Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Quang Phục
lượt xem 5
download
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Quang Phục là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các bạn học sinh đang ôn tập chuẩn bị cho kì thi học kì 2 sắp tới. Tham khảo đề thi để làm quen với cấu trúc đề thi và luyện tập nâng cao khả năng giải đề các bạn nhé. Chúc các bạn thi tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Quang Phục
- TRƯỜNG TIỂU HỌC QUANG PHỤC BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II Họ và tên: …………………………… MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 4 Lớp: 4A..… (Kiểm tra đọc) Năm học 2019 - 2020 (Thời gian làm bài: 30 phút) Đọc tiếng: Điểm Nhận xét của giáo viên GV chấm (Ký, ghi rõ họ ………………………………………… tên) Đọc hiểu: .………………………………………… ………………………………………… I. Đọc thành tiếng (3 điểm) Học sinh đọc một đoạn văn thuộc một trong các bài sau và trả lời 1 hoặc 2 câu hỏi về nội dung bài đọc do giáo viên nêu. 1. Đường đi Sa Pa (Đoạn từ “Buổi chiều … mùa thu.”, sách Tiếng Việt 4, tập 2, trang 102) 2. Dòng sông mặc áo (Đọc cả bài, sách Tiếng Việt 4, tập 2, trang118) 3. Ăng-co Vát (Đoạn từ “Toàn bộ … từ các ngách.”, sách Tiếng Việt 4, tập 2, trang 123) 4. Con chuồn chuồn nước (Đoạn từ “Rồi đột nhiên … ngược xuôi.”, sách Tiếng Việt 4, tập 2, trang 127) II. Đọc thầm và làm bài tập (7 điểm) * Đọc thầm bài văn sau: Ngụ ngôn về ngọn nến Một tối mất điện, ngọn nến được đem ra đặt ở giữa phòng. Người ta châm lửa cho ngọn nến và nến lung linh cháy sáng. Nến hân hoan nhận ra rằng ngọn lửa nhỏ nhoi của nó đã đem lại ánh sáng cho cả căn phòng. Mọi người đều trầm trồ: “Ồ, nến sáng quá, thật may, nếu không chúng ta sẽ chẳng nhìn thấy gì mất.”. Nghe thấy vậy, nến vui sướng dùng hết sức mình đẩy lui bóng tối xung quanh. Thế nhưng, những dòng sáp nóng đã bắt đầu chảy ra lăn dài theo thân nến. Nến thấy mình càng lúc càng ngắn lại. Đến khi chỉ còn một nửa, nến giật mình: “Chết mất, ta mà cứ cháy mãi thế này thì chẳng bao lâu sẽ tàn mất thôi. Tại sao ta phải thiệt thòi như vậy?”. Nghĩ rồi, nến nương theo một cơn gió thoảng để tắt phụt đi. Một sợi khói mỏng manh bay lên rồi nến im lìm. Mọi người trong phòng nhớn nhác bảo nhau: “Nến tắt mất rồi, tối quá, làm sao bây giờ?”. Ngọn nến mỉm cười tự mãn và hãnh diện vì tầm quan trọng của mình. Nhưng bỗng một người đề nghị: “Nến dễ bị gió thổi tắt lắm, để tôi đi tìm đèn dầu”. Mò mẫm trong
- bóng tối ít phút, người ta tìm được một chiếc đèn dầu. Đèn dầu được thắp lên còn ngọn nến cháy dở thì bị bỏ vào ngăn kéo tủ. Ngọn nến buồn thiu. Thế là từ nay nó sẽ bị nằm trong ngăn kéo, khó có dịp cháy sáng nữa. Nến chợt hiểu rằng hạnh phúc của nó là được cháy sáng vì mọi người, dù chỉ có thể cháy với ánh lửa nhỏ và dù sau đó nó sẽ tan chảy đi. Bởi vì nó là ngọn nến. (Theo nguồn Internet) *Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng (Từ câu 1 đến câu 9) và làm theo yêu cầu. 1. (0,5 điểm) Vì sao khi được đốt sáng, ngọn nến rất vui sướng? A. Vì khi đốt sáng, ngọn nến trở nên lung linh rất đẹp B. Vì ngọn nến thấy ngọn lửa nhỏ nhoi của nó đã đem ánh sáng cho cả nhà, nó thấy mình có ích C. Vì nó nhận ra mình có sức mạnh đẩy lùi, chiến thắng được cả bóng tối 2. (0,5 điểm) Vì sao ngọn nến lại nương theo gió để tắt đi không chiếu sáng nữa? A. Vì khi cháy bị nóng quá, nến đau không chịu đựng được B. Vì gió to, nến khó lòng chống chọi lại được C. Vì nến sợ mình sẽ cháy hết, sẽ chịu thiệt thòi 3. (0,5 điểm) Ngọn nến có kết cục như thế nào? A. Bị bỏ trong ngăn kéo, nằm buồn thiu, khó có dịp cháy sáng nữa B. Được cắm trên một chiếc bánh sinh nhật C. Được để trong hộp đồ khâu của bà dùng để chuốt cho săn chỉ 4. (0,5 điểm) Ngọn nến hiểu ra điều gì? A. Ánh sáng của nến không thể so được với ánh sáng của đèn dầu B. Là ngọn nến thì chỉ có thể được dùng khi mất điện C. Hạnh phúc là được cháy sáng, sống có ích cho mọi người, dù sau đó có thể sẽ tan chảy đi 5. (0,5 điểm) Câu: “Nến tắt mất rồi, tối quá, làm sao bây giờ?” thuộc loại câu nào? A. Câu kể B. Câu hỏi C. Câu cảm D. Câu khiến 6. (0,5 điểm) Trong câu: “Thế nhưng, những dòng sáp nóng đã bắt đầu chảy ra lăn dài theo thân nến.”, bộ phận nào là vị ngữ? A. đã bắt đầu chảy ra lăn dài theo thân nến B. chảy ra lăn dài theo thân nến C. lăn dài theo thân nến 7. (0,5 điểm) Từ “hạnh phúc” trong câu: “Nến chợt hiểu rằng hạnh phúc của nó là được cháy sáng vì mọi người.” thuộc từ loại nào? A. Danh từ B. Động từ C. Tính từ 8. (0,5 điểm) Dòng nào dưới đây gồm các từ trái nghĩa với từ “lạc quan”? A. tin tưởng, phấn khởi, hi vọng B. tin tưởng, chán đời, thất vọng C. rầu rĩ, bi quan, chán chường 9. (1 điểm) Nối ý bên trái với ý bên phải sao cho phù hợp.
- 1. Căn nhà trống vắng. a. Câu kể “Ai làm gì?”. 2. Ngày nhỏ, tôi là một búp non. b. Câu kể “Ai thế nào?”. 3. Bạn đừng giấu! c. Câu kể “Ai là gì?”. 4. Các thanh niên lên rừng làm rẫy. d. Câu cầu khiến. 10. (1 điểm) Qua câu chuyện trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân? ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. 11. (1 điểm) Thêm trạng ngữ vào chỗ trống để hoàn thiện các câu sau: a) Trạng ngữ chỉ địa điểm: .............................................................., nến đã được thắp lên. b) Trạng ngữ chỉ thời gian: ..................................................................., nến được thắp lên.
- ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4 Năm học 2019 - 2020 (KIỂM TRA VIẾT) Thời gian làm bài: 50 phút I. Chính tả (2 điểm): Nghe viết - 15 phút LÁ BÀNG Có những cây mùa nào cũng đẹp như cây bàng. Mùa xuân, lá bàng mới nảy trông như những ngọn lửa xanh. Sang hè, lá lên thật dày, ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích. Khi lá bàng ngả sang màu lục, ấy là mùa thu. Sang đến những ngày cuối đông, mùa của lá rụng, nó lại có vẻ đẹp riêng. Những lá bàng mùa đông đỏ như đồng ấy, tôi có thể nhìn cả ngày không chán. Năm nào tôi cũng chọn lấy mấy lá thật đẹp về phủ một lớp dầu mỏng, bày lên bàn viết. Bạn có biết nó gợi lên chất liệu gì không? Chất sơn mài. Đoàn Giỏi II. Tập làm văn (8 điểm) - 35 phút Học sinh chọn một trong hai đề sau: Đề 1: Gia đình em có nuôi một con vật, hãy tả con vật đó. Đề 2: Em đã từng được quan sát một con vật trong vườn thú, trong trang trại hay ở một nơi khác. Hãy tả con vật đó.
- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II – LỚP 4 (Kiểm tra đọc) Năm học 2019 - 2020 A/ KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm) I. Đọc thành tiếng: (3 điểm) - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm : 1 điểm + Giọng đọc bước đầu có biểu cảm (1 điểm) + Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm (0,5 điểm) + Giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm (0 điểm) - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng) : 1 điểm + Đọc sai 2 đến 4 tiếng (0,5 điểm) + Đọc quá 2 phút, sai trên 5 tiếng (0 điểm) - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc : 1 điểm + Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng (0,5 điểm) + Trả lời sai hoặc không trả lời được (0 điểm) Bài 1.Con chuồn chuồn nước (TV 4 tập 2 trang 127 ) 1. Chú chuồn chuồn nước được miêu tả bằng những hình ảnh so sánh nào? (Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng, cái đầu tròn và hai con mặt long lanh như thủy tinh. Thân chú nhỏ và thon dài như màu vàng của nắng mùa thu. Bốn cánh khẻ rung rung như đang còn phân vân) 2.Cách miêu tả chú chuồn bay có gì hay? (Tả rất đúng cách bay vọt lên của chuồn chuồn, tả theo cánh bay của chú chuồn chuồn nhờ thế tác giả kết hợp tả được một cách tự nhiên phong cảnh làng quê.) Bài 2. Đường đi Sa Pa (TV 4 tập 2 trang102 ) 1. Vì sao tác giả gọi Sa Pa là món quà tặng kì diệu của thiên nhiên? ( Vì phong cảnh ở Sa Pa rất đẹp. Vì sự đổi mùa một ngày ở Sa Pa lạ lùng, hiếm có). 2.Nêu nội dung từng đoạn của bài tập đọc Đoạn 1 : Phong cảnh đường lên SaPa Đoạn 2 : Phong cảnh một thị trấn trên đường lên SaPa Đoạn 3 : Cảnh đẹp SaPa Bài 3. Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất (TV 4 tập 2 trang 114) 1.Ma- gien - Lăng thực hiện cuộc thám hiểm với mục đích gì? ( Khám phá những con đường trên biển dẫn đến những vùng đất mới. ) 2/ Đoàn thám hiểm đã gặp những khó khăn gì dọc đường? ( Cạn thức ăn, hết nước ngọt, thủy thủ phải uống nứơc tiểu, ninh nhừ giày và thắt lưng da để ăn. Mỗi ngày có vài ba người chết phải ném xác xuống biển. Phải giao tranh với thổ dân.) Bài 4 . Ăng – co - Vát (TV 4 tập 2 trang 123) 1.Ăng co Vát được xây dựng ở đâu và từ bao giờ? ( Được xây dựng ở Căm – pu – chia từ đầu thế kỉ 12) 2.Khu đền chính đồ sộ như thế nào?
- (Khu đề chính gồm ba tầng với những ngọn tháp lớn, ba tầng hành lang dài gần 1500m . Có 398 gian phòng.) Bài 5. Vương quốc vắng nụ cười ( tiết 1) (TV 4 tập 2 trang133) 1.Tìm những chi tiết cho thấy cuộc sống ở vương quốc nọ rất buồn? ( Buổi sáng , mặt trời không muốn dậy…..trên những mái nhà.) 2.Nhà vua làm gì để thay đổi tình hình? ( Nhà vua đã cử một viên đại thần đi du học chyên về môn cười.) II. Đọc hiểu: (7 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Đáp án B C A C B A A C 1-b;2- c;3-d;4-a Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 1 điểm:mỗi ý đúng 0,25đ Câu 10: (1 diểm) HS nêu được các ý sau: - Không nên sống ích kỉ, ích kỉ là một thói xấu hay gặp và dễ mắc phải. Không nên chỉ vì cái ích kỉ của bản thân mà không nghĩ đến người khác vì đem lại hạnh phúc cho người khác cũng là mang lại hạnh phúc cho chính mình . - Dù ở vị trí nào chúng ta cũng phải biết cống hiến toàn bộ khả năng của mình để trở thành người sống có ích cho mọi người. Có như thế con người mới không hối tiếc vì đã sống hoài, sống phí. Câu 11: (1 điểm): HS đặt câu đúng yêu cầu, nội dung phù hợp mỗi phần được 0,5 điểm B/ PHẦN KIỂM TRA VIẾT (10 điểm) I. Chính tả (2 điểm) - Bài viết tốc độ đạt yêu cầu (0,25 điểm) - Chữ viết rõ ràng (0,25 điểm) - Viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ (0,25 điểm) - Trình bày đúng quy định (0,25 điểm) - Viết sạch, đẹp (0,25 điểm) - Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi) : 1điểm 2. Tập làm văn (8 điểm) Bài viết rõ bố cục, đủ 3 phần mở bài, thân bài, kết bài: 1 điểm * Mở bài: (1 điểm) giới thiệu được con vật em yêu thích * Thân bài: (4 điểm), trong đó:
- - Nội dung : + Tả ngoại hình: 1điểm + Tả các hoạt động: 1điểm - Kĩ năng : + Trình tự miêu tả hợp lí: 1 điểm + Diễn đạt câu trôi chảy 1 điểm * Kết bài: (1 điểm) Nêu được tình cảm…. Bài viết có sáng tạo, có hình ảnh (1 điểm) - Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, giáo viên vận dụng phù hợp để cho điểm học sinh * Bài được 7,5 -> 8 điểm (điểm giỏi) phải là bài văn hay, không mắc lỗi chính tả. (Nếu bài văn viết mắc từ 3 lỗi chính tả trở lên – không ghi điểm giỏi) Lưu ý: * Bài kiểm tra được giáo viên sửa lỗi, nhận xét, cho điểm theo thang 10 điểm, không cho điểm 0, không cho điểm thập phân - Khi chấm chính tả, GVcần gạch chân chữ viết sai. Lỗi do viết thiếu chữ GV ghi bổ sung các chữ còn thiếu bằng bút đỏ. - Khi chấm TLV, cần gạch chân hoặc ghi kí hiệu lỗi về câu, từ, CT… Dựa vào hướng dẫn chấm, giáo viên cần có lời nhận xét cả bài chính tả và TLV. Lời nhận xét cần để HS hiểu lí do mình bị trừ điểm. GV: Phạm Tuấn Anh Trường Tiểu học Quang Phục
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2018 có đáp án
25 p | 1606 | 57
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
4 p | 452 | 21
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án
2 p | 302 | 19
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
2 p | 511 | 17
-
Đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hoàn Thiện
3 p | 331 | 13
-
Đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2018 có đáp án - Đề số 2
9 p | 965 | 12
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
2 p | 696 | 9
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
3 p | 280 | 9
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Sặp Vạt
5 p | 74 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Phong Phú B
4 p | 68 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p | 250 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
4 p | 175 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Tam Hưng
4 p | 75 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Tân Hiệp
3 p | 92 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Số 2 Hoài Tân
6 p | 66 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân
6 p | 90 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p | 213 | 1
-
Đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 7 năm 2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
2 p | 134 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn