intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 - Trường PTDTBT THCS Phước Chánh, Phước Sơn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo “Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 - Trường PTDTBT THCS Phước Chánh, Phước Sơn”. Hi vọng tài liệu sẽ là nguồn kiến thức bổ ích giúp các em củng cố lại kiến thức trước khi bước vào kì thi sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 - Trường PTDTBT THCS Phước Chánh, Phước Sơn

  1. UBND HUYỆN PHƯỚC SƠN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II TRƯỜNG PTDTBT THCS PHƯỚC CHÁNH NĂM HỌC: 2023- 2024 Môn: SINH HỌC – LỚP 9 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề) (Đề gồm có 02 trang) I. TRẮC NGHIỆM. (5,0 điểm) Em hãy chọn 1 trong các chữ cái A, B, C, D trước câu trả lời đúng trong các câu sau và ghi vào giấy thi. Ví dụ: 1A, 2B... Câu 1. Nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa giống là A. Giao phấn xảy ra ở thực vật. B. Giao phối ngẫu nhiên xảy ra ở động vật. C. Tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối cận huyết ở động vật. D. Lai giữa các dòng thuần chủng với nhau. Câu 2. Để tạo được ưu thế lai ở cây trồng, người ta chủ yếu dùng phương pháp lai nào? A. Lai khác dòng. B. Lai cùng dòng. C. Lai kinh tế. D. Lai phân tích. Câu 3. Trong thực tế trồng trọt chăn nuôi, người ta đã ứng dụng mối quan hệ cạnh tranh khác loài qua ví dụ nào sau đây? A. Nuôi heo theo đàn. B. Nhổ cỏ trên đồng lúa. C. Thả vịt vào vườn để bắt sâu bọ. D. Nuôi giun đất để đất tơi xốp. Câu 4. Cho chuỗi thức ăn sau: Cây gỗ → Sâu ăn lá → Bọ ngựa → Rắn → Vi sinh vật. Sinh vật phân giải trong chuỗi thức ăn trên là A. Cây gỗ. B. Sâu ăn lá. C. Bọ ngựa. D. Vi sinh vật. Câu 5. Chuỗi thức ăn nào sau đây đúng? A. Cây xanh → Sâu ăn lá → Chim ăn sâu→ Đại bàng→ Vi sinh vật. B. Sâu ăn lá → Chim ăn sâu→ Đại bàng→ Vi sinh vật. C. Cây xanh → Sâu ăn lá → Chim ăn sâu→ Đại bàng. D. Ếch → Rắn → Đại bàng→ Vi sinh vật . Câu 6. Cho chuỗi thức ăn sau: Cây xanh → Sâu ăn lá → Ếch→ Rắn→ Đại bàng→ Vi sinh vật. Cho biết ếch là sinh vật tiêu thụ bậc mấy? A. Bậc 1. B. Bậc 2. C. Bậc 3. D. Bậc 4. Câu 7. Hệ sinh thái bao gồm A. quần xã sinh vật và môi trường sống của quần xã. B. quần thể sinh vật và môi trường sống của quần thể. C. quần thể sinh vật và điều kiện môi trường vô cơ xung quanh. D. quần xã sinh vật và điều kiện môi trường hữu cơ xung quanh. Câu 8. Lưới thức ăn gồm A. một chuỗi thức ăn. B. nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. C. các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung. D. ít nhất là 1 chuỗi thức ăn trở lên. Câu 9. Các hoạt động của con người ở thời kỳ nào ít ảnh hưởng đến môi trường nhất? A. Thời kỳ nguyên thủy. B. Xã hội nông nghiệp. C. Xã hội công nghiệp. D. Thời kì sơ khai. Trang 1/2
  2. Câu 10. Hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lí, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi, gây tác hại tới đời sống của con người và các sinh vật khác là được gọi là A. ô nhiễm môi trường. B. ô nhiễm không khí. C. ô nhiễm đất. D. ô nhiễm nguồn nước. Câu 11. Biện pháp giúp cải tạo và bảo vệ môi trường tự nhiên là A. khai thác khoáng sản. B. phục hồi và trồng rừng mới. C. xây dựng nhiều nhà máy công nghiệp. D. đốt rừng lấy đất trồng trọt. Câu 12. Ô nhiễm đất dẫn đến hậu quả nào sau đây? A. Chọc thủng tầng ozon. B. Gây mưa axit, khói mù quang hóa. C. Làm tăng hiệu ứng nhà kính. D. Làm giảm chất lượng nguồn nước ngầm. Câu 13. Đâu không phải là tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường? A. Trồng nhiều cây xanh. B. Hoá chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học C. Các chất phóng xạ. D. Các khí thải từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt. Câu 14. Tài nguyên thiên nhiên tái sinh là nguồn tài nguyên sau khi khai thác và sử dụng A. bị cạn kiệt dần. B. bị cạn kiệt nhưng sẽ nhanh chóng tái sinh. C. có thể tái sinh và ngày càng phong phú hơn nếu được quản lí tốt. D. có thể tái sinh và ngày càng phong phú hơn dù không giữ gìn. Câu 15. Các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu là A. tài nguyên tái sinh và tài nguyên không tái sinh. B. tài nguyên tái sinh và tài nguyên năng lượng vĩnh cửu. C. tài nguyên không tái sinh và tài nguyên năng lượng vĩnh cửu. D. tài nguyên tái sinh, tài nguyên không tái sinh và tài nguyên năng lượng vĩnh cửu. II. TỰ LUẬN. (5,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Quần thể sinh vật là gì? Nêu đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật. Câu 2. (2,0 điểm) Cho các sinh vật sau: cây xanh, sâu ăn lá, chuột, châu chấu, chim ăn sâu, rắn, gà, đại bàng, vi khuẩn. a. Hình thành 3 chuỗi thức ăn từ các sinh vật trên. b. Vẽ lưới thức ăn từ 3 chuỗi thức ăn đã viết ở câu a. Câu 3. (1,0 điểm) Em hãy nêu 4 biện pháp để giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại địa phương. ---HẾT--- Trang 2/2
  3. Trang 3/2
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2