intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lý Thường Kiệt, Thăng Bình

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:7

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảo “Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lý Thường Kiệt, Thăng Bình” giúp các em ôn tập lại các kiến thức đã học, đánh giá năng lực làm bài của mình và chuẩn bị cho kì thi được tốt hơn với số điểm cao như mong muốn. Chúc các em thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lý Thường Kiệt, Thăng Bình

  1. MA TRẬN KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2023-2024 Môn: SINH HỌC - LỚP 9 Cộng Cấp độ tư (Số câu duy Chủ đề Tỉ lệ) Chuẩn Thông Vận Nhận biết Vận dụng cao KTKN hiểu dụng Trắc nghiệm Tự luận Hiện tượng thoái hóa Ứng dụng do tự thụ di truyền phấn ở cây 1 1 học giao phấn 20% và giao phối gần ở động vật. Vẽ và phân tích sơ đồ mô tả giới hạn 1 1 sinh thái của một loài sinh vật 20% Môi trường và 3 Chương I 3 các nhân tố 10% Sinh vật và sinh thái môi trường Xác định mối quan 3 hệ khác loài 3 10% qua các ví dụ cụ thể Quần thể 4 4 sinh vật 13,3% Quần thể 2 Chương II 2 người 6,7% Hệ sinh Quần xã 1 thái 1 sinh vật 10% 3 Hệ sinh thái 3 10% 18 câu Cộng 15 2 1 100%
  2. UBND HUYỆN THĂNG BÌNH ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II ĐIỂM TRƯỜNG THCS LÝ THƯỜNG KIỆT Năm học: 2023 – 2024 Họ và tên:……………………. Môn: Sinh Học 9. Lớp: 9 Thời gian: 45. ĐỀ 1 I. TRẮC NGHIỆM (5.0 điểm) Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất và ghi vào giấy thi. Ví dụ 1A, 2B,... Câu 1. Hoạt động hái lượm của con người trong thời kì nguyên thủy gây ra hậu quả gì? A. Mất nhiều loài sinh vật. B. Mất nơi ở của sinh vật. C. Ô nhiễm môi trường. D. Xói mòn và thoái hóa đất. Câu 2. Biện pháp nào sau đây không có vai trò bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên? A. Bảo vệ các loài sinh vật. B. Phục hồi và trồng rừng mới. C. Phát triển nhiều khu dân cư. D. Sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên. Câu 3. Nguồn ô nhiễm do các chất phóng xạ chủ yếu là từ chất thải của A. quá trình đốt cháy nhiên liệu. B. công trường khai thác chất phóng xạ. C. hoạt động khai thác khoáng sản. D. quá trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Câu 4. Biện pháp nào sau đây có tác dụng hạn chế ô nhiễm tiếng ồn? A. Tạo bể lắng và lọc nước thải. B. Xây dựng nhà máy xử lí rác. C. Sản xuất lương thực thực phẩm an toàn. D. Xây dựng nhà máy xa khu dân cư. Sử dụng (sơ đồ giới hạn nhiệt độ của cá rô phi ở Việt Nam) để trả lời các câu 5;6;7 Câu 5. Cá rô phi ở Việt Nam sống và phát triển trong khoảng nhiệt độ nào? A. Từ 00 C đến 50 C. B. Từ 00 C đến 300 C. C. Từ 00 C đến 420 C. D. Từ 50 C đến 420 C. Câu 6. Cá rô phi ở Việt Nam sinh trưởng và phát triển tốt nhất ở khoảng nhiệt độ nào? A. 00 C. B. 50 C. C. 300 C. D. 420 C. Câu 7. Trong khoảng nhiệt độ dưới 50 C và trên 420 C cá rô phi Việt Nam sinh trưởng như thế nào?
  3. A. Sinh trưởng yếu dần và chết. B. Sinh trưởng và phát triển bình thường. C. Chỉ tồn tại nhưng không phát triển. D. Sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Câu 8. Biểu đồ tháp tuổi ở quần thể sinh vật có mấy dạng? A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 9. Khả năng sinh sản của các cá thể quyết định mức sinh sản của quần thể là đặc điểm ý nghĩa sinh thái của nhóm tuổi A. sơ sinh. B. trước sinh sản. C. sinh sản. D. sau sinh sản. Câu 10. Quần thể sinh vật không có đặc trưng cơ bản nào sau đây? A. Thành phần nhóm tuổi. B. Mật độ quần thể. C. Tỉ lệ giới tính. D. Số lượng các loài. Câu 11. Quần thể người có những đặc trưng mà quần thể sinh vật khác không có vì con người A. có tổ chức cao. B. phụ thuộc vào lãnh thổ. C. có lao động và tư duy. D. có tuổi thọ trung bình cao. Câu 12. Trong tự nhiên, có mấy loại chuỗi thức ăn? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Sử dụng thông tin chuỗi thức ăn sau để trả lời các câu hỏi 13;14;15 Lúa Chuột Rắn Diều hâu Vi sinh vật. Câu 13. Chuỗi thức ăn trên có bao nhiêu mắc xích? A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 14. Loài nào là sinh vật sản xuất? A. Lúa. B. Chuột. C. Rắn. D. Diều hâu. Câu 15. Rắn là sinh vật tiêu thụ bậc mấy? A. Sinh vật tiêu thụ bậc 1. B. Sinh vật tiêu thụ bậc 2. C. Sinh vật tiêu thụ bậc 3. D. Sinh vật tiêu thụ bậc 4. II. TỰ LUẬN (5.0 điểm) Câu 1. (1.5 điểm) Hiện tượng thoái hóa do tự thụ phấn ở cây giao phấn biểu hiện như thế nào ở các thế hệ kế tiếp? Vì sao có một số loài thực vật không bị thoái hóa khi tự thụ phấn liên tục qua nhiều thế hệ? Câu 2. (1.5 điểm) Hiện nay nhiều vùng trên Trái Đất đang ngày một suy thoái, vì vậy rất cần được khôi phục và gìn giữ. Em hãy nêu 5 biện pháp chủ yếu bảo vệ tài nguyên sinh vật. Câu 3. (2.0 điểm) a. Trong chăn nuôi, cần phải làm gì để tránh sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể, làm giảm năng suất vật nuôi? b. Cho các trường hợp sau đây: - Chim di cư về phương Nam khi mùa đông tới. - Cú mèo hay tìm kiếm thức ăn vào ban đêm. Hãy xác định các loài chim và cú mèo đã hình thành đặc điểm thích nghi chủ yếu theo nhân tố vô sinh nào? ----------- HẾT ----------
  4. UBND HUYỆN THĂNG BÌNH ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II ĐIỂM TRƯỜNG THCS LÝ THƯỜNG KIỆT Năm học: 2023 – 2024 Họ và tên:……………………. Môn: Sinh Học 9. Lớp: 9 Thời gian: 45. ĐỀ 2 I. TRẮC NGHIỆM (5.0 điểm) Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất và ghi vào giấy thi. Ví dụ 1A, 2B,... Câu 1. Trong tự nhiên, có mấy loại chuỗi thức ăn? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Sử dụng thông tin chuỗi thức ăn sau để trả lời các câu hỏi 2,3,4 Lúa Chuột Rắn Diều hâu Vi sinh vật. Câu 2. Chuỗi thức ăn trên có bao nhiêu mắc xích? A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 3. Loài nào là sinh vật sản xuất? A. Lúa. B. Chuột. C. Rắn. D. Diều hâu. Câu 4. Rắn là sinh vật tiêu thụ bậc mấy? A. Sinh vật tiêu thụ bậc 1. B. Sinh vật tiêu thụ bậc 2. C. Sinh vật tiêu thụ bậc 3. D. Sinh vật tiêu thụ bậc 4. Câu 5. Hoạt động hái lượm của con người trong thời kì nguyên thủy gây ra hậu quả gì? A. Mất nhiều loài sinh vật. B. Mất nơi ở của sinh vật. C. Ô nhiễm môi trường. D. Xói mòn và thoái hóa đất. Câu 6. Biện pháp nào sau đây không có vai trò bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên? A. Bảo vệ các loài sinh vật. B. Phục hồi và trồng rừng mới. C. Phát triển nhiều khu dân cư. D. Sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên. Câu 7. Nguồn ô nhiễm do các chất phóng xạ chủ yếu là từ chất thải của A. quá trình đốt cháy nhiên liệu. B. công trường khai thác chất phóng xạ. C. hoạt động khai thác khoáng sản. D. quá trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Câu 8. Biện pháp nào sau đây có tác dụng hạn chế ô nhiễm tiếng ồn? A. Tạo bể lắng và lọc nước thải. B. Xây dựng nhà máy xử lí rác. C. Sản xuất lương thực thực phẩm an toàn. D. Xây dựng nhà máy xa khu dân cư.
  5. Sử dụng (sơ đồ giới hạn nhiệt độ của cá rô phi ở Việt Nam) để trả lời các câu 9;10;11 Câu 9. Cá rô phi ở Việt Nam sống và phát triển trong khoảng nhiệt độ nào? A. Từ 00 C đến 50 C. B. Từ 00 C đến 300 C. C. Từ 00 C đến 420 C. D. Từ 50 C đến 420 C. Câu 10. Cá rô phi ở Việt Nam sinh trưởng và phát triển tốt nhất ở khoảng nhiệt độ nào? A. 00 C. B. 50 C. C. 300 C. D. 420 C. Câu 11. Trong khoảng nhiệt độ dưới 50 C và trên 420 C cá rô phi Việt Nam sinh trưởng như thế nào? A. Sinh trưởng yếu dần và chết. B. Sinh trưởng và phát triển bình thường. C. Chỉ tồn tại nhưng không phát triển. D. Sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Câu 12. Biểu đồ tháp tuổi ở quần thể sinh vật có mấy dạng? A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu13. Khả năng sinh sản của các cá thể quyết định mức sinh sản của quần thể là đặc điểm ý nghĩa sinh thái của nhóm tuổi A. sơ sinh. B. trước sinh sản. C. sinh sản. D. sau sinh sản. Câu 14. Quần thể sinh vật không có đặc trưng cơ bản nào sau đây? A. Thành phần nhóm tuổi. B. Mật độ quần thể. C. Tỉ lệ giới tính. D. Số lượng các loài. Câu 15. Quần thể người có những đặc trưng mà quần thể sinh vật khác không có vì con người A. có tổ chức cao. B. phụ thuộc vào lãnh thổ. C. có lao động và tư duy. D. có tuổi thọ trung bình cao. II. TỰ LUẬN (5.0 điểm) Câu 1. (1.5 điểm) Hiện tượng thoái hóa do tự thụ phấn ở cây giao phấn biểu hiện như thế nào ở các thế hệ kế tiếp? Vì sao có một số loài thực vật không bị thoái hóa khi tự thụ phấn liên tục qua nhiều thế hệ? Câu 2. (1.5 điểm) Hiện nay nhiều vùng trên Trái Đất đang ngày một suy thoái, vì vậy rất cần được khôi phục và gìn giữ. Em hãy nêu 5 biện pháp chủ yếu bảo vệ tài nguyên sinh vật. Câu 3. (2.0 điểm) a. Trong chăn nuôi, cần phải làm gì để tránh sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể, làm giảm năng suất vật nuôi? b. Cho các trường hợp sau đây: - Chim di cư về phương Nam khi mùa đông tới. - Cú mèo hay tìm kiếm thức ăn vào ban đêm. Hãy xác định các loài chim và cú mèo đã hình thành đặc điểm thích nghi chủ yếu theo nhân tố vô sinh nào? ----------- HẾT ----------
  6. HƯỚNG DẪN CHẤM A. TRẮC NGHIỆM. (5.0 điểm) Câ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 u Đá p A C B D D C A B C D C B D A B án 1 Đá p B D A B A C B D D C A B C D C án 2 B. TỰ LUẬN. (5.0 điểm) Câu 1 (1.5 điểm) - Hiện tượng thoái hóa do tự thụ phấn ở cây giao phấn biểu hiện ở các thế hệ sau: các cá thể của các thế hệ kế tiếp có sức sống kém dần biểu hiện ở các dấu hiệu 1.0 như phát triển chậm, chiều cao cây và năng suất giảm dần, nhiều cây bị chết. - Một số loài thực vật không bị thoái hóa khi tự thụ phấn qua nhiều thế hệ vì hiện tại chúng đang mang những cặp gen đồng hợp không gây hại cho chúng. 0.5 Câu 2 (1.5 điểm) 5 biện pháp chủ yếu bảo vệ tài nguyên sinh vật (Mỗi biện pháp đúng ghi 0.3 điểm) - Bảo vệ các khu rừng già, rừng đầu nguồn. - Trồng cây, gây rừng tạo môi trường sống cho nhiều loài sinh vật. - Xây dựng các khu bảo tồn, các vườn quốc gia…
  7. - Không săn bắn động vật hoang dã và khai thác quá mức các loài sinh vật. - Ứng dụng công nghệ sinh học để bảo tồn nguồn gen quý hiếm. Câu 3 (2.0 điểm) a. Trong chăn nuôi, để tránh sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể, làm giảm năng suất vật nuôi cần: - Phải chăn thả với mật độ thích hợp, tách đàn khi cần thiết. 0.5 0.5 - Cung cấp đủ dinh dưỡng, vệ sinh chuồng trại… b. Sinh vật hình thành đặc điểm thích nghi chủ yếu theo nhân tố vô sinh 0.5 - Chim di cư về phương Nam khi mùa đông tới: Nhân tố nhiệt độ. 0.5 - Cú mèo hay tìm kiếm thức ăn vào ban đêm: Nhân tố ánh sáng. HẾT
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2