intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lê Thị Hồng Gấm, Tiên Phước

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:8

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo “Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lê Thị Hồng Gấm, Tiên Phước”. Hi vọng tài liệu sẽ là nguồn kiến thức bổ ích giúp các em củng cố lại kiến thức trước khi bước vào kì thi sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lê Thị Hồng Gấm, Tiên Phước

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN SINH HỌC 9 Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao (nội dung, Cộng chương…) TNK TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TL Q Thoái hóa - Biểu hiện của - Biết được do tự thụ hiện tượng thoái nguyên nhân của phấn và hóa, ưu thế lai hiện tượng thoái giao phối - Phương pháp tạo hóa. gần và ưu ưu thế lai và duy trì- Giải thích vì sao thế lai ưu thế lai. không dùng con lai kinh tế để làm giống. Số câu 2 câu 1 Câu 0.5 câu Số điểm 0.67 0.33 0.5 Tỉ lệ điểm điểm điểm - Môi - Khái niệm môi Hiểu được giá trị trường và trường sống của của các giới hạn các nhân tố sinh vật. sinh thái sinh thái - Thế nào là nhân tố sinh thái của môi trường - Xác định môi trường sống của một số loài sinh vật Số câu 2 Câu 1 Câu Số điểm 0.67 0.33 Tỉ lệ điểm điểm - Ảnh - Nhận biết được 2 - Các đặc điểm hưởng của nhóm thực vật và sinh lý của thực ánh sáng và động vật thích nghi vật và tập tính của nhiệt độ lên với điều kiện độ động vật khi nhiệt đời sống ẩm khác nhau. độ thay đổi sinh vật - Ánh sáng và nhiệt độ đã ảnh hưởng đến hình thái và hoạt động sinh lí của thực vật Số câu 2 Câu 1 Câu Số điểm 0.67 điểm 0.33 Tỉ lệ điểm - ảnh hửng Phân biệt các lẫn nhau mối quan hệ giữa các khác loài và lấy sinh vật ví dụ minh họa Số câu 1 Câu Số điểm 1.0 Tỉ lệ điểm Quần thể - Nhận biết được quần thể sinh vật.
  2. Điểm khác nhau giữa quần thể và quần xã - Thành phần nhóm tuổi của quần thể người. – Số câu 3 Câu Số điểm 1.0 điểm Tỉ lệ - Quần xã Những dấu hiệu sinh vật. điển hình của quần xã. . - Điểm khác của quần thể và quần xã Số câu 1 Câu Số điểm 0.33 điểm Tỉ lệ - Hệ sinh - Biết được các - Liệt kê được - Xác định được thái. kiểu hệ sinh thái. thành phần của bậc tiêu thụ và - Biết được các lưới thức ăn cụ bậc dinh dưỡng thành phần chủ yếu thể. của các loài của hệ sinh thái. . trong lưới thức ăn. Số câu 2 Câu 0.5 0.5 Câu Số điểm 0.67 Câu 1.0 Tỉ lệ điểm 1.0 điểm điểm - Ô nhiễm - Các biện pháp môi trường hạn chế ô nhiễm môi trường không khí, nước….. Số câu 0.5 Số điểm Câu Tỉ lệ 1,5 điểm 12 câu 4.0 câu 1.5 câu 0.5 câu 4.0 điểm 3.0 điểm 2.0 điểm 1.0 điểm
  3. TRƯỜNG THCS LÊ THỊ HỒNG GẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2023 - 2024 TỔ KHOA HỌC TỰ NHIÊN Môn: Sinh học – Lớp: 9 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC MÃ ĐỀ A (Đề gồm có 02 trang) I. TRẮC NGHIỆM (5.0 điểm) Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất và ghi vào giấy thi. Ví dụ 1A, 2B,... Câu 1. Ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai F1 có A. tính trạng hình thái và năng suất biểu hiện thấp hơn bố mẹ. B. tính trạng về số lượng và chất lượng giống với bố mẹ. C. sức sống cao hơn bố mẹ (sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, chống chịu tốt). D. tính trạng chất lượng hơn hẳn bố mẹ nhưng các tính trạng số lượng thì giảm. Câu 2. Muốn duy trì ưu thế lai trong trồng trọt, người ta dùng phương pháp nào sau đây? A. Nhân giống hữu tính. B. Nhân giống vô tính. C. Tự thụ phấn bắt buộc. D. Lai phân tích. Câu 3. Tự thụ phấn bắt buộc đối với cây giao phấn và giao phối gần ở động vật gây ra hiện tượng thoái hóa vì ở đời sau: A. có khả năng thích nghi với môi trường và khả năng chống bệnh ngày càng tăng. B. giảm tỉ lệ thể dị hợp, tăng tỉ lệ thể đồng hợp trong đó có các cặp gen lặn đồng hợp gây hại. C. các tính trạng năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội cả hai bố mẹ. D. tăng tỉ lệ thể dị hợp, giảm tỉ lệ thể đồng hợp trong đó có các cặp gen lặn đồng hợp gây hại. Câu 4. Trong giới hạn sinh thái, giá trị nào sau đây thích hợp nhất để sinh vật sinh trưởng và phát triển tốt? A. Giới hạn dưới. B. Giới hạn trên.C. Điểm cực thuận. D. Điểm gây chết. Câu 5. Nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi trường A. luôn có hại cho sinh vật. B. luôn có lợi cho sinh vật. C. tác động tới sinh vật. D. không tác động lên sinh vật. Câu 6. Môi trường sống của giun đất là? A. Môi trường nước. B. Môi trường sinh vật C. Môi trường trong đất D. Môi trường trên mặt đất – không khí Câu 7. Căn cứ vào khả năng thích nghi với điều kiện chiếu sáng khác nhau của môi trường, thực vật chia thành các nhóm nào sau đây? A. Thực vật ưa sáng và ưa bóng. B. Thực vật ưa sáng và ưa tối. C. Thực vật ưa bóng và ưa tối . D. Thực vật ưa ẩm và ưa khô. Câu 8. Cho các đặc điểm sau, những đặc điểm nào có ở cây Phượng? 1. Thân gỗ cao, to. 2. Cây nhỏ. 3. Lá to, màu lá sẫm. 4. Lá nhỏ, màu lá nhạt. Phương án đúng là A. 1; 3. B.1; 4. C. 2; 3. D. 2; 4. Câu 9. Ở vùng ôn đới, cây thường rụng nhiều lá về mùa đông giá lạnh là do ảnh hưởng chủ yếu của nhân tố sinh thái nào? A. Ánh sáng. B. Nước. C. Độ ẩm. D. Nhiệt độ. Câu 10. Ví dụ nào sau đây là quần thể sinh vật? A. Tập hợp tất cả các loài thủy sinh trong một ao. B. Rừng cây thông nhựa phân bố tại vùng núi Đông Bắc Việt Nam. C. Tập hợp các con chuột sống trên một cánh đồng lúa. D. Các cá thể rắn hổ mang sống ở ba hòn đảo cách xa nhau. Câu 11. Ở quần thể người, nhóm tuổi sinh sản và lao động có độ tuổi thuộc khoảng nào sau đây? A. Từ 15 đến 55 tuổi. B. Từ 15 đến 60 tuổi. C. Từ 15 đến 64 tuổi. D. Từ 15 đến 70 tuổi. Câu 12. Quần xã sinh vật có những dấu hiệu điển hình nào?
  4. A. Thành phần loài và thành phần nhóm tuổi. B. Số lượng loài và thành phần loài. C. Số lượng loài và mật độ quần thể. D. Mật độ quần thể và tỉ lệ giới tính. Câu 13. Đặc điểm nào có ở quần xã mà không có ở quần thể? A. Gồm nhiều cá thể sinh vật. B. Cùng sinh sống tại một nơi C. Gồm nhiều quần thể sinh vật. D. Có tỉ lệ giới tính. Câu 14. Các hệ sinh thái: rừng nhiệt đới, sa mạc, thảo nguyên thuộc hệ sinh thái gì? A. Hệ sinh thái trên cạn. B. Hệ sinh thái nước ngọt. C. Hệ sinh thái nước mặn. D. Hệ sinh thái nước đứng. Câu 15. Sinh vật nào dưới đây không phải là sinh vật sản xuất? A. Bèo hoa dâu. B. Cà chua. C. Lúa nước. D. Nấm. II. TỰ LUẬN (5.0 điểm) Câu 1. (2.0 điểm) Cho sơ đồ lưới thức ăn sau: Chuột Cầy Đại bàng Cây cỏ Vi khuẩn Sâu Bọ ngựa Rắn a) Em hãy liệt kê các thành phần chủ yếu của lưới thức ăn trên. b) Trong lưới thức ăn trên, rắn là sinh vật tiêu thụ bậc mấy? Giải thích. Câu 2. (2.0 điểm) a) Hãy giải tích vì sao không nên dùng con lai F1 để làm giống mà chỉ dùng để làm sản phẩm? b) Em hãy đề xuất 6 biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường không khí. Câu 3. (1.0 điểm) Trong các mối quan hệ hỗ trợ khác loài, em hãy phân biệt mối quan hệ cộng sinh và hội sinh. Mỗi mối quan hệ cho 1 ví dụ tương ứng.
  5. TRƯỜNG THCS LÊ THỊ HỒNG GẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2023-2024 TỔ KHOA HỌC TỰ NHIÊN Môn: Sinh học – Lớp: 9 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC MÃ ĐỀ B (Đề gồm có 02 trang) I. TRẮC NGHIỆM (5.0 điểm) Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất và ghi vào giấy thi. Ví dụ 1A, 2B,... Câu 1. Tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn, các cá thể của thế hệ kế tiếp có những biểu hiện thoái hóa nào sau đây? A. Phát triển chậm, chiều cao cây và năng suất giảm dần, nhiều cây bị chết. B. Sinh trưởng và phát triển yếu, khả năng sinh sản giảm, quái thai, dị tật và chết non. C. Sức sống cao hơn bố mẹ (sinh trưởng, phát triển mạnh, chống chịu tốt). D. Có tính trạng chất lượng hơn hẳn bố mẹ nhưng các tính trạng số lượng thì giảm. Câu 2. Trong chăn nuôi, người ta dùng phương pháp chủ yếu nào để tạo ưu thế lai? A. Lai kinh tế. B. Lai khác thứ. C. Lai khác giống. D. Giao phối gần. Câu 3. Tự thụ phấn bắt buộc đối với cây giao phấn và giao phối gần ở động vật gây ra hiện tượng thoái hóa vì ở đời sau A. có khả năng thích nghi với môi trường và khả năng chống bệnh ngày càng tăng. B. các tính trạng năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội cả hai bố mẹ. C. giảm tỉ lệ thể dị hợp, tăng tỉ lệ thể đồng hợp trong đó có các cặp gen lặn đồng hợp gây hại. D. tăng tỉ lệ thể dị hợp, giảm tỉ lệ thể đồng hợp trong đó có các cặp gen lặn đồng hợp gây hại. Câu 4. Trong giới hạn sinh thái, giá trị nào sau đây thích hợp để sinh vật sinh trưởng, phát triển tốt? A. Giới hạn dưới. B. Giới hạn trên. C. Điểm gây chết. D. Khoản thuận lợi. Câu 5. Môi trường sống của sinh vật là A. nơi sinh vật kiếm ăn, bao gồm tất cả những khu vực mà chúng di cư đến. B. nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng. C. nơi tồn tại của sinh vật, bao gồm tất cả những yếu tố cần cho chúng. D. môi trường nước, đất, không khí và bản thân cơ thể sinh vật. Câu 6. Môi trường sống của giun đũa là? A. Môi trường nước. B. Môi trường sinh vật C. Môi trường trong đất D. Môi trường trên mặt đất – không khí Câu 7. Căn cứ vào khả năng thích nghi với điều kiện chiếu sáng khác nhau của môi trường, động vật chia thành các nhóm nào sau đây? A. Động vật ưa sáng và ưa tối. B. Động vật ưa sáng và ưa bóng. C. Động vật ưa bóng và chịu bóng. D. Động vật ưa ẩm và ưa khô. Câu 8. Cho các đặc điểm sau, những đặc điểm nào có ở cây lá lốt? 1. Thân gỗ cao, to. 2. Cây nhỏ. 3. Lá to, màu lá sẫm. 4. Lá nhỏ, màu lá nhạt. Phương án đúng là A. 1; 3. B.1; 4. C. 2; 3. D. 2; 4. Câu 9. Tập tính ngủ đông hay ngủ hè ở động vật là do ảnh hưởng của nhân tố sinh thái nào sau đây? A. Ánh sáng. B. Nhiệt độ. C. Độ ẩm. D. Nước. Câu 10. Ví dụ nào sau đây không phải là quần thể sinh vật? A. Các con chuột đồng sống trong 1 ruộng lúa. B. Những cây bạch đàn sống ở một sườn đồi. C. Những cây thủy sinh cùng sống trong 1 ao. D. Các con ong mật cùng sống trong một tổ. Câu 11. Ở quần thể người, nhóm tuổi hết khả năng lao động nặng có độ tuổi thuộc khoảng nào sau đây? A. Từ 15 đến 55 tuổi. B. Từ 15 đến 60 tuổi. C. Từ 15 đến 64 tuổi. D. Từ 65 tuổi trở lên. Câu 12. Số lượng loài trong quần xã là đặc điểm của chỉ số nào sau đây?
  6. A. Độ thường gặp. B. Độ nhiều. C. Độ đa dạng. D. Mật độ. Câu 13. Đặc điểm giống nhau ở quần thể và quần xã là? A. Gồm nhiều quần thể B. Có độ đa dạng C. Có độ nhiều D. Gồm nhiều cá thể sinh vật Câu 14. Các hệ sinh thái: ven bờ biển, rừng ngập mặn, cỏ biển thuộc hệ sinh thái gì? A. Hệ sinh thái trên cạn. B. Hệ sinh thái nước ngọt. C. Hệ sinh thái nước mặn. D. Hệ sinh thái nước đứng. Câu 15. Sinh vật nào dưới đây không phải là sinh vật phân hủy? A. Nấm. B. Diều hâu. C. Vi khuẩn. D. Giun đất. II. TỰ LUẬN (5.0 điểm) Câu 1. (2.0 điểm) Cho sơ đồ lưới thức ăn sau: chuột Cầy Đại bàng Cây cỏ Vi khuẩn Sâu Bọ ngựa Rắn a) Em hãy liệt kê các thành phần chủ yếu của lưới thức ăn trên. b) Trong lưới thức ăn trên, rắn là sinh vật tiêu thụ bậc mấy? Giải thích. Câu 2. (2.0 điểm) a) Hãy giải tích vì sao không nên dùng con lai F1 để làm giống mà chỉ dùng để làm sản phẩm? b) Em hãy đề xuất 6 biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường không khí. Câu 3. (1.0 điểm) Trong các mối quan hệ đối địch khác loài, em hãy phân biệt mối quan hệ cạnh tranh và kí sinh, nửa kí sinh. Mỗi mối quan hệ cho 1 ví dụ tương ứng.
  7. TRƯỜNG THCS LÊ THỊ HỒNG GẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2023-2024 TỔ KHOA HỌC TỰ NHIÊN Môn: Sinh học – Lớp: 9 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ A A. TRẮC NGHIỆM. (5.0 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp C B B C C C A B D B C B C A D án B. TỰ LUẬN. (5.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) a. Em hãy liệt kê các thành phần chủ yếu của lưới thức ăn trên. - Sinh vật sản xuất: Cây cỏ. 0.25 - Sinh vật tiêu thụ: Chuột, sâu, cầy, bọ ngựa, rắn và đại bàng. 0.25 - Sinh vật phân giải: Vi khuẩn. 0.25 (Nếu chỉ nêu tên các thành phần mà không liệt kê các sinh vật trong mỗi thành phần thì được 0.125 điểm) b. Có bao nhiêu chuỗi thức ăn trong lưới thức ăn trên. 0.5 - Có 6 chuỗi thức ăn c. Trong lưới thức ăn trên, rắn là sinh vật tiêu thụ bậc mấy? Giải thích. - Rắn là sinh vật tiêu thụ bậc 2 và bậc 3. 0.25 - Giải thích: + Rắn là sinh vật tiêu thụ bậc 2 (chỉ ghi 1 trong 2 chuỗi thức ăn): Cây cỏ Chuột Rắn Đại bàng Vi khuẩn. 0.25 Cây cỏ Chuột Rắn Vi khuẩn. + Rắn là sinh vật tiêu thụ bậc 3 (chỉ ghi 1 trong 2 chuỗi thức ăn): 0.25 Cây cỏ Sâu Bọ ngựa Rắn Vi khuẩn. Cây cỏ Sâu Bọ ngựa Rắn Đại bàng Vi khuẩn. Câu 2 (2.0 điểm) a) Giải thích: Vì F1 trong kiểu gen có nhiều cặp gen ở trang thái dị hợp, khi làm giống sẽ 0.5 có hiện tượng phân li, xuất hiện các cặp gen đồng hợp lặn gây hại gây ra hiện tượng thoái hóa giồng b) 6 biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường không khí (Bảng 55 sách giáo khoa sinh 1.5 học 9 trang 168). (Mỗi biện pháp đúng được 0,25 điểm) Câu 3 (1.0 điểm) - Phân biệt mối quan hệ cộng sinh và hội sinh. + Hội sinh: Sự hợp tác giữa hai loài sinh vật, trong đó một bên có lợi còn bên kia không 0.25 có lợi và cũng không có hại. + Cộng sinh: Sự hợp tác cùng có lợi giữa các sinh vật. 0.25 - Mỗi mối quan hệ cho 1 ví dụ. 0.5 (Mỗi ví dụ đúng được 0.25 điểm)
  8. TRƯỜNG THCS LÊ THỊ HỒNG GẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2023-2024 TỔ KHOA HỌC TỰ NHIÊN Môn: Sinh học – Lớp: 9 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ B A. TRẮC NGHIỆM. (5.0 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp A A C D B B A C B C C A D C B án B. TỰ LUẬN. (5.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) a. Em hãy liệt kê các thành phần chủ yếu của lưới thức ăn trên - Sinh vật sản xuất: Cây cỏ. 0.25 - Sinh vật tiêu thụ: Sâu, chuột, cầy, bọ ngựa, rắn, đại bàng 0.25 - Sinh vật phân giải: Vi khuẩn. 0.25 (Nếu chỉ nêu tên các thành phần và không liệt kê các sinh vật trong mỗi thành phần thì được 0.125 điểm) c. Trong lưới thức ăn trên, rắn là sinh vật tiêu thụ bậc mấy? Giải thích. - Rắn là sinh vật tiêu thụ bậc 2 và bậc 3. 0.25 - Giải thích: + Rắn là sinh vật tiêu thụ bậc 2 (chỉ ghi 1 trong 2 chuỗi thức ăn): 0.25 Cây cỏ chuột Rắn Vi khuẩn. Cây cỏ chuột Rắn Đại bàng Vi khuẩn. + Rắn là sinh vật tiêu thụ bậc 3 (chỉ ghi 1 trong 2 chuỗi thức ăn): 0.25 Cây cỏ Sâu Bọ ngựa Rắn Vi khuẩn. Cây cỏ Sâu bọ ngựa Rắn Đại bàng Vi khuẩn. Câu 2 (2.0 điểm) a) Giải thích: Vì F1 trong kiểu gen có nhiều cặp gen ở trang thái dị hợp, khi làm giống 0.5 sẽ có hiện tượng phân li, xuất hiện các cặp gen đồng hợp lặn gây hại gây ra hiện tượng 1.5 thoái hóa giồng b) 6 biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường không khí (Bảng 55 sách giáo khoa sinh học 9 trang 168). (Mỗi biện pháp đúng được 0,25 điểm) Câu 3 (1.0 điểm) - Phân biệt mối quan hệ cạnh tranh và kí sinh, nửa kí sinh. + Cạnh tranh: Các sinh vật khác loài tranh giành nhau thức ăn, nơi ở và các điều kiện 0.25 sống khác của môi trường. Các loài kìm hãm sự phát triển của nhau. + Kí sinh, nửa kí sinh: Sinh vật sống nhờ trên cơ thể của sinh vật khác, lấy các chất dinh 0.25 dưỡng, máu… từ sinh vật đó. - Mỗi mối quan hệ cho 1 ví dụ. 0.5 (Mỗi ví dụ đúng được 0.25 điểm) Tiên Cảnh, ngày 22 tháng 3 năm 2024 Duyệt của nhóm trưởng bộ môn Giáo viên ra đề Nguyễn Thị Hồng Diễm Huỳnh Ngọc Nhân
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2