intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Sở GD&ĐT Bắc Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

9
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp ích cho việc làm bài kiểm tra, nâng cao kiến thức của bản thân, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Sở GD&ĐT Bắc Ninh” bao gồm nhiều dạng câu hỏi bài tập khác nhau giúp bạn nâng cao khả năng tính toán, rèn luyện kỹ năng giải đề hiệu quả để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Sở GD&ĐT Bắc Ninh

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II BẮC NINH NĂM HỌC 2023 - 2024 Môn: Sinh học 9 (Đề có 02 trang) Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) Chọn phương án trả lời đúng Câu 1: Một hệ sinh thái hoàn chỉnh có các thành phần chủ yếu sau: A. các thành phần vô sinh, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải. B. các thành phần vô sinh, sinh vật sản xuất, sinh vật phân giải. C. các thành phần vô sinh, sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải. D. các thành phần vô sinh, sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ. Câu 2: Một dãy các loài sinh vật có mối quan hệ với nhau về mặt dinh dưỡng, trong đó mỗi loài là một mắt xích tiêu thụ mắt xích phía trước và bị mắt xích phía sau tiêu thụ gọi là A. lưới thức ăn. B. bậc dinh dưỡng. C. chuỗi thức ăn. D. mắt xích. Câu 3: Hệ sinh thái nào sau đây là hệ sinh thái tự nhiên? A. Bể cá cảnh. B. Cánh đồng. C. Rừng nhiệt đới. D. Công viên. Câu 4: Đặc điểm nào sau đây vừa có ở quần thể người vừa có ở các quần thể sinh vật khác? A. Mật độ. B. Văn hóa. C. Giáo dục. D. Kinh tế. Câu 5: Hiện tượng cơ thể lai F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh hơn, phát triển mạnh hơn, chống chịu tốt hơn, các tính trạng năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội cả hai bố mẹ được gọi là gì? A. Ưu thế lai. B. Thoái hóa. C. Dòng thuần. D. Tự thụ phấn. Câu 6: Nguồn năng lượng nào sau đây nếu được sử dụng sẽ ít gây ô nhiễm môi trường nhất? A. Than đá. B. Gió. C. Dầu mỏ. D. Khí đốt. Câu 7: Nhận định nào đúng trong các nhận định sau? A. Tài nguyên thiên nhiên là vô tận. B. Tài nguyên nước là tài nguyên không tái sinh. C. Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu khi sử dụng không gây ô nhiễm môi trường. D. Tất cả các dạng tài nguyên đều không thể tái sinh. Câu 8: Đâu không phải là biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường? A. Xây dựng công viên cây xanh. B. Sử dụng nguồn năng lượng gió. C. Sử dụng nguồn năng lượng khí đốt. D. Sử dụng nguồn năng lượng mặt trời. Câu 9: Nhóm tuổi sinh sản có ý nghĩa A. làm tăng trưởng khối lượng và kích thước của quần thể. B. quyết định mức sinh sản của quần thể. C. không ảnh hưởng đến sự phát triển của quần thể. D. làm cho kích thước quần thể giảm sút.
  2. Câu 10: Phát biểu nào sau đây sai? A. Bảo vệ rừng là góp phần bảo vệ các loài sinh vật, điều hòa khí hậu, giữ cân bằng sinh thái của Trái Đất. B. Trồng rừng giúp chống xói mòn, lũ quét. C. Rừng mưa nhiệt đới không phải là một hệ sinh thái. D. Rừng là môi trường sống của nhiều loài sinh vật. Câu 11: Ví dụ nào dưới đây biểu hiện quan hệ cộng sinh? A. Địa y sống bám trên cành cây. B. Chim nhạn và cò làm tổ thành tập đoàn. C. Ve bét sống trên da chó. D. Vi khuẩn sống trong nốt sần của rễ cây họ đậu. Câu 12: Các hình thức khai thác thiên nhiên của con người xã hội nông nghiệp là A. hái quả, bắt cá, săn bắt thú, đốt rừng để săn thú. B. trồng trọt và chăn thả gia súc. C. khai thác khoáng sản. D. lai tạo, nhân giống cây trồng và giống vật nuôi quý. II. TỰ LUẬN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Lưới thức ăn là gì ? Hãy vẽ một lưới thức ăn, trong đó có các sinh vật: cây cỏ, bọ rùa, ếch nhái, rắn, châu chấu, diều hâu, nấm, vi khuẩn, cáo, gà rừng, dê, hổ. Câu 2 (2,0 điểm) Ô nhiễm môi trường là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến ô nhiễm môi trường? Câu 3 (3,0 điểm) Tài nguyên không tái sinh và tài nguyên tái sinh khác nhau như thế nào? Kể tên một vài dạng tài nguyên không tái sinh ở nước ta ? ===== Hết ===== 2
  3. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM BẮC NINH ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023 - 2024 Môn: Sinh học 9 I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) mỗi câu đúng được 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án C C C A A B C C B C D B II. TỰ LUẬN (7,0 điểm) Câu Đáp án Điểm - Lưới thức ăn: Là các chuỗi thức ăn có mắt xích chung tạo thành. 1,0 1 - Vẽ lưới thức ăn: Học sinh có thể vẽ khác nhau nhưng đúng vẫn cho điểm tối đa. 1,0 - Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các 1,0 tính chất vật lí, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi, gây tác hại tới đời sống của con người và các sinh vật khác. 2 - Nguyên nhân gây ô nhiễm: + Do con người (là chủ yếu). 0,5 + Do hoạt động tự nhiên (núi lửa, lũ lụt..). 0,5 - Sự khác nhau giữa tài nguyên tái sinh và tài nguyên không tái sinh: + Tài nguyên tái sinh: Là dạng tài nguyên khi sử dụng hợp lí sẽ có điều kiện 1,0 phát triển và phục hồi. 3 + Tài nguyên không tái sinh: Là dạng tài nguyên sau một thời gian khai thác 1,0 và sử dụng chúng sẽ bị cạn kiệt dần. - Một vài dạng tài nguyên không tái sinh ở nước ta: than đá, dầu lửa, vàng, 1,0 bạc... 3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2