trong theo tình trồng trọt. hình thực + Nước thải chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không 2 khí. tế tại địa (1 điểm) - Biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường: phương, từ + Xử lí nước thải sinh hoạt, chăn nuôi trước khi thải ra môi trường. 2 ý đúng + Phân loại, vứt rác đúng nơi quy định. được 1 + Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của điểm. người dân trong công tác bảo vệ môi trường sống. Chuỗi thức ăn: Cỏ -> Thỏ -> Mèo rừng -> Vi sinh vật 0,25 điểm Cỏ -> Thỏ -> Hổ -> Vi sinh vật 0,25 điểm Cỏ -> Dê -> Hổ -> Vi sinh vật 0,25 điểm 3 Cỏ -> Sâu hại -> Chim ăn sâu -> Vi sinh vật 0,25 điểm (2 điểm) Lưới thức ăn Dê Hổ Cỏ Thỏ Mèo VSV 1 điểm Sâu hại Chim NGƯỜI DUYỆT ĐỀ NGƯỜI RA ĐỀ Trần Thị Kim Ngọc
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2