intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Thành Hãn

Chia sẻ: Hoangnhanduc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bạn cùng tham khảo và tải về “Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Thành Hãn” sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chính được đề cập trong đề thi để từ đó có kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Thành Hãn

  1. UBND HUYỆN DUY XUYÊN KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THCS Môn: SINH HỌC – Lớp 9 NGUYỄN THÀNH HÃN Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề gồm có 02 trang) I. TRẮC NGHIỆM (5.0 điểm) Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất và ghi vào giấy thi. Ví dụ 1A, 2B,... Câu 1. Hiện tượng cơ thể lai F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh hơn, phát triển mạnh hơn, chống chịu tốt hơn, các tính trạng năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội cả hai bố mẹ được gọi là gì? A. Ưu thế lai. B. Thoái hóa. C. Dòng thuần. D. Tự thụ phấn. Câu 2. Trong chọn giống, người ta dùng phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết nhằm mục đích là (1) tạo dòng thuần. (2) duy trì một số tính trạng mong muốn. (3) phát hiện gen xấu để loại ra khỏi quần thể. (4) lựa chọn tính trạng tốt luôn đi kèm với nhau. Phương án đúng: A. (1), (2), (3). B. (1), (2), (4). C. (2), (3), (4). D. (1), (3), (4). Câu 3. Một số loài động vật (chim bồ câu, chim cu gáy...) không bị thoái hoá khi giao phối gần liên tục qua nhiều thế hệ vì hiện tại chúng đang mang những cặp gen A. dị hợp không phân li trong giảm phân. B. dị hợp không gây hại cho chúng. C. đồng hợp không gây hại cho chúng. D. đồng hợp gây hại cho chúng. Câu 4. Có mấy loại môi trường sống chủ yếu của sinh vật? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 5. Nhân tố sinh thái được chia thành A. nhân tố sinh thái vô sinh và nhân tố sinh thái hữu sinh. B. nhân tố sinh thái vô sinh và nhân tố sinh thái con người. C. nhân tố sinh thái hữu sinh và nhân tố sinh thái con người. D. nhân tố sinh thái sinh vật và nhân tố sinh thái hữu sinh Câu 6. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về quần xã? A. Tập hợp những quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định. B. Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau. C. Các sinh vật trong quần xã đều thích nghi với môi trường sống của chúng. D. Tập hợp những cá thể cùng loài, cùng sống trong một không gian xác định. Câu 7. Cho các ví dụ sau: 1. Hoa lan sống trên cành gỗ mục trong rừng. 2. Địa y sống bám trên cành cây. 3. Tầm gửi sống bám trên cây thân gỗ. 4. Vi khuẩn sống trong nốt sần các cây họ đậu. Trong các ví dụ trên, có bao nhiêu ví dụ biểu hiện quan hệ hội sinh? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 8. Ở sinh vật biến nhiệt thì nhiệt độ cơ thể A. không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. B. phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. C. thay đổi ngược với nhiệt độ môi trường. D. tăng theo nhiệt độ môi trường Trang 1/2
  2. Câu 9. Đặc trưng nào sau đây có ở quần thể mà không có ở quần xã? A. Tỉ lệ giới tính. B. Độ đa dạng. C. Độ nhiều. D. Độ thường gặp Câu 10. Quần thể sinh vật là A. tập hợp những sinh vật cùng sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định. B. tập hợp những sinh vật, sinh sống trong thời điểm nhất định, có khả năng giao phối tự do tạo thành thế hệ mới. C. tập hợp những cá thể cùng loài, sinh sống trong khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo thành thế hệ mới. D. tập hợp những cá thể cùng loài, có thể sinh sống ở những nơi khác nhau, ở một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo thành thế hệ mới. Câu 11. Ở quần thể người, nhóm tuổi sinh sản và lao động có độ tuổi thuộc khoảng nào sau đây? A. Từ 15 đến 55 tuổi. B. Từ 15 đến 60 tuổi. C. Từ 15 đến 64 tuổi. D. Từ 15 đến 70 tuổi. Câu 12. Quần xã sinh vật có những dấu hiệu điển hình nào? A. Thành phần loài và thành phần nhóm tuổi. B. Số lượng loài và thành phần loài. C. Số lượng loài và mật độ quần thể. D. Mật độ quần thể và tỉ lệ giới tính. Câu 13. Yếu tố nào sau đây là quan trọng nhất chi phối đến cơ chế tự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể? A. Nguồn thức ăn từ môi trường. B. Mức sinh sản của từng cá thể. C. Mức tử vong của từng cá thể. D. Sự tăng trưởng của các cá thể. Câu 14. Các hệ sinh thái: rừng nhiệt đới, hoang mạc, thảo nguyên thuộc hệ sinh thái gì? A. Hệ sinh thái trên cạn. B. Hệ sinh thái nước ngọt. C. Hệ sinh thái nước mặn. D. Hệ sinh thái nước đứng. Câu 15. Muốn duy trì ưu thế lai trong trồng trọt, người ta dùng phương pháp nào sau đây? A. Nhân giống hữu tính. B. Nhân giống vô tính. C. Tự thụ phấn bắt buộc. D. Lai phân tích. II. TỰ LUẬN (5.0 điểm) Câu 1. (2.0 điểm) a. Thế nào là tài nguyên tái sinh và tài nguyên không tái sinh? b. Theo em, tài nguyên rừng là dạng tài nguyên tái sinh hay không tái sinh? Vì sao? Câu 2. (2.0 điểm) Nêu các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường? Câu 3. (1.0 điểm) Cho sơ đồ lưới thức ăn sau: Chuột Cầy Đại bàng Cây cỏ Vi khuẩn Sâu Bọ ngựa Rắn a. Có bao nhiêu chuỗi thức ăn trong lưới thức ăn trên (không cần liệt kê)? b. Trong lưới thức ăn trên, rắn là sinh vật tiêu thụ bậc mấy? Giải thích. ----------- HẾT ---------- Trang 2/2
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2