intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Trần Đại Nghĩa, Châu Đức

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, các em có thể tham khảo và tải về "Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Trần Đại Nghĩa, Châu Đức" được TaiLieu.VN chia sẻ dưới đây để có thêm tư liệu ôn tập, luyện tập giải đề thi nhanh và chính xác giúp các em tự tin đạt điểm cao trong kì thi này. Chúc các em thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Trần Đại Nghĩa, Châu Đức

  1. TRƯỜNG THCS TRẦN ĐẠI NGHĨA KIỂM TRA HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN: SINH HỌC 9- Thời gian làm bài: 45’ GK nhận xét của ghi điểm Giám thị 1 Giám thị 2 Họ tên HS: …………................................... Lớp: …… I. Trắc nghiệm (3 điểm) Câu 1: Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất:(3 đ) 1. Hoạt động nào dưới đây góp phần bảo vệ môi trường? A. Thu gom, phân loại, xử lí chất thải đúng nơi quy định C. Đốt các loại chất thải B. Chôn chất thải độc hại vào đất D. Tái chế, sử dụng các loại chất thải 2.Khi bạn ăn miếng bánh mì kẹp thịt , bạn là A. Sinh vật tiêu thụ bậc 1 B. Sinh vật sản xuất C. Sinh vật phân giải D. Sinh vật tiêu thụ bậc 2 3. Tài nguyên nào sau đây được xem là tài nguyên năng lượng vĩnh cửu? A. Nước B. Đất C. Gió D. dầu lửa 4. Trong các tài nguyên sau, tài nguyên tái sinh là A. Nước B. bức xạ mặt trời C. Than đá D. Khí đốt thiên nhiên 5.Ngày đại dương thế giới hàng năm được tổ chức vào ngày: A. Ngày 5 /0 6 B .Ngày6 /06 C.Ngày 7 /06 D. Ngày 8/0 6 6. Ngày môi trường thế giới hàng năm được tổ chức vào ngày: A. Ngày 5/0 6 B .Ngày6/ 06 C.Ngày 7 /0 6 D. Ngày8 /0 6 II. TỰ LUẬN ( 7 điểm) Câu 1 (1,5 đ): Phân biệt quần thể sinh vật với quần xã sinh vật? cho ví dụ Câu 2(2,5đ):Trong hệ sinh thái có các sinh vật sau: cây cỏ, bọ rùa, ếch, rắn, châu chấu, diều hâu, chuột, vi sinh vật, cáo , gà rừng, hổ? a.Hãy viết 4 chuỗi thức có trong hệ sinh thái ( Tối thiểu sv tiêu thụ bậc 3) b.Từ các chuỗi thức ăn xây dựng nên lưới thức ăn. Câu 3 (1 đ) : Tại sao cần bảo vệ rừng ? Nguyên nhân và hậu quả của hiệu ứng nhà kính? Câu 4 (2 đ) : Tác hại của ô nhiễm môi trường là gì?Nêu các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường? BÀI LÀM
  2. ĐÁP ÁN I. Trắc nghiệm (3đ) 1 2 3 4 5 6 A D C A D A II. Tự luận (7đ) II. Tự luận Câu 1: (1,5 Đ) Quần thể sinh vật Quần xã sinh vật - là tập hợp nhiều cá thể sinh vật của cùng - là tập hợp nhiều quần thể sinh vật của nhiều một loài loài khác nhau - Về mặt sinh học có cấu trúc nhỏ hơn quần - Về mặt si nh học có cấu trúc lớn hơn quần xã. thể. -Đơn vị cấu trúc là cá thể - Đơn vị cấu trúc là quần thể - Giữa các cá thể luôn giao phối hoặc giao - Giữa các cá thể khác loài trong quần xã phấn được với nhau vì cùng loài. không giao phối hoặc giao phối được với nhau. -Phạm vi phân bố hẹp hơn quần xã -Phạm vi phân bố rộng hơn quần thể VD: VD: Câu 2(2,5Đ) A . Viết 4 chuỗi thức ăn (2đ) b. Xây dựng lưới thức ăn (0,5đ) Câu 3 (1 Đ) : * Tại sao cần bảo vệ rừng (0,5Đ) Bởi vì rừng là một hệ thống phức tạp bao gồm các yếu tố lý học, hóa học và sinh học tác động qua lại với nhau, là một tổng thể của khí hậu, đất đai, động vật, thực vật và vi sinh vật. Rừng tham gia vào chu trình C, O2, H2O, N2 và của các loại chất khoáng khác. Rừng còn có vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu, giữ nước, chống xói mòn đất, chống lũ lụt, chống sa mạc hóa, chắn gió và bảo vệ mùa màng . . * Nguyên nhân và hậu quả của hiệu ứng nhà kính :(0,5Đ) Nguyên nhân : Là do con người khai thác rừng bừa bãi, các khu công nghiệp và trung tâm công nghiệp thải ra không khí một lượng lớn CO2, mà CO2 tồn tại nhiều ngoài môi trường làm cho cây không thực hiện được quá trình quang hợp và CO2 tăng thì sẽ dẫn đến hiệu ứng nhà kính. Hậu quả : Hiệu ứng nhà kính xảy ra làm cho trái đất nóng dần lên, làm cho các tảng băng trôi ra biển ,từ đó mực nước biển tăng lên và điều đó đã dẫn đến một số thành phố chìm trong nước biển, hiệu ứng nhà kính xảy ra còn làm cho tầng Ozon của chúng ta ngày càng thủng dần. Câu 4 (1,5 Đ) @ Tác hại của ô nhiễm môi trường:(0,5Đ) - Ô nhiễm môi trường gây tác hại đến đời sống của con người và các sinh vật khác, tạo điều kiện cho nhiều loài sinh vật gây bệnh phát triển..Ví dụ: Khói bụi từ hoạt động vận tải và sản xuất công nghiệp gây bệnh ung thư phổi. - Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng cah1 có tác động bất lợi tới toàn bộ hệ sinh thái và ảnh hưởng tới sức khỏe con người - Năng lượng nguyên tử và các chất phóng xạ có khả năng gây đột biến ở người và sinh vật , gây ra một số bệnh di truyền và bệnh ung thư.
  3. - Ô nhiễm môi trường còn góp phần làm suy thoái các hệ sinh thái , môi trường sống của con người và sinh vật. @ Nêu các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường:(1,5Đ) -Biện pháp hạn chế ô nhiễm không khí: Lắp đặt các thiết bị lọc bụi và xử lí khí độc hại trước khi thải ra không khí.Phát triển công nghệ sử dụng các nhiên liệu không gây khói bụi và sử dụng năng lượng không gây ô nhiễm. Trồng nhiều cây xanh để hạn chế bụi và điều hòa khí hậu, hạn chế tiếng ồn. -Biện pháp hạn chế ô nhiễm nguồn nước: Xây dựng hệ thống cấp và thải nước ở các khu đô thị. Xây dựng hệ thống xử lí chất thải bằng các biện pháp cơ học ,hóa học , sinh học trước khi thải ra môi trường. -Biện pháp hạn chế ô nhiễm từ thuốc bảo vệ thực vật: Xây dựng nơi quản lí thật chặt các chất gây nguy hiểm cao , hạn chế phun , sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để sản xuất lương thực ,thực phẩm an toàn. -Biện pháp hạn chế ô nhiễm chất thải rắn: Chôn lắp đốt cháy rác một cách khoa học, xây dựng khu tái chế chất thải ,kết hợp ủ phân động vật trước khi sử dụng để sản xuất khí sinh học.  Dù dùng biện pháp hạn chế nào chăng nữa cũng không mang lại hiệu quả như ta tuyên truyền ,giáo dục để nâng cao hiểu biết và ý thức của mọi người về phòng chống ô nhiễm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2