intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Phan Châu Trinh, Duy Xuyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn cùng tham khảo "Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Phan Châu Trinh, Duy Xuyên" sau đây để biết được cấu trúc đề thi, cách thức làm bài thi cũng như những dạng bài chính được đưa ra trong đề thi. Từ đó, giúp các bạn học sinh có kế hoạch học tập và ôn thi hiệu quả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Phan Châu Trinh, Duy Xuyên

  1. UBND HUYỆN DUY XUYÊN KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II -NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THCS Môn: SINH HỌC – Lớp 9 PHAN CHÂU TRINH Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề gồm có 02 trang) I. TRẮC NGHIỆM (5.0 điểm) Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất và ghi vào giấy thi. Ví dụ 1A, 2B,... Câu 1: Căn cứ vào khả năng thích nghi của thực vật với độ ẩm khác nhau, người ta chia thực vật thành các nhóm nào sau đây? A. Thực vật ưa ẩm và thực vật ưa khô. B. Thực vật ưa sáng và thực vật ưa bóng. C. Thực vật ưa ẩm và thực vật chịu hạn. D. Thực vật ưa sáng và thực vật chịu hạn. Câu 2: Quần xã sinh vật có những đặc điểm cơ bản về A. thành phần loài và thành phần nhóm tuổi. B. số lượng và thành phần các loài sinh vật. C. số lượng loài và mật độ quần thể. D. mật độ quần thể và tỉ lệ giới tính. Câu 3: Sự hợp tác cùng có lợi giữa các loài sinh vật là đặc điểm của mối quan hệ nào sau đây? A. Cạnh tranh. B. Kí sinh. C. Cộng sinh. D. Hội sinh. Câu 4: Biện pháp nào giúp hạn chế ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật? A. Dùng các sản phẩm kích thích sinh trưởng. B. Phun thuốc bảo vệ thực vật để hạn chế sâu bệnh. C. Trồng rau sạch, hạn chế phun thuốc bảo vệ thực vật. D. Bón thật nhiều phân hóa học cho thực vật. Câu 5: Mèo săn mồi linh hoạt vào ban đêm nhưng lại lim dim ngủ và lười hoạt động về ban ngày là do ảnh hưởng chủ yếu của nhân tố sinh thái nào? A. Ánh sáng. B. Nước. C. Độ ẩm. D. Nhiệt độ. Câu 6: Trong giới hạn sinh thái, giá trị nào sau đây thích hợp nhất để sinh vật sinh trưởng và phát triển tốt? A. Giới hạn dưới. B. Giới hạn trên. C. Điểm cực thuận. D. Điểm gây chết. Câu 7: Hoạt động nào sau đây gây ô nhiễm không khí? A. Sản xuất công nghiệp B. Phun thuốc trừ sâu C. Vứt rác bừa bãi D. Chặt phá rừng Câu 8: Khi điều tra về một quần thể bạch đàn ở một khu đồi rộng 3 ha, người ta đếm được tổng cộng 4500 cây. Vậy mật độ của quần thể bạch đàn này là bao nhiêu? A. 150 cây/ha. B. 1500 cây/ha. C. 4500 cây/ha. D. 13500 cây/ha. Câu 9: Suy giảm độ đa dạng của sinh học là nguyên nhân gây nên A. mất cân bằng sinh thái. B. làm suy giảm hệ sinh thái rừng. C. làm suy giảm tài nguyên sinh vật. D. làm ức chế hoạt động của các vi sinh vật. Câu 10: Tập hợp các sinh vật nào sau đây được coi là một quần xã? A. Đồi cọ ở Vĩnh Phúc B. Đàn hải âu ở biển C. Bầy sói trong rừng D. Tôm, cá trong hồ tự nhiên Câu 11: Ứng dụng sự thích nghi của cây trồng đối với nhân tố ánh sáng, người ta trồng xen các loại cây theo trình tự như thế nào? A. Cây ưa bóng trồng trước, cây ưa sáng trồng sau. B. Cây ưa sáng trồng trước, cây ưa bóng trồng sau. C. Trồng đồng thời nhiều loại cây. D. Tuỳ theo mùa mà trồng cây ưa sáng hoặc cây ưa bóng trước.
  2. Câu 12: Nguyên nhân dẫn đến sự ô nhiễm môi trường do A. hoạt động của con người. B. một số hoạt động của tự nhiên. C. sự cạnh tranh chiếm thức ăn, chỗ ở của các loài sinh vật. D. hoạt động của con người và một số hoạt động của tự nhiên. Câu 13: Rận và bét sống bám trên da trâu, bò. Chúng sống được nhờ hút máu trâu, bò. Đây là ví dụ về mối quan hệ sinh thái nào? A. Cạnh tranh. B. Kí sinh. C. Cộng sinh. D. Hội sinh Câu 14: Yếu tố nào sau đây không phải là các tác nhân hoá học gây ô nhiễm môi trường? A. Lạm dụng thuốc diệt cỏ trong bảo vệ cây trồng. B. Dùng quá nhiều thuốc trừ sâu so với nhu cầu cần thiết trên đồng ruộng. C. Các khí thải từ các nhà máy công nghiệp. D. Các tiếng ồn quá mức do xe cộ và các phương tiện giao thông khác Câu 15: Khắc phục ô nhiễm hoá chất bảo vệ thực vật gồm các biện pháp nào ? A. Biện pháp canh tác, bón phân. B. Biện pháp sinh học và biện pháp canh tác. C. Bón phân, biện pháp sinh học. D. Biện pháp sinh học, biện pháp canh tác, bón phân hợp lí. II. TỰ LUẬN (5.0 điểm) Câu 16 (1.5 điểm): Hiện tượng thoái hóa do giao phối gần ở động vật biểu hiện như thế nào ở các thế hệ kế tiếp? Vì sao có một số loài động vật không bị thoái hóa khi giao phối cận huyết qua nhiều thế hệ? Câu 17 (1.5 điểm): Hiện nay nhiều vùng trên Trái Đất đang ngày một suy thoái, vì vậy rất cần được khôi phục và gìn giữ. Em hãy nêu các biện pháp chủ yếu bảo vệ tài nguyên sinh vật Câu 18 (2.0 điểm): a) Một hệ sinh thái hoàn chỉnh gồm những thành phần chủ yếu nào? b) Cho sơ đồ lưới thức ăn sau: Dê Hổ Cây cỏ Vi sinh vật Cáo Gà Mèo rừng Trong lưới thức ăn trên Hổ là sinh vật tiêu thụ bậc mấy? Viết sơ đồ chuỗi thức ăn minh họa cho sinh vật có bậc tiêu thụ trên. ----------- HẾT ----------
  3. UBND HUYỆN DUY XUYÊN HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THCS KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II PHAN CHÂU TRINH NĂM HỌC 2023 – 2024 - Môn: SINH HỌC – Lớp 9 A. TRẮC NGHIỆM. (5.0 điểm) Một câu đúng được 0,33 điểm; 2 câu đúng được 0,67 điểm; 3 câu đúng được 1,0 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp C B C C A C A B A D B D B D D án B. TỰ LUẬN. (5.0 điểm) Câu Hướng dẫn chấm Điểm - Hiện tượng thoái hóa do giao phối gần ở động vật biểu hiện ở các thế hệ sau như: sinh trưởng và phát triển yếu, khả năng sinh sản giảm, quái thai, dị tật 0,5đ Câu 16 bẩm sinh, chết non. (1,5 điểm) - Một số loài động vật không bị thoái hóa khi giao phối gần qua nhiều thế hệ vì: hiện tại chúng đang mang những cặp gen đồng hợp không gây hại cho 1đ chúng. Biện pháp chủ yếu bảo vệ tài nguyên sinh vật Câu 15 - Bảo vệ các khu rừng già, rừng đầu nguồn. 0,5đ (1,5điểm) - Trồng cây, gây rừng tạo môi trường sống cho nhiều loài sinh vật. 0,25đ - Xây dựng các khu bảo tồn, các vườn quốc gia… 0,25d - Không săn bắn động vật hoang dã và khai thác quá mức các loài sinh vật. 0,25đ - Ứng dụng công nghệ sinh học để bảo tồn nguồn gen quý hiếm. 0,25đ Câu 18 a) Thành phần chủ yếu của hệ sinh thái: (2.0 điểm) - Các thành phần vô sinh: đất đá, nước, thảm mục... 0,25đ - Sinh vật sản xuất: Thực vật 0,25đ - Sinh vật tiêu thụ: động vật ăn thực vật và động vật ăn thịt 0,25đ - Sinh vật phân giải: vi khuẩn, nấm,.. 0,25đ b) - Hổ là sinh vật tiêu thụ bậc 2. 0,25đ Viết đúng chuỗi thức ăn minh họa 0,25đ - Hổ là sinh vật tiêu thụ bậc 3. 0,25đ Viết đúng chuỗi thức ăn minh họa 0,25đ Duy Châu, ngày 16 tháng 4 năm 2024 DUYỆT CỦA BGH DUYỆT CỦA TCM NGƯỜI RA ĐỀ Bùi Thị Chinh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2