Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 năm 2023-2024 - Trường TH&THCS Lý Thường Kiệt, Hiệp Đức
lượt xem 1
download
Cùng tham khảo “Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 năm 2023-2024 - Trường TH&THCS Lý Thường Kiệt, Hiệp Đức” được chia sẻ dưới đây để giúp các em biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 năm 2023-2024 - Trường TH&THCS Lý Thường Kiệt, Hiệp Đức
- PHÒNG GD&ĐT HIỆP ĐỨC MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II TRƯỜNG TH&THCS LÝ THƯỜNG KIỆT MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3 NĂM HỌC 2023-2024 Thời gian: 80 phút (không kể thời gian giao đề) Mức 1 Mức 2 Mức 3 Tổng Mạch Số câu, kiến số điểm thức kĩ TN TL TN TL TN TL năng Đọc hiểu Số câu 4 1 1 6 văn bản: 1,2,3,4, - Xác Câu số 1,2,3,4 5 6 5,6 định được hình ảnh, nhân vật, chi tiết trong bài đọc; nêu đúng ý nghĩa của chi tiết, hình ảnh Số điểm 2đ 1đ 1đ 4đ trong bài. - Hiểu ý chính của đoạn văn. - Giải thích được chi tiết đơn giản trong bài
- bằng suy luận trực tiếp hoặc rút ra thông tin đơn giản từ bài đọc. - Nhận xét đơn giản một số hình ảnh, Kiến thức Số câu 2 2 4 tiếng Việt: - Biết Câu số 7,8 9,10 7,8,9,10 tìm từ Số điểm 1đ 1đ 2đ có nghĩa trái ngược nhau. - Biết đặt câu có sử
- dụng biện pháp so sánh. - Nhận biết được tác Số câu 6 1 2 1 10 Tổng: Số 3đ 2đ 1đ 6 điểm Ngày ..…. tháng …... năm 2024 TRƯỜNG BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II TH&THCS LÝ NĂM HỌC: 2023-2024 THƯỜNG KIỆT MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 3 Họ và tên: Thời gian: 80 phút (KKTGGĐ) …………………… ..…………….. Lớp: …………………… …………………… Điểm Nhận xét: Chữ kí GT Chữ kí GK …………………… …………………… …………………… ………..……. ……………….. ……………………
- …………………… ……………. …………………… ………………….. …….. …………………… … Bằng số Bằng chữ A. BÀI KIỂM TRA ĐỌC 1. Đọc thành tiếng (4 điểm) - GV cho học sinh bắt thăm đọc một đoạn văn bản trong các phiếu đọc. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS. - Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời. 2. Đọc thầm và làm bài tập (6 điểm) (Thời gian 30 phút) CON BÚP BÊ BẰNG VẢI Ngày sinh nhật Thủy, mẹ đưa Thủy ra phố đồ chơi. Mẹ bảo Thủy chọn một món đồ chơi em thích nhất. Đi dọc gần hết phố đồ chơi, cô bé nhìn hoa cả mắt, vẫn không biết nên mua gì vì thứ nào em cũng thích. Đến cuối phố, thấy một bà cụ tóc bạc ngồi bán những con búp bê bằng vải giữa trời giá lạnh, Thủy kéo tay mẹ dừng lại. Bà cụ nhìn hai mẹ con Thủy, cười hiền hậu: - Cháu mua búp bê cho bà đi! Thủy nhìn bà, rồi chỉ vào con búp bê được khâu bằng mụn vải xanh, mặt độn bông, hai con mắt được chấm mực không đều nhau: - Mẹ mua con búp bê này đi! Trên đường về, mẹ hỏi Thủy: - Sao con lại mua con búp bê này? Thủy cười: - Vì con thương bà. Bà già bằng bà nội, mẹ nhỉ? Trời lạnh thế mà bà không được ở nhà, con mua búp bê cho bà vui. (Theo Vũ Nhật Chương) Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất: (Câu 1, 2, 3, 4, 7) Câu 1: (0,5 điểm) Ngày sinh nhật Thủy, mẹ đưa Thủy ra phố đồ chơi để làm gì? A. Để Thủy được nhìn ngắm đồ chơi. B. Để Thủy được chọn mua đồ chơi nhiều tiền nhất. C. Để Thủy được chọn mua món đồ chơi em thích nhất. Câu 2: (0,5 điểm) Vì sao đi gần hết phố, Thủy vẫn chưa mua được quà gì? A. Vì Thủy hoa mắt, chóng mặt, không muốn chọn gì. B. Vì đồ chơi nhiều đến hoa mắt, thứ gì Thủy cũng thích.
- C. Vì nhiều đồ chơi nhưng đồ chơi nào cũng không đẹp. Câu 3: (0,5 điểm) Thủy đã chọn mua món quà có đặc điểm gì? A. Con búp bê được khâu bằng bông, mặt bằng vải mụn xanh, hai con mắt chấm mực không đều nhau. B. Con búp bê được khâu bằng mụn vải xanh, mặt độn bông, hai con mắt đẹp long lanh. C. Con búp bê được khâu bằng mụn vải xanh, mặt độn bông, hai con mắt chấm mực không đều nhau. Câu 4: (0,5 điểm) Bà cụ nói gì khi nhìn thấy hai mẹ con Thủy? A. Mẹ mua con búp bê này đi! B. Cháu mua búp bê cho bà đi! C. Sao con lại mua con búp bê này? Câu 5: (1 điểm) Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống trước mỗi ý sau: Vì sao Thủy mua con búp bê vải? Vì Thủy mua búp bê cho bà vui. Vì Thủy thương bà cụ bán hàng dưới trời lạnh. Vì Thủy thấy con búp bê đó có vẻ đẹp khác lạ. Vì đi hết phố đồ chơi mà Thủy không biết mua gì. Câu 6: (1 điểm) Qua câu chuyện trên em học tập được đức tính gì ở Thủy để có thể vận dụng vào cuộc sống? Câu 7: (0,5 điểm) Dấu gạch ngang trong bài “Con búp bê bằng vải” dùng để làm gì? A. Đánh dấu lời đối thoại. B. Báo hiệu phần liệt kê. C. Báo hiệu phần giải thích. Câu 8: (0,5 điểm) Tìm từ ngữ trái nghĩa với các từ: buồn bã, khó khăn. - Từ trái nghĩa với từ buồn bã là: …………………………………………………………... - Từ trái nghĩa với từ khó khăn là: ……………………………………………………… Câu 9: (0,5 điểm) Em hãy đặt một câu văn có sử dụng biện pháp so sánh.
- Câu 10: (0,5 điểm) Em hãy chuyển câu “Các bạn đến thăm làng quê” thành một câu khiến. B. BÀI KIỂM TRA VIẾT 1. Chính tả: Nghe – viết (4 điểm) – Thời gian: 15 phút 2. Tập làm văn: (6 điểm) – Thời gian: 35 phút Đề bài: Viết đoạn văn ngắn (4 – 5 câu) nêu tình cảm, cảm xúc của em về cảnh vật quê hương. Gợi ý: - Tên cảnh vật quê hương. - Đặc điểm bao quát và đặc điểm nổi bật của cảnh vật. - Điều em thích nhất (ấn tượng nhất) về cảnh vật. - Cảm nghĩ của em khi ngắm nhìn cảnh vật.
- PHÒNG GD&ĐT HIỆP ĐỨC HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI KÌ II TRƯỜNG TH&THCS LÝ THƯỜNG KIỆT MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3 NĂM HỌC 2023-2024 A. BÀI KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm) 1. Đọc thành tiếng (4 điểm) Cách cho điểm như sau: - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm - Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng) : 1 điểm - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa : 1 điểm - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc : 1 điểm
- 2. Đọc thầm và làm bài tập (6 điểm) Câu 1 2 3 4 5 7 Đáp án C B C B Đ–Đ–S–S A Điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 1 điểm 0,5 điểm Mỗi đáp án đúng được 0,25đ Câu 6: (1 điểm) Học sinh diễn đạt theo sự hiểu biết của mình. Tuỳ cách diễn đạt mà GV ghi điểm cho phù hợp - Bài học: Qua câu chuyện trên, em học tập đức tính của Thủy để vận dụng vào cuộc sống là tốt bụng và biết quan tâm, giúp đỡ người khác. Câu 8: (0,5 điểm) (Mỗi đáp án đúng tương ứng 0,25 điểm) - buồn bã – vui vẻ. - khó khăn – thuận lợi/ dễ dàng. Câu 9: (0,5 điểm) HS đặt câu đúng yêu cầu được 0,5 điểm. Thiếu dấu câu và không viết hoa chữ cái đầu câu trừ 0,25 điểm. - VD: Cánh đồng lúa chín trông như một dải lụa vàng óng ánh trong nắng. Câu 10: (0,5 điểm) HS đặt một câu khiến đúng yêu cầu được 0,5 điểm. Thiếu dấu câu và không viết hoa chữ cái đầu câu trừ 0,25 điểm. VD: - Các bạn hãy đến thăm làng quê! B. BÀI KIỂM TRA VIẾT (10 điểm) 1. Chính tả: Nghe - viết (4 điểm) - Hướng dẫn chấm điểm chi tiết: + Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm + Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm + Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm + Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai-lẫn phụ âm đầu, hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định), trừ 0,2 điểm từ lỗi thứ 6 trở đi. Hai lỗi sai giống nhau trừ một lần. * Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn... bị trừ 1 điểm toàn bài. 2. Tập làm văn (6 điểm) Bài viết của học sinh phải đạt những yêu cầu về nội dung và hình thức như sau: - Về nội dung: Bài viết bao gồm các ý sau: + Cảnh vật quê hương đó ở đâu? (0,5 điểm) + Đặc điểm bao quát và nổi bật của cảnh vật? (0,5 điểm) + Điều gì em thích nhất ở cảnh vật. (1 điểm) + Em có tình cảm thế nào với cảnh vật? (1 điểm) - Về hình thức: + Chữ viết sạch, đẹp, đúng chính tả: (1 điểm)
- + Dùng từ, diễn đạt tốt: (1 điểm) + Bài viết có sáng tạo: (1 điểm) * Lưu ý: Không đúng chủ đề không cho điểm. Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết mà GV có thể chấm và ghi điểm cho phù hợp.
- PHÒNG GD&ĐT HIỆP ĐỨC ĐỀ KIỂM TRA CHÍNH TẢ CUỐI HỌC KÌ II TRƯỜNG TH&THCS LÝ THƯỜNG KIỆT MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3 NĂM HỌC 2023-2024 GV đọc cho HS viết đầu bài và đoạn văn sau: (Thời gian học sinh viết bài: 15 phút) Sắc màu Bảng màu theo tay các họa sĩ nhí vào từng bức tranh, khiến cho không gian thêm rạng rỡ. Bạn thì vẽ ngôi nhà đại dương xanh biếc, điểm thêm vài cánh buồm trắng, buồm nâu và những con sóng nhấp nhô. Bạn thì vẽ cánh đồng làng quê mùa gặt. Trong tranh, sắc vàng tươi mới của lúa hòa với ánh mặt trời lấp lánh. (Bảo Hân)
- PHÒNG GD&ĐT HIỆP ĐỨC ĐỀ KIỂM TRA ĐỌC CUỐI HỌC KÌ II TRƯỜNG TH&THCS LÝ THƯỜNG KIỆT MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3 NĂM HỌC 2023-2024 - GV cho học sinh bắt thăm đọc một đoạn văn bản trong các phiếu đọc. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS. - Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời. Đề 1 LỚP HỌC CUỐI ĐÔNG Bây giờ đã là cuối mùa đông. Hôm nay, trời rét thêm. Mặt đất cứng lại. Cây cối rũ lá úa vàng. Đá xám xịt phủ thêm hơi lạnh. Mấy bạn nhỏ vẫn rủ nhau đến lớp. Những ngón tay nho nhỏ đỏ lên vì lạnh. Thầy giáo và các bạn quây quần bên đống lửa. Tiếng nói dè dặt ban đầu to dần lên theo ngọn lửa. Các bạn kể cho thầy giáo nghe về cuộc sống của mình. Đêm qua, con bò nhà bạn Súa đẻ một con bê mập mạp. Bạn thức suốt đêm đốt lửa cho mẹ con chúng sưởi. Bạn Mua thì kể về đám cưới của chị gái, về bộ váy áo đẹp nhất, sặc sỡ nhất mà bạn nhìn thấy. Bạn Chơ kể về cái hàng rào đá mà bố con bạn đang xếp dở. Cái hàng rào đá được xếp bằng những hòn đá xanh, bằng sự khéo léo, cần cù của những bàn tay yêu lao động... Tiếng Mông lẫn tiếng Kinh làm cho căn phòng nhỏ thêm rộn ràng. (Theo Lục Mạnh Cường) Câu hỏi: Những chi tiết nào trong bài cho thấy trời rất rét? Đề 2 NHỮNG TẤM CHÂN TÌNH Lần đầu tới Thành phố Hồ Chí Minh, tôi bị choáng ngợp bởi thành phố khác xa nơi tôi sống. Thành phố đón tôi bằng cơn mưa rào bất chợt. Mưa đến nhanh và kết thúc cũng nhanh, chẳng rả rích như những cơn mưa ngoài Bắc. Lần thứ hai trở lại, thành phố đón tôi bằng cái nắng chói chang. Tôi ghé quán hủ tiếu ven đường. Thấy tôi ngồi xe lăn, chú chủ quán vẫy tay gọi con: “Út ơi, mang cho chị cái mâm nhỏ để đặt tô lên nhen!”. Tôi cảm ơn, chú xua tay: “Có gì đâu, con! Người với người trông nhau mà sống.” Có lần đi ăn tối, tôi đang loay hoay với bậc vỉa hè cao mà không lăn nổi xe thì bốn người ngồi uống cà phê ven đường ùa ra giúp. Sao mà thương và cảm động đến vậy! Tôi lại nghĩ tới câu nói của chú bán hủ tiếu: “Có gì đâu, con! Người với người trông nhau mà sống.” Tôi còn thấy người nơi đây không chỉ “trông nhau” mà còn thương nhau nhiều lắm. (Theo Lê Hà) Câu hỏi: Lần đầu đến Thành phố Hồ Chí Minh, tác giả có ấn tượng gì? Đề 3
- CHUYỆN CỦA ÔNG BIỂN Ông Biển không nhớ mình đã bao nhiêu tuổi. Chỉ biết rằng từ lúc khai thiên lập địa đã có ông rồi. Già như vậy nhưng suốt ngày đêm ông vẫn rì rầm kể chuyện không biết mệt. Ông thổi gió mát vào đất liền, đưa hơi nước lên trời làm mưa và mang đến cho con người bao nhiêu là sản vật. Nhưng mấy chục năm nay, ông thấy yếu đi nhiều. Bởi vì mỗi năm con người thải xuống biển hơn sáu triệu tấn rác. Tôm cá cứ chết dần. Ông Biển đành lên đường tìm người giúp đỡ. Đi mãi, đi mãi, gặp một hòn đảo nhỏ, ông nói: - Cháu nhận giúp ông một ít rác nhé! Đảo nhỏ lắc đầu: - Nhận rác của ông thì cháu biết để đâu! (Phỏng theo Quách Thiếu Vinh) Câu hỏi: Điều gì xảy ra khiến ông Biển phải đi tìm người giúp đỡ? Đề 4 HƯƠNG LÀNG Làng tôi là một làng nghèo nên chẳng nhà nào có đất để trồng hoa. Tuy vậy, đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương mộc mạc, chân chất quen thuộc của đất quê. Chiều chiều, hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, bay đến rồi thoáng cái lại bay đi. Tháng ba, tháng Tư, hoa cau thơm lạ lùng. Tháng Tám, tháng chín, hoa ngâu như những viên trứng cua tí tẹo, ẩn sau tầng lá xanh rậm rạp, thơm nồng nàn. Tưởng như có thể sờ được, nắm được những làn hương ấy. Ngày mùa, mùi thơm từ đồng thơm vào, thơm trên đường làng, thơm ngoài sân đình, thơm trên các ngõ. Đó là hương cốm, hương lúa, hương rơm rạ. Cứ muốn căng lồng ngực ra mà hít thở đến no nê, giống như thuở nhỏ hít hà hương thơm từ nồi cơm gạo mới mẹ bắc ra và gọi cả nhà ngồi vào quanh mâm. Mùa xuân, ngắt một cái lá chanh, lá bưởi, một lá xương sông, một chiếc lá lốt, một nhành hương nhu, nhánh bạc hà,… hai tay mình cũng đượm mùi thơm mãi không thôi. (Theo Băng Sơn) Câu hỏi: Mỗi khi đi trong làng, tác giả cảm nhận được điều gì?
- Đề 5 NHỚ LẠI BUỔI ĐẦU ĐI HỌC Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường. Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và đầy gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tôi tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học. (Theo Thanh Tịnh) Câu hỏi: Những điều gì gợi cho tác giả nhớ về buổi đầu đi học? Đề 6 CHA SẼ LUÔN Ở BÊN CON Một trận động đất lớn xảy ra. Chỉ trong vòng 4 phút, nó đã san bằng thành phố. Giữa cơn hỗn loạn đó, một người cha chạy vội đến trường học của con. Ông bàng hoàng, lặng đi vì ngôi trường chỉ còn là một đống gạch vụn. Rồi ông nhớ lại lời hứa với con: “Dù có chuyện gì xảy ra, cha cũng sẽ luôn ở bên con.” Ông cố nhớ lại vị trí lớp học của con, chạy đến đó và ra sức đào bới. Mọi người kéo ông ra và an ủi: - Muộn quá rồi! Bác không làm được gì nữa đâu! Nhưng với ai, ông cũng chỉ có một câu hỏi: ‘Bác có giúp tôi không?” rồi tiếp tục đào bới. Nhiều người bắt đầu đào bới cùng ông. Nhiều giờ trôi qua. Đến khi lật một mảng tường lớn lên, người cha bỗng nghe thấy tiếng con trai. Mừng quá, ông gọi to tên cậu bé. Có tiếng đáp lại: “cha ơi, con ở đây!”. Mọi người cùng ào đến. Bức tường đổ đã tạo ra một khoảng trống nhỏ nên bọn trẻ con sống. Theo báo Tuổi trẻ (Thanh Giang dịch) Câu hỏi: Vì sao người cha vẫn quyết tâm đào bới đống đổ nát khi mọi người cho rằng không còn hi vọng?
- Đề 7 PHÉP MÀU TRÊN SA MẠC Hầu hết diện tích I-xra-en là sa mạc và núi đá, khí hậu cực kì khắc nghiệt. Nhưng người I-xra-en đã biến sa mạc thành ruộng đồng xanh tốt bằng kĩ thuật tưới nhỏ giọt. Nhờ hệ thống đường ống gắn các đầu nhỏ giọt, nước và phân bón được cung cấp thường xuyên, giúp cây phát triển, phủ xanh sa mạc. Trên sa mạc, xen giữa những cánh đồng cà chua, anh đào, ô liu,… là những trang trại thủy sản lớn. I-xra-en, một đất nước phải tiết kiệm từng giọt nước, đã trở thành nơi xuất khẩu thủy sản. I-xra-en phát triển không chỉ bằng sự cần cù mà chủ yếu bằng trí óc sáng tạo. Nhờ vậy, thu nhập bình quân của nước này rất cao: Năm 2019, Ixra-en xếp thứ 32 thể giới về thu nhập bình quân. (Theo Chi Mai) Câu hỏi: Người dân I-xra-en đã biến sa mạc thành đồng ruộng xanh tốt bằng cách nào? Đề 8 MÙA XUÂN ĐÃ VỀ Sương mù tan dần. Mây như một đàn cừu tản đi và dưới bầu trời quang đãng, mùa xuân thực sự hiện ra. Mặt trời chói lọi mọc lên, nuốt dần lớp băng mỏng phủ trên mặt nước. Khắp nơi ấm áp, muôn loài trên mặt đất như hồi sinh. Cỏ non như những chiếc kim đâm tua tủa trên mặt đất. Những chồi cây sực nức mùi hương, căng phồng nhựa. Đàn ong bay lượn quanh những cây liễu tắm trong ánh nắng vàng tươi. Đàn chim Sơn ca cất tiếng hót thánh thót trên đồng cỏ nhung tơ và những ruộng rạ phủ bằng. Tít trên trời xanh, đàn sếu và ngỗng trời đang sải cánh bay. Chúng cất tiếng kêu mừng xuân. Lũ trẻ nhanh nhẹn chạy dọc theo con đường nhỏ. Tiếng nói vui vẻ của tốp phụ nữ vàng lên bên bờ đầm, nơi họ đang giặt vải. Và tiếng rìu của bác nông dân đang chữa lại cày bừa vang lên trong các sân nhà. Mùa xuân thực sự đã về. (Theo Lép Tôn-xtôi, Nhị Ca, Dương Tường dịch) Câu hỏi: Những hình ảnh nào được tác giả dùng để tả cảnh bầu trời mùa xuân?
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
4 p | 451 | 21
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
3 p | 277 | 9
-
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Xuân Lộc
6 p | 76 | 6
-
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Lê Quý Đôn
9 p | 138 | 5
-
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Đại Đồng
9 p | 75 | 4
-
Đề thi học kì 2 môn Khoa học lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Bình Thành 2
5 p | 90 | 4
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Tây Yên 1
5 p | 65 | 4
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học R'Lơm
5 p | 52 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Bình Thành 2
6 p | 68 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p | 249 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Khoa học lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân
4 p | 62 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Khoa học lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Phan Rí Cửa 6
5 p | 38 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Khoa học lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Đại Đồng
6 p | 108 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Xuân Lộc
5 p | 74 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 có đáp án - Sở GD&ĐT Hòa Bình
3 p | 62 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Hiến Thành
4 p | 41 | 1
-
Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p | 208 | 1
-
Đề thi học kì 2 môn Tin học lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Hòa Phú 2
5 p | 47 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn