intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phú Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

5
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn tham khảo “Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phú Ninh” sau đây để hệ thống lại kiến thức đã học và biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chủ yếu được đề cập trong đề thi để từ đó có thể đề ra kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn ôn tập thật tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phú Ninh

  1. 1. Đề kiểm tra cuối kì II, môn Sinh học 9. Thời gian: 45 phút. NH: 2023 - 2024. 2. Người ra đề: Nguyễn Kim Ngọc - Tổ tự nhiên, Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm. I.Mục tiêu: 1.KT: Đánh giá quá trình học tập của HS qua các chương đã học ở phần SV và MT. Rút kinh nghiệm từ kết quả học tập của HS. HS đọc kĩ đề và làm bài nghiêm túc. Lấy điểm kiểm tra học kì II. 2.KN: Rèn kĩ năng nhận biết, phân tích và tổng hợp kiến thức. 3.TĐ: Giáo dục ý thức tự giác và độc lập suy nghĩ, nghiêm túc trong kiểm tra. II.Chuẩn bị: GV: - Thiết lập ma trận 3 chiều - Đề kiểm tra đánh vi tính, phát cho từng HS. - Biểu điểm và đáp án HS: Kiến thức về các chương của phần II: sinh vật và môi trường. THIẾT LẬP MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II - MÔN : SINH HỌC 9 Năm học : 2023-2024 Nhận biết 40% Thông hiểu 30% Vận dụng 30% Cấp độ thấp 20% Cấp độ cao Cộng 10% Tên chủ đề TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNK TL Q Chủ đề 1 : - Các nhân tố sinh Sinh vật và thái của môi trường. Môi trường - Các mối quan hệ trong quần thể và quần xã 12,5% 5 câu = 5 câu 5 câu = 1,25đ = 1,25đ 1,25đ - Trong quần thể dấu - Ý nghĩa của hiệu đặc trưng nào là việc phát triển quan trọng nhất. dân số hợp lí của - Vai trò của sự mỗi quốc gia. Chủ đề 2 : khống chế sinh học Hệ sinh thái - Quần thể người trong quần xã. có những đặc điểm gì giống và khác với quần thể sinh vật khác. 25% 2 câu = 1Câu = 2đ 3 câu 3 câu = 0,5đ =2,5đ 2,5đ Chủ đề 3: - Nêu khái niệm ô - Tác nhân gây Con người, nhiểm môi trường và ô nhiểm môi dân số & các biện pháp hạn chế trường Tài
  2. ô nhiểm môi trường nguyên thiên môi trường nhiên không phải là vô tận 40% 1Câu = 2 câu 3 câu 3câu = 3đ =1đ = 4đ 4đ - Biện pháp bảo vệ và Chủ đề 4: Bảo vệ phát triển rừng hiện môi trường nay . - Kể các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu 22.5% 1câu = 1 câu = 2 câu 2 câu = 2,25đ 0,25đ 2đ =2,25đ Tổng điểm: 9 câu = 1 câu = 1 câu = 2đ 2 câu 13câu 13 câu= 10,0đ 4đ 3đ 20% = 1đ = 10đ 40% 30% 10% 100%
  3. TRƯỜNG THCS NGUYỄN BỈNH KHIÊM KIỂM TRA HỌC KỲ II Điểm Họ và tên: NĂM HỌC 2023-2024 Lớp: MÔN : Sinh học 9 THỜI GIAN: 45 phút (không tính thời gian phát đề) Đề A: A / PHẦN TRẮC NGHIỆM : 5(điểm) I. Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng : ( 2đ ) Câu 1. Nhân tố sinh thái nào sau đây là nhân tố vô sinh: a. Vi sinh vật b. Động vật c. Thực vật d. Nhiệt độ Câu 2. Voọc Cát Bà là loài chỉ có ở vườn quốc gia Cát Bà. Voọc Cát Bà được gọi là: a. Loài ưu thế b. Loài ngẫu nhiên. c. Loài đặc trưng d. Loài phân bố rộng Câu 3. Vai trò của khống chế sinh học trong sự tồn tại của quần xã là : a. Điều hòa mật độ ở các quần thể. b. Làm giảm số lượng cá thể trong quần xã. c. Đảm bảo sự cân bằng trong quần xã. d. Làm tăng tính đa dạng của các loài. Câu 4. Biện pháp bảo vệ và phát triển rừng hiện nay là : a. Không khai thác b. Trồng cây và khai thác theo kế hoạch c. Khai thác nhiều hơn trồng cây gây rừng d. Trồng cây nhưng không khai thác II. Các quan hệ giữa các sinh vật ở cột A là mối quan hệ gì?( 2đ ) CỘT A CỘT B ( Các quan hệ giữa các sinh vật ) ( Trả lời ) 1. Lúa và cỏ dại cùng sống trên 1 đồng cỏ 1. .............. 2. Rận và bét sống bám trên da trâu bò 2. .............. 3. Cây nắp ấm bắt côn trùng. 3. .............. 4. Nấm và tảo trong địa y 4. .............. III. Điền từ thích hợp vào chỗ trống : ( 1đ ) Câu 1. Có nhiều tác nhân gây ….( 1 ) ….môi trường. Hậu quả của ô nhiễm môi trường là làm ảnh hưởng tới …..( 2 )……và gây ra nhiều bệnh cho con người và sinh vật. Câu 2. Tài nguyên thiên nhiên không phải là nguồn …( 3 )….., chúng ta cần sử dụng một cách …( 4 )…và hợp lí, vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng tài nguyên của xã hội hiện tại và bảo đảm duy trì lâu dài các nguồn tài nguyên cho thế hệ mai sau. ( 1 ) ........................................ ( 3 ) ..................................... ( 2 ) ..................................... …. ( 4 ) ..................................... B / PHẦN TỰ LUẬN : 5 ĐIỂM Câu 1. Quần thể người có những đặc điểm gì giống và khác với quần thể sinh vật khác ? Ý nghĩa của việc phát triển dân số hợp lí của mỗi quốc gia ?(1đ) Câu 2. Nêu khái niệm ô nhiễm môi trường và một số biện pháp để hạn chế ô nhiễm môi trường? (2đ ) Câu 3. Nêu các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu và cho ví dụ về các dạng tài nguyên đó.(2đ) Bài làm
  4. TRƯỜNG THCS NGUYỄN BỈNH KHIÊM KIỂM TRA HỌC KỲ II Điểm Họ và tên: NĂM HỌC 2023-2024 Lớp: MÔN : Sinh học 9 THỜI GIAN: 45 phút (không tính thời gian phát đề) Đề B: A / PHẦN TRẮC NGHIỆM : 5(điểm) I. Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng : ( 2đ ) Câu 1. Các nhân tố sinh thái của môi trường bao gồm : a. Các nhân tố vô sinh b. Các nhân tố sinh vật khác c. Nhân tố con người d. Cả a, b và c Câu 2. Trong quần thể sinh vật, dấu hiệu đặc trưng nào là quan trọng nhất ? a. Tỉ lệ giới tính b. Thành phần nhóm tuổi. c. Mật độ quần thể d. Cả a, b và c Câu 3. Vai trò của khống chế sinh học trong sự tồn tại của quần xã là : a. Điều hòa mật độ ở các quần thể. b. Làm giảm số lượng cá thể trong quần xã. c. Đảm bảo sự cân bằng trong quần xã. d. Làm tăng tính đa dạng của các loài. Câu 4. Biện pháp bảo vệ và phát triển rừng hiện nay là : a. Không khai thác b. Trồng cây và khai thác theo kế hoạch c. Khai thác nhiều hơn trồng cây gây rừng d. Trồng cây nhưng không khai thác II. Các quan hệ giữa các sinh vật ở cột A là mối quan hệ gì?( 2đ ) CỘT A CỘT B ( Các quan hệ giữa các sinh vật ) ( Trả lời ) 1. Trâu và bò cùng ăn cỏ trên 1 đồng cỏ 1. .............. 2. Giun đũa sống trong ruột người 2. .............. 3. Hổ ăn nai. 3. .............. 4. Vi khuẩn sống trong nốt sần rễ đậu 4. .............. III. Điền từ thích hợp vào chỗ trống : ( 1đ ) Câu 1. Có nhiều tác nhân gây ….( 1 ) ….môi trường. Hậu quả của ô nhiễm môi trường là làm ảnh hưởng tới …..( 2 )……và gây ra nhiều bệnh cho con người và sinh vật. Câu 2. Tài nguyên thiên nhiên không phải là nguồn …( 3 )….., chúng ta cần sử dụng một cách …( 4 )…và hợp lí, vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng tài nguyên của xã hội hiện tại và bảo đảm duy trì lâu dài các nguồn tài nguyên cho thế hệ mai sau. ( 1 ) ........................................ ( 3 ) ..................................... ( 2 ) ..................................... …. ( 4 ) ..................................... B / PHẦN TỰ LUẬN : 5 ĐIỂM Câu 1. Quần thể người có những đặc điểm gì giống và khác với quần thể sinh vật khác ? Ý nghĩa của việc phát triển dân số hợp lí của mỗi quốc gia ?(1đ) Câu 2. Nêu khái niệm ô nhiễm môi trường và một số biện pháp để hạn chế ô nhiễm môi trường?(2đ ) Câu 3. Nêu các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu và cho ví dụ về các dạng tài nguyên đó.(2đ) Bài làm
  5. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN SINH HỌC 9 Đề A A / PHẦN TRẮC NGHIỆM : 5 ĐIỂM I. Đánh dấu X vào đầu câu trả lời đúng : ( 2đ ) 1. d 3.c 2.c 4. b ( đúng mỗi câu 0,5 ) II. Ghép các ý ở cột A phù hợp với ý ở cột B: ( 2đ ) 1. Cạnh tranh. 3. Sinh vật ăn sinh vật khác. 2. Kí sinh. 4. Cộng sinh. ( ghép đúng mỗi ý 0,5 ) III. Điềntừ thích hợp trong các cụm từ vào chỗ trống ( 1đ ) 1. Ô nhiễm 2.Sức khỏe 3. Vô tận 4. Tiết kiệm ( đúng mỗi ý 0,25 ) B / PHẦN TỰ LUẬN : 5 ĐIỂM 1. (1đ) * Giống nhau: Có các đặc điểm sinh học: giới tính, lứa tuổi, mật độ, sinh sản, tử vong. (0.25đ) * Khác nhau: Có các đặc trưng kinh tế xã hội: pháp luật, kinh tế, hôn nhân, giáo dục, văn hóa, xã hội, y tế.....(0.25đ) *Ý nghĩa của việc phát triển dân số hợp lí của mỗi quốc gia là: Đảm bảo chất lượng cuộc sống cho mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội, tạo sự hài hòa giữa phát triển kinh tế xã hội với sử dụng hợp lý tài nguyên, môi trường của đất nước.(0,5đ) 2. ( 2đ ) a.Khái niệm : (0.5đ ) Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn đồng thời các tính chất lí, hóa, sinh của môi trường bị thay đổi . b. Biện pháp ( 1,5đ ) - Xử lí chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt ( 0.25 đ) - Cải tiến công nghệ để có thể sản xuất ít gây ô nhiễm ( 0.25đ ) - Sử dụng nhiều loại năng lượng sạch không gây ô nhiễm ( 0.25đ ) - Xây dựng nhiều công viên cây xanh ( 0.25 đ) . - Tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục để nâng cao hiểu biết và ý thức của mỗi người về phòng chống ô nhiễm ( 0.5đ ) 3. ( 2đ ) * Nêu định nghĩa các dạng tài nguyên (1đ) * Cho ví dụ về các dạng tài nguyên thiên nhiên : (1đ) - Tài nguyên không tái sinh : dầu lửa, than đá, khí đốt thiên nhiên. - Tài nguyên tái sinh : tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên sinh vật - Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu : năng lượng gió, năng lượng thủy triều, bức xạ mặt trời ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN SINH HỌC 9 Đề B A / PHẦN TRẮC NGHIỆM : 5 ĐIỂM I. Đánh dấu X vào đầu câu trả lời đúng : ( 2đ ) 1. d 3.c
  6. 2.c 4. b ( đúng mỗi câu 0,5 ) II. Ghép các ý ở cột A phù hợp với ý ở cột B: ( 2đ ) 1. Cạnh tranh. 3. Sinh vật ăn sinh vật khác. 2. Kí sinh. 4. Cộng sinh. ( ghép đúng mỗi ý 0,5 ) III. Điềntừ thích hợp trong các cụm từ vào chỗ trống ( 1đ ) 1. Ô nhiễm 2.Sức khỏe 3. Vô tận 4. Tiết kiệm ( đúng mỗi ý 0,25 ) B / PHẦN TỰ LUẬN : 5 ĐIỂM 1. (1đ) * Giống nhau: Có các đặc điểm sinh học: giới tính, lứa tuổi, mật độ, sinh sản, tử vong. (0.25đ) * Khác nhau: Có các đặc trưng kinh tế xã hội: pháp luật, kinh tế, hôn nhân, giáo dục, văn hóa, xã hội, y tế.....(0.25đ) *Ý nghĩa của việc phát triển dân số hợp lí của mỗi quốc gia là: Đảm bảo chất lượng cuộc sống cho mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội, tạo sự hài hòa giữa phát triển kinh tế xã hội với sử dụng hợp lý tài nguyên, môi trường của đất nước.(0,5đ) 2. ( 2đ ) a.Khái niệm : (0.5đ ) Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn đồng thời các tính chất lí, hóa, sinh của môi trường bị thay đổi . b. Biện pháp ( 1,5đ ) - Xử lí chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt ( 0.25 đ) - Cải tiến công nghệ để có thể sản xuất ít gây ô nhiễm ( 0.25đ ) - Sử dụng nhiều loại năng lượng sạch không gây ô nhiễm ( 0.25đ ) - Xây dựng nhiều công viên cây xanh ( 0.25 đ) . - Tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục để nâng cao hiểu biết và ý thức của mỗi người về phòng chống ô nhiễm ( 0.5đ ) 3. ( 2đ ) * Nêu định nghĩa các dạng tài nguyên (1đ) * Cho ví dụ về các dạng tài nguyên thiên nhiên : (1đ) - Tài nguyên không tái sinh : dầu lửa, than đá, khí đốt thiên nhiên. - Tài nguyên tái sinh : tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên sinh vật - Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu : năng lượng gió, năng lượng thủy triều, bức xạ mặt trời
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2