intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 - Trường PTDTBT THCS Trà Cang, Nam Trà My

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:2

3
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để hệ thống lại kiến thức cũ, trang bị thêm kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng giải đề nhanh và chính xác cũng như thêm tự tin hơn khi bước vào kì thi tốt nghiệp THPT sắp đến, mời các bạn học sinh cùng tham khảo “Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 - Trường PTDTBT THCS Trà Cang, Nam Trà My” làm tài liệu để ôn tập. Chúc các bạn làm bài kiểm tra tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 - Trường PTDTBT THCS Trà Cang, Nam Trà My

  1. UBND HUYỆN NAM TRÀ MY ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II TRƯỜNG PTDTBT THCS TRÀ CANG MÔN: SINH HỌC 9 Năm học: 2023-2024 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề này gồm 02 trang) Họ và tên học sinh:...............................................Lớp: .................SBD:…………… A. PHẦN TRẮC NGHIỆM. (4,0 điểm) * Đọc kỹ và trả lời các câu hỏi bằng cách chọn một đáp án đúng: A, B, C hoặc D ghi vào giấy bài làm. (Ví dụ câu 1 chọn A ghi: 1-A) Câu 1. Dấu hiệu nào không phải là đặc trưng của quần thể? A. Mật độ. B. Sức sinh sản. C. Tỉ lệ đực - cái. D. Thành phần nhóm tuổi. Câu 2. Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí chủ yếu là do A. xác chết sinh vật. B. quá trình đốt cháy nhiên liệu. C. các chất thải rắn. D. các chất thải sinh hoạt. Câu 3. Đâu không phải là biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường không khí? A. Xây dựng công viện cây xanh. B. Sử dụng nguồn năng lượng gió. C. Sử dụng nguồn năng lượng khí đốt. D. Sử dụng nguồn năng lượng mặt trời. Câu 4. Phát biểu nào sau đây không đúng về ô nhiễm tiếng ồn? A. Ô nhiễm tiếng ồn không thuộc ô nhiễm môi trường. B. Ô nhiễm tiếng ồn là tiếng ồn trong môi trường vượt quá ngưỡng nhất định gây khó chịu cho người hoặc động vật. C. Nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn chủ yếu từ tiếng ồn ngoài trời như phương tiện giao thông, vận tải, xe có động cơ, máy bay, tàu hỏa. D. Ô nhiễm tiếng ồn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Câu 5. Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau giữa quần thể người và quần thể sinh vật khác là A. con người có lao động và tư duy. B. con người thuộc lớp thú. C. con người có lao động. D. con người có tư duy. Câu 6. “Các cá thể lớn nhanh, do vậy nhóm này có vai trò chủ yếu làm tăng trưởng khối lượng và kích thước của quần thể" là ý nghĩa sinh thái của nhóm tuổi nào sau đây trong quần thể ? A. Nhóm tuổi sau sinh sản. B. Nhóm tuổi trước sinh sản. C. Nhóm tuổi sinh sản. D. Không của nhóm nào. Câu 7. Tác động lớn nhất của con người làm suy thoái môi trường tự nhiên là gì? A. Phá huỷ thảm thực vật. B. Tạo giống vật nuôi, cây trồng mới. C. Săn bắn nhiều loài động vật. D. Phục hồi và trồng rừng mới. Câu 8. Hoạt động của con người đang góp phần bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên là A. chặt phá rừng. B. trồng rừng. C. đinh cư. D. đinh canh định cư, trồng và bảo vệ rừng. Câu 9. Thành phần hữu sinh của hệ sinh thái gồm: A. sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ. B. sinh vật tiêu thụ bậc 1, sinh vật tiêu thụ bậc 2, sinh vật phân giải. C. sinh vật sản xuất, sinh vật phân giải. D. sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải. Trang 1/2
  2. * Sử dụng hình bên trả lời câu 10, 11, 12 sau đây: Câu 10. Ếch thuộc sinh vật tiêu thụ cấp mấy? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 11. Thức ăn của chuột là A. rắn, kiến. B. châu chấu, kiến. C. diều hâu, rắn. D. châu chấu, diều hâu. Câu 12. Trong các sinh vật đó, loài nào là sinh vật sản xuất? A. Chuột. B. Đại bàng. C. Cỏ. D. Châu chấu Câu 13. Thuốc trừ sâu và các chất độc hóa học thải ra môi trường có thể làm ảnh hưởng đến các sinh vật trong hệ sinh thái, trong đó nhóm nào có nguy cơ cao nhất? A. Sinh vật tiêu thụ bậc I. B. Sinh vật sản xuất. C. Sinh vật phân giải. D. Sinh vật tiêu thụ bậc cao nhất. * Sử dụng hình sơ đồ về giới hạn sinh thái của 3 loài sinh vật sau để trả lời các câu hỏi 14; 15; 16. Câu 14. Trong số các nhận xét sau, các nhận xét đúng là (1) Loài 3 được xem là loài ưa nhiệt, đồng thời là loài hẹp nhiệt nhất trong 3 loài. (2) Loài 2 thường có vùng phân bố rộng nhất trong 3 loài. (3) Sự cạnh tranh giữa loài 1 và loài 2 diễn ra mạnh hơn so với giữa loài 2 và loài 3 do có sự trùng lặp ổ sinh thái nhiều hơn. (4) Khi nhiệt độ xuống dưới 10oC thì chỉ có một loài có khả năng sống sót. A. (1), (2), (4). B. (1), (2), (3). C. (2), (3), (4). D. (1), (3), (4). Câu 15. Loài có giới hạn sinh thái nhiệt đô rộng nhất là A. loài 4. B. loài 3. C. loài 2. D. loài 1. Câu 16. Loài có giới hạn nhiệt độ cao nhất là A. loài 1. B. loài 2. C. loài 3. D. loài 4. B. PHẦN TỰ LUẬN. (6,0 điểm) Câu 1. a. Em hãy nêu những biểu hiện của thoái hóa do tự thụ phấn ở cây giao phấn và do giao phối gần ở động vật. (1,0 điểm) b. Giải thích nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa do tự thụ phấn ở cây giao phấn và do giao phối gần ở động vật. (1,0 điểm) Câu 2. Em hãy giải thích tại sao cây ở đới lạnh về mùa động thường rụng lá; thân và rễ có lớp bần dày? (1,0 điểm) Câu 3. Là học sinh em cần làm gì để góp phần bảo vệ thiên nhiên. (1,0 điểm) Câu 4. Hãy nêu các giải pháp làm giảm ô nhiễm môi trường nơi em đang sinh sống. (1,0 điểm) Câu 5. Vì sao con người lại được tách ra thành một nhóm nhân tố sinh thái riêng? (1,0 điểm) ----------- Hết ---------- * Lưu ý: - Học sinh không được sử dụng tài liệu. - Giám thị coi thi không giải thích gì thêm Trang 2/2
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2