intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi, Núi Thành

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

8
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn tham khảo “Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi, Núi Thành” sau đây để hệ thống lại kiến thức đã học và biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chủ yếu được đề cập trong đề thi để từ đó có thể đề ra kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn ôn tập thật tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi, Núi Thành

  1. MA TRẬN KIỂM TRA CUỐI KÌ II NĂM HỌC 2023-2024 MÔN SINH HỌC 9 Cấp độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng 40% 30% Cấp độ thấp Cấp độ cao (20 %) (10%) Tên TN TL TN TL TN TL TN TL Chủ đề Sinh vật và môi 3 1/2 3,5 trường (6 tiết) Câu (-ý) 3 câu 1/2 câu 3,5 câu Số điểm 1,5 điểm 1 điểm 2,5 điểm Tỉ lệ 10% 10% 25% Hệ sinh thái 4 1 1 6 (2 tiết) Câu (-ý) 4 câu 1 câu 1 câu 6 câu Số điểm 2,0 điểm 0,5 điểm 1 điểm 3,5 điểm Tỉ lệ 10% 5% 10% 35% Con người, dân 2 1/2 1/2 3 số và môi trường Câu (-ý) 2 câu 1 /2 câu 1/2 câu 3 câu Số điểm 1,0 điểm 1,0 điểm 1,0 điểm 3 điểm Tỉ lệ 10% 10% 10% 30% Bảo vệ môi 1/2 1/2 trường Câu (-ý) 1/2 câu 1/2 câu Số điểm 1,0 điểm 1 điểm Tỉ lệ 10% 10%
  2. Tổng số câu 6,5 câu 4,5 câu 1 câu 1 câu 13 câu Tổng điểm 4 điểm 3 điểm 2 điểm 1 điểm 10 điểm Tỉ lệ 40% 30% 20% 10% 100%
  3. BẢNG ĐẶC TẢ MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II SINH HỌC 9 Số câu hỏi theo mức độ Nội dung Yêu cầu cần đạt Nhận Thông Vận dụng Vận dụng biết hiểu thấp cao Sinh vật và môi trường C1 Môi trường và các nhân tố sinh thái Phân tích được giới hạn sinh thái của một loài C3 Hiểu được ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời sống sinh vật. Ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời - Xác định sự thích nghi của sinh vật với các nhân tố sống sinh vật. sinh thái C2 Xác định được các mối quan hệ khác loài Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật. C12.a Phân biệt được các mối quan hệ khác loài Hệ sinh thái Quần thể sinh vật Nhận biết được quần thể sinh vật. C4 Quần thể người C5 Nhận biết được các nhóm tuổi trong quần thể người Quần xã sinh vật Nhận biết được đặc trưng của quần xã sinh vật. C6 Nhận biết được thành phần của hệ sinh thái. C8 Xác định được thành phần của chuỗi thức ăn C7 Hệ sinh thái Thực hành vẽ được sơ đồ lưới thức ăn từ các sinh vật đã C13 cho. Nhận biết được các tác động của con người qua từng C9 thời kì phát triển của xã hội Nhận biết được khái niệm ô nhiễm môi trường, nguyên C10 Con người, dân số và môi trường nhân gây ô nhiễm môi trường. Nguồn gốc và tác hại của C11.a một số tác nhân gây ô nhiễm môi trường Đề xuất được các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường C11.b
  4. Giải thích được tài nguyên rừng là tài nguyên tái sinh và C12.b Bảo vệ môi trường vai trò của việc trồng rừng trong việc bảo vệ tài nguyên nước.
  5. UBND HUYỆN NÚI THÀNH KIỂM TRA CUỐI KỲ II_NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRÃI MÔN: SINH HỌC LỚP 9 Thời gian làm bài: 45 phút ĐỀ CHÍNH THỨC (Không kể thời gian phát đề) MÃ ĐỀ A I. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Lựa chọn 01 đáp án đúng nhất và ghi vào giấy làm bài. Câu 1: Cá rô phi ở Việt Nam có giới hạn sinh thái về nhiệt độ từ 50C đến 420C. Nhận định nào sau đây không đúng? A. 420C là giới hạn trên. B. 50C là giới hạn trên. C. 420C là điểm gây chết. D. 50C là điểm gây chết. Câu 2: Rận và bét sống bám trên da trâu, bò. Chúng sống được nhờ hút máu trâu, bò. Đây là ví dụ về mối quan hệ sinh thái nào? A. Cạnh tranh. B. Kí sinh. C. Cộng sinh. D. Hội sinh. Câu 3: Chim én bay về phương Bắc khi mùa xuân tới là tập tính được hình thành do ảnh hưởng chủ yếu của nhân tố sinh thái nào? A. Ánh sáng. B. Nước. C. Độ ẩm. D. Nhiệt độ. Câu 4: Ví dụ nào sau đây là quần thể sinh vật? A. Tập hợp tất cả các loài thủy sinh trong một ao. B. Rừng cây thông nhựa phân bố tại vùng núi Đông Bắc Việt Nam. C. Tập hợp các cá thể chuột và ếch sống trên một cánh đồng lúa. D. Các cá thể rắn hổ mang sống ở ba hòn đảo cách xa nhau. Câu 5: Ở quần thể người, nhóm tuổi sinh sản và lao động có độ tuổi thuộc khoảng nào sau đây? A. Từ 15 đến 55 tuổi. B. Từ 15 đến 60 tuổi. C. Từ 15 đến 64 tuổi. D. Từ 15 đến 70 tuổi. Câu 6: Quần xã sinh vật có những dấu hiệu điển hình nào? A. Thành phần loài và thành phần nhóm tuổi. B. Số lượng loài và thành phần loài. C. Số lượng loài và mật độ quần thể. D. Mật độ quần thể và tỉ lệ giới tính. Câu 7: Sinh vật nào dưới đây không phải là sinh vật phân giải? A. Nấm. B. Diều hâu. C. Vi khuẩn. D. Giun đất. Câu 8: Chuỗi thức ăn dưới đây có bao nhiêu mắt xích? Lúa Chuột Rắn Diều hâu Vi sinh vật. A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 9: Hoạt động hái lượm của con người trong thời kì nguyên thủy gây ra hậu quả gì? A. Mất nhiều loài sinh vật. B. Mất nơi ở của sinh vật. C. Ô nhiễm môi trường. D. Xói mòn và thoái hóa đất. Câu 10. Phát biểu nào không đúng khi nói về ô nhiễm môi trường? A. Ô nhiễm môi trường có thể do một số hoạt động của tự nhiên. B. Ô nhiễm môi trường chỉ do hoạt động của con người gây ra. C. Ô nhiễm môi trường tạo điều kiện cho nhiều loài sinh vật gây bệnh phát triển. D. Ô nhiễm môi trường gây nhiều hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe con người. II. TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Câu 11: (2,0 điểm) a. Ô nhiễm môi trường là gì? Trình bày nguồn gốc và tác hại của ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học? (1,0 điểm)
  6. b. Em hãy đề xuất 4 biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường không khí? (1,0 điểm) Câu 12: (2,0 điểm) a. Trong các mối quan hệ hỗ trợ khác loài, em hãy phân biệt mối quan hệ cộng sinh và hội sinh? Mỗi mối quan hệ cho 1 ví dụ tương ứng? (1.0 điểm) b. Theo em, tài nguyên rừng là dạng tài nguyên tái sinh hay không tái sinh? Vì sao? (1.0 điểm) Câu 13: (1,0 điểm) Cho các loài sinh vật sau: Cây cỏ, chuột, cầy, bọ ngựa, sâu, rắn, vi sinh vật, đại bàng. Hãy vẽ sơ đồ lưới thức ăn từ các loài trên? Trong lưới thức ăn đã vẽ, em hãy cho biết rắn là sinh vật tiêu thụ bậc mấy? ----Hết----
  7. UBND HUYỆN NÚI THÀNH KIỂM TRA CUỐI KỲ II_NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRÃI MÔN: SINH HỌC LỚP 9 Thời gian làm bài: 45 phút ĐỀ CHÍNH THỨC (Không kể thời gian phát đề) MÃ ĐỀ B I. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Lựa chọn 01 đáp án đúng nhất và ghi vào giấy làm bài. Câu 1: Cá rô phi ở Việt Nam có giới hạn sinh thái về nhiệt độ từ 50C đến 420C. Nhận định nào sau đây không đúng? A. 420C là giới hạn trên. B. 50C là giới hạn dưới. C. 420C là điểm cực thuận. D. 50C là điểm gây chết. Câu 2: Trên một cánh đồng lúa, khi cỏ dại phát triển, năng suất lúa giảm. Đây là ví dụ về mối quan hệ sinh thái nào? A. Cạnh tranh. B. Kí sinh. C. Cộng sinh. D. Hội sinh. Câu 3: Mèo săn mồi linh hoạt vào ban đêm nhưng lại lim dim ngủ và lười hoạt động về ban ngày là do ảnh hưởng chủ yếu của nhân tố sinh thái nào? A. Ánh sáng. B. Nước. C. Độ ẩm. D. Nhiệt độ. Câu 4: Ví dụ nào sau đây không phải là quần thể sinh vật? A. Các con chuột đồng sống trong 1 ruộng lúa. B. Những cây bạch đàn sống ở một sườn đồi. C. Những cây thủy sinh cùng sống trong 1 ao. D. Các con cá chép trong cùng một ao. Câu 5: Ở quần thể người, nhóm tuổi trước sinh sản có độ tuổi thuộc khoảng nào sau đây? A. Từ sơ sinh đến dưới 15 tuổi. B. Từ 15 đến 60 tuổi. C. Từ sơ sinh đến dưới 17 tuổi. D. Từ 15 đến 70 tuổi. Câu 6: Tỉ lệ phần trăm số địa điểm bắt gặp một loài trong tổng số địa điểm quan sát là đặc điểm của chỉ số nào sau đây? A. Độ thường gặp. B. Độ nhiều. C. Độ đa dạng. D. Mật độ. Câu 7: Sinh vật nào dưới đây không phải là sinh vật sản xuất? A. Bèo hoa dâu. B. Cà chua. C. Lúa nước. D. Nấm. Câu 8: Chuỗi thức ăn dưới đây có bao nhiêu mắt xích? Lá cây Sâu Cầy Hổ Vi sinh vật. A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 9: Hoạt động săn bắt động vật hoang dã của con người trong thời kì nguyên thủy gây ra hậu quả gì? A. Mất nơi ở của sinh vật. B. Xói mòn và thoái hóa đất. C. Ô nhiễm môi trường. D. Mất cân bằng sinh thái. Câu 10: Chọn phát biểu sai về ô nhiễm môi trường A. Ô nhiễm môi trường chỉ do hoạt động của con người gây ra. B. Ô nhiễm môi trường có thể do một số hoạt động của tự nhiên. C. Ô nhiễm môi trường gây hậu quả tới hệ sinh thái và sức khỏe con người. D. Ô nhiễm môi trường tạo điều kiện cho nhiều loại sinh vật gây bệnh cho người và động vật phát triển. II. TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Câu 11: (2,0 điểm) a. Nguyên nhân nào gây ô nhiễm môi trường? Trình bày nguồn gốc và tác hại của ô nhiễm do chất phóng xạ? (1,0 điểm) b. Em hãy đề xuất 4 biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường nước? (1,0 điểm) Câu 12: (2,0 điểm)
  8. a. Trong các mối quan hệ đối địch khác loài, em hãy phân biệt mối quan hệ cạnh tranh và kí sinh, nửa kí sinh? Mỗi mối quan hệ cho 1 ví dụ tương ứng? (1,0 điểm) b. Trồng rừng có tác dụng trong việc bảo vệ tài nguyên nước không? Tại sao? (1,0 điểm) Câu 13: (1,0 điểm) Cho các loài sinh vật sau: Cây cỏ, cào cào, gà, sâu, ếch, rắn, diều hâu, vi khuẩn. Hãy vẽ sơ đồ lưới thức ăn từ các loài trên? Trong lưới thức ăn đã vẽ, em hãy cho biết rắn là sinh vật tiêu thụ bậc mấy? ----Hết----
  9. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II NĂM HỌC 2023-2024 Môn: SINH HỌC - LỚP 9 ĐỀ A I. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Mỗi câu đúng ghi 0,5 điểm; sai ghi 0,0 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐA B B D B C B B D A B II. TỰ LUẬN (5,0 điểm) Câu Đáp án Điểm a. 1,0đ Câu 11 - Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị nhiễm bẩn, đồng 0,5 (2,0đ) thời các tính chất vật lí, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi, gây tác hại tới đời sống của con người và các sinh vật khác. 0,25 - Nguồn gốc gây ô nhiễm chất phóng xạ: chất thải của công trường khai thác chất phóng xạ, nhà máy điện nguyên tử,… và qua những vụ thử vũ khí hạt nhân. 0,25 - Tác hại: Năng lượng nguyên tử và các chất phóng xạ có khả năng gây đột biến ở người và sinh vật, gây một số bệnh di truyền và ung thư. b. Biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường không khí: 1,0đ - Lắp đặt các thiết bị lọc khí cho các nhà máy. 0,25 - Xây dựng nhà máy xử lí rác thải. 0,25 - Chôn lấp và đốt cháy rác một cách khoa học. 0,25 - Xây dựng công viên cây xanh, trồng cây xanh. 0,25 (HS đưa ra các biện pháp khác nếu đúng, mỗi biện pháp được 0.25 điểm) Câu 12 a. - Phân biệt mối quan hệ cộng sinh và hội sinh. 1,0đ (2,0đ) + Hội sinh: Sự hợp tác giữa hai loài sinh vật, trong đó một bên có lợi còn bên 0,25 kia không có lợi và cũng không có hại. + Cộng sinh: Sự hợp tác cùng có lợi giữa các sinh vật. 0,25 - Mỗi mối quan hệ cho 1 ví dụ. 0,25 (Mỗi ví dụ đúng được 0.25 điểm) 0,25 b. 1,0đ - Rừng là tài nguyên tái sinh. 0,5 - Vì nếu biết cách sử dụng và khai thác hợp lí thì tài nguyên rừng có thể phục 0,5 hồi sau mỗi lần khai thác. Câu 13 - Vẽ sơ dồ lưới thức ăn 0,75 (1,0đ) Chuột Cầy Đại bàng Cây cỏ Vi khuẩn Sâu Bọ ngựa Rắn - Rắn là sinh vật tiêu thụ bậc 2 và bậc 3. 0,25
  10. ĐỀ B II. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Mỗi câu đúng ghi 0,5 điểm; sai ghi 0,0 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐA C A A C A A D C D A II. TỰ LUẬN (5,0 điểm) Câu Đáp án Điểm Câu 11 a. 1,0đ (2,0đ) + Do hoạt động của tự nhiên: Núi lửa phun nham thạch gây nhiều bụi bặm, 0,25 thiên tai lũ lụt tạo điều kiện cho nhiều loài vi sinh vật gây bệnh phát triển,… + Do hoạt động của con người (đây là nguyên nhân chủ yếu): Phá rừng, sản 0,25 xuất công nghiệp, rác thải sinh hoạt,… - Nguồn gốc: Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, 0,25 thuốc diệt nấm gây bệnh,…) quá nhiều. Các chất độc hóa học sử dụng trong chiến tranh. - Tác hại: Tác động bất lợi tới toàn bộ hệ sinh thái và ảnh hưởng đến sức 0,25 khỏe con người (gây dị tật bẩm sinh và nhiều bệnh tật khác). 1,0đ b. Biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường nước: 0,25 - Tạo bể lắng và lọc nước thải. 0,25 - Xây dựng nhà máy xử lí rác thải. 0,25 - Chôn lấp và đốt cháy rác một cách khoa học. 0,25 - Xây dựng công viên cây xanh, trồng cây xanh. (HS đưa ra các biện pháp khác nếu đúng, mỗi biện pháp được 0.25 điểm) Câu 12 a. 1,0đ (2,0đ) - Phân biệt mối quan hệ cạnh tranh và kí sinh, nửa kí sinh. + Cạnh tranh: Các sinh vật khác loài tranh giành nhau thức ăn, nơi ở và các 0,25 điều kiện sống khác của môi trường. Các loài kìm hãm sự phát triển của nhau. + Kí sinh, nửa kí sinh: Sinh vật sống nhờ trên cơ thể của sinh vật khác, lấy các chất dinh dưỡng, máu… từ sinh vật đó. 0,25 - Mỗi mối quan hệ cho 1 ví dụ. (Mỗi ví dụ đúng được 0.25 điểm) 0,25 b. 0,25 Trồng rừng có tác dụng trong việc bảo vệ tài nguyên nước. Vì trồng rừng tạo điều kiện thuận lợi cho tuần hoàn nước trên Trái Đất, tăng 1,0đ lượng nước bốc hơi và tăng lượng nước ngầm. 0,5 0,5
  11. Câu 13 - Vẽ sơ dồ lưới thức ăn 0,75 (1,0đ) Cào cào Gà Diều hâu Cây cỏ Vi khuẩn Sâu Ếch Rắn - Rắn là sinh vật tiêu thụ bậc 2 và bậc 3. 0,25 *Yêu cầu đối với HSKT: - Tham gia kiểm tra đánh giá giữa kì nghiêm túc. - Có bài làm kiểm tra. - Yêu cầu: trả lời đúng câu hỏi ở mức độ nhận biết.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2