intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2021-2022 có đáp án - Trường Tiểu học Phú Hậu

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:14

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh đang chuẩn bị bước vào kì thi có thêm tài liệu ôn tập, TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn ‘Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2021-2022 có đáp án - Trường Tiểu học Phú Hậu’ để ôn tập nắm vững kiến thức. Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2021-2022 có đáp án - Trường Tiểu học Phú Hậu

  1. KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI NĂM HỌC 2021 – 2022 Trường : Tiểu học Phú Hậu Môn: Tiếng việt - Lớp 4 (Phần đọc) Lớp:.................................................... Thời gian: 70 phút (Không kể thời gian phát đề) Họ và tên:........................................... Điểm Nhận xét của giáo viên Giáo viên coi Giáo viên chấm A. Đọc hiểu: (7 điểm; Thời gian: 30 phút) Em hãy đọc kĩ bài đọc sau và trả lời bằng cách khoanh vào chữ cái A, B, C , D đứng trước ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi từ câu 1 đến câu 12 và thực hiện yêu cầu của câu 13. Thắng biển Mặt trời lên cao dần. Gió đã bắt đầu mạnh. Gió lên, nước biển càng dữ. Khoảng mênh mông ầm ĩ càng lan rộng mãi vào. Biển cả muốn nuốt tươi con đê mỏng manh như con mập đớp con cá chim nhỏ bé. Một tiếng ào dữ dội. Như một đàn cá voi lớn, sóng trào qua những cây vẹt cao nhất, vụt vào thân đê rào rào. Một cuộc vật lộn dữ dội diễn ra. Một bên là biển, là gió, trong một cơn giận dữ điên cuồng. Một bên là hàng ngàn người với hai bàn tay và những dụng cụ thô sơ, với tinh thần quyết tâm chống giữ. Một tiếng reo to nổi lên, rồi ầm ầm, hơn hai chục thanh niên cả nam lẫn nữ, mỗi người vác mỗi vác củi vẹt, nhảy xuống dòng nước đang cuốn dữ. Họ khoác vai nhau thành một sợi dây dài, lấy thân mình ngăn dòng nước mặn. Nước quật vào mặt,vào ngực, trào qua đầu hàng rào sống. Họ ngụp xuống, trồi lên, ngụp xuống. Trong đám thanh niên xung kích, có người ngã, có người ngạt. Nhưng những bàn tay khoác vai nhau vẫn cứng như sắt, và thân hình họ cột chặt lấy những cọc tre đóng chắc, dẻo như chão. Tóc dài các cô quấn chặt vào cổ các cậu con trai, hồ hôi như suối, hòa lẫn với nước chát mặn. Đám người không sợ chết đã cứu được quãng đê sống lại. Theo Chu Văn Câu 1: Cuộc chiến đấu giữa con người với cơn bão biển được miêu tả theo trình tự nào ? A. Biển đe dọa - Con người thắng biển - Biển trả thù. B. Biển đe dọa - Biển tấn công - Con người thắng biển. C. Biển tấn công - Biển đe dọa - Con người thắng biển. D. Con người thắng biển - Biển đe dọa - Biển trả thù. Câu 2: Bài đọc nói lên cuộc chiến diễn ra giữa ai ? A. Biển, gió và con người. B. Biển và con người. C. Biển, gió, nước và con người. D. Gió và con người. Câu 3: Bằng cách nào con người đã cứu được quãng đê không bị sóng cuốn trôi ? A. Bằng những tấm bê tông sắt thép. B. Bằng hàng rào cọc tre và dây chão. C. Lấy thân mình làm hàng rào sống. D. Bằng rừng cây vẹt ngập mặn.
  2. Câu 4: Hình ảnh nào dùng để so sánh nói lên sự đe dọa của cơn bão biển đối với con đê ? A. Con mập đớp con cá chim nhỏ bé. B. Khoảng mênh mông ầm ĩ. C. Một đàn cá voi lớn. D. Một cơn giận dữ điên cuồng. Câu 5: Dòng nào nói lên dự đe dọa của cơn bão biển ? A. Biển muốn nuốt tươi con đê mỏng manh. B. Biển phẳng lặng. C. Gió êm ả. D. Biển điên cuồng. Câu 6: Sóng biển trong cơn bão được ví với hình ảnh nào ? A. Như một đàn cá lớn. B. Như một đàn cá mập lớn. C. Như một đàn cá khổng lồ. D. Như một đàn cá voi lớn. Câu 7: Từ “chão” trong bài có nghĩa là: A. Dây bằng tre. B. Như một đàn cá mập lớn. C. Dây bằng len. D. Dây thừng to, rất bén. Câu 8: Từ nào sau đây trái nghĩa với từ dũng cảm ? A. nhanh nhẹn B. nhút nhát C. gan dạ D. mệt mỏi Câu 9: Câu: “ Họ khoác vai nhau thành một sợi dây dài.” thuộc dạng câu kể gì ? A. Ai làm gì? B. Ai là gì? C. Ai thế nào? D. Câu kể Câu 10: Trong câu: “Mới sáng sớm, Minh đã đến lớp để trực nhật” có trạng ngữ chỉ: A. Chỉ nơi chốn B. Chỉ thời gian C. Chỉ nguyên nhân D. Chỉ mục đích Câu 11: Trong câu: “Biển cả muốn nuốt tươi con đê mỏng manh.” có chủ ngữ là: A. Con đê B. Biển cả C. Biển cả muốn D. Mỏng manh Câu 12: Dòng nào sau đây viết đúng chính tả ? A. xinh xắn, băn khoăn, chim xáo. B. xin xắn, băng khoăng, chim sáo. C. xinh xắn, băn khoăn, chim sáo. D. xin xắng, băng khoăn, chim xáo. Câu 13: Em hãy đặt một câu kể có trạng ngữ chỉ thời gian và xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu đó. ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… B. Đọc thành tiếng: (3 điểm; thời gian: 40 phút) Mỗi học sinh đọc thành tiếng một đoạn và trả lời một câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên.
  3. Trường :............................................. KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI NĂM HỌC 2021 – 2022 Lớp:.................................................... Môn: Tiếng việt - Lớp 4 (Phần viết) Thời gian: 50 phút Họ và tên:........................................... (Không kể thời gian phát đề) Điểm Nhận xét của giáo viên Giáo viên coi Giáo viên chấm 1. Chính tả: (2 điểm) (Nghe - viết) - Thời gian làm bài: 15 phút 2. Tập làm văn: (8 điểm) - Thời gian làm bài: 35 phút Đề bài: Hãy tả một con vật (hoặc đồ vật, cây cối) mà em yêu thích.
  4. HƯỚNG DẪN KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CUỐI NĂM HỌC 2021-2022 MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4 (Giáo viên đọc kĩ hướng dẫn này trước khi tiến hành kiểm tra) Quy trình kiểm tra: KT viết → KT đọc hiểu → KT đọc thành tiếng I. Kiểm tra viết: (10 điểm) Tiến hành trong thời gian 45 phút 1. Chính tả: (2 điểm, thời gian: 15 phút) Giáo viên đọc to, rõ ràng cho HS viết bài chính tả sau đây: Đường đi Sa Pa Xe chúng tôi leo chênh vênh trên dốc cao của con đường xuyên tỉnh. Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo. Chúng tôi đang đi trên những thác trắng xoá tựa mây trời, những rừng cây âm âm, những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa. Tôi lim dim mắt ngắm mấy con ngựa đang ăn cỏ trong một vườn đào ven đường. Con đen huyền, con trắng tuyết, con đỏ son, chân dịu dàng, chùm đuôi cong lướt thướt liễu rủ. 2. Tập làm văn: (8 điểm) Tùy theo mức độ bài làm của học sinh để cho điểm: II. Kiểm tra đọc: (10 điểm) Tiến hành trong khoảng 75 phút 1. Đọc thầm và trả lời câu hỏi: (7 điểm; thời gian: 30 phút) - HS khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất, mỗi câu. 2. Đọc thành tiếng: (3 điểm) Mỗi HS đọc trong thời gian khoảng 1 phút. a) Nội dung và cách kiểm tra: Yêu cầu học sinh bốc thăm và đọc thành tiếng một đoạn trong số các bài sau, trả lời một câu hỏi nội dung có liên quan đến đoạn đọc. 1. Đường đi Sa Pa Tiếng Việt 4 tập 2 trang 102 2. Ăng-co-Vát Tiếng Việt 4 tập 2 trang 123 3. Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất Tiếng Việt 4 tập 2 trang 114 b) Đánh giá, cho điểm theo các yêu cầu sau: - Đọc đúng tiếng, từ, ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm, - Tốc độ đọc đạt yêu cầu 90 chữ /1 phút: 1 điểm - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm. ------------------------------------------------------------------------------ * Lưu ý: - Bài kiểm tra định kì được giáo viên sửa lỗi, nhận xét những ưu điểm và góp ý những hạn chế. Bài kiểm tra cho điểm theo thang điểm 10, không cho điểm 0 và điểm thập phân. Điểm kiểm tra định kì môn Tiếng Việt là điểm trung bình cộng của hai bài kiểm tra Đọc và Viết (làm tròn 0,5 thành 1).
  5. KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI NĂM HỌC 2021 – 2022 ĐÁP ÁN MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4 I. Kiểm tra viết: (10 điểm) 1. Chính tả: (2 điểm) a) Bài chính tả: Đường đi Sa Pa Xe chúng tôi leo chênh vênh trên dốc cao của con đường xuyên tỉnh. Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo. Chúng tôi đang đi trên những thác trắng xoá tựa mây trời, những rừng cây âm âm, những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa. Tôi lim dim mắt ngắm mấy con ngựa đang ăn cỏ trong một vườn đào ven đường. Con đen huyền, con trắng tuyết, con đỏ son, chân dịu dàng, chùm đuôi cong lướt thướt liễu rủ. b) Cách đánh giá cho điểm: - Tốc độ đạt yêu cầu, chữ viết rõ ràng, đúng kiểu chữ, không mắc quá 5 lỗi : 2 điểm - Nếu mắc quá 6-8 lỗi: 1,5 điểm; mắc 8-10 lỗi: 1 điểm; trên mười lỗi: 0,5 điểm * Các lỗi sai giống nhau chỉ tính 1 lần 2. Tập làm văn: (8 điểm) Tùy theo mức độ bài làm của học sinh để cho điểm: Phần mở bài: (1 điểm) - Giới thiệu được con vật ( đồ vật, cây cối) cần tả. Phần thân bài: (5 điểm) - Tả hình dáng loài vật (tả bao quát, chi tiết đồ vật, cây cối) cần tả (3 điểm) - Tả thói quen sinh hoạt và một vài hoạt động chính của con vật (công dụng, lợi ích của đồ vật, cây cối) (2 điểm) Phần kết bài: (1 điểm) - Nêu được tình cảm của mình với con vật (đồ vật, cây cối) Về ngữ pháp, cách trình bày, dùng từ (1 điểm): có sử dụng hình ảnh so sánh..... Lạc đề: 1 điểm II. Kiểm tra đọc: (10 điểm) 1. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm) Học sinh khoanh tròn vào chữ cái trước ý đúng nhất. *Từ câu 1 đến câu 12 mỗi câu 0,5 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án B B C A A D D B A B B C Câu 13: - Đặt câu đúng với yêu cầu. (0,5 điểm) - Phân tích đúng cấu tạo của câu đó. (0,5 điểm) 2. Đọc thành tiếng: (3 điểm)
  6. - Đọc đúng tiếng, từ, ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm, - Tốc độ đọc đạt yêu cầu 90 chữ /1 phút: 1 điểm - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm. * Lưu ý: - Bài kiểm tra định kì được giáo viên sửa lỗi, nhận xét những ưu điểm và góp ý những hạn chế. - Bài kiểm tra cho điểm theo thang điểm 10, không cho điểm 0 và điểm thập phân. Điểm kiểm tra định kì môn Tiếng Việt là điểm trung bình cộng của hai bài kiểm tra Đọc và Viết (làm tròn 0,5 thành 1)
  7. Trường :............................................. KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI NĂM HỌC 2021 – 2022 Lớp:.................................................... Môn: Khoa học - Lớp 4 Thời gian: 40 phút Họ và tên:........................................... (Không kể thời gian phát đề) Điểm Nhận xét của giáo viên Giáo viên coi Giáo viên chấm I. Phần trắc nghiệm: (5 điểm) Em hãy chọn và khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất cho mỗi câu sau: Câu 1: Nhiệt độ của cơ thể người khỏe mạnh là bao nhiêu độ C? A. 370 C B. 380 C C. 390 C Câu 2: Câu nào sau đây thể hiện đúng tính chất của nước? A. Trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định. B. Trong suốt, có màu, có mùi, có vị, có hình dạng nhất định. C. Trong suốt, không màu, không mùi, không vị. Câu 3: Vật nào sau đây có thể ngăn ánh sáng truyền qua? A. Kính B. Miếng gỗ C. Túi ni-lông trắng Câu 4: Âm thanh truyền qua được môi trường nào? A. Không khí B. Chất lỏng, chất rắn, không khí C. Chất lỏng Câu 5: Câu nào sau đây thể hiện không đúng tính chất của không khí? A. Trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định. B. Trong suốt, không màu, không mùi, không vị. C. Không khí không thể bị nén lại hoặc giãn ra. Câu 6: Vật nào sau đây là vật cách nhiệt? A. Bông B. Dây đồng C. Thanh sắt Câu 7: Thành phần chính của không khí: A. Ô-xi, Các-bô-níc B. Ô-xi, ni-tơ C. Ni-tơ, Các-bô-níc Câu 8: Trong quá trình trao đổi chất, thực vật hấp thụ nước và thải ra : A. Nước B. Các chất cặn bã C. Hơi nước Câu 9: Thức ăn của động vật là: A. Thực vật hoặc động vật. B. Thực vật C. Động vật Câu 10: Trong quá trình trao đổi chất, động vật lấy vào khí gì để thải ra khí Các-bô-níc? A. Khí Các-bô-níc B. Khí Ni-tơ C. Khí Ô-xi II. Phần tự luận: (5 điểm) Câu 1: (1 điểm) Theo em trồng nhiều cây xanh để là gì?
  8. ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………… …………………….............................................…………………........................... …………………………………………………………………………………….. Câu 2: (2 điểm) Điền vào sơ đồ trao đổi chất ở động vật: Hấp thụ Thải ra Khí………………………… Khí………………………… …………………………….. …………………………….. . …………………………… Động . …………………………… …………………………….. vật …………………………….. . …………………………… . …………………………… …………………………….. …………………………….. Câu 3: (2 điểm) Em hãy nêu 4 việc cần làm để góp phần bảo vệ môi trường. ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………… ……………………………………………………………………………………………………… …………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………
  9. ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………… KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI NĂM HỌC 2021 – 2022 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN KHOA HỌC LỚP 4 1. Phần trắc nghiệm: (5 điểm) Khoanh đúng mỗi câu được 0,5 điểm. 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 A A B B C A B C A C 2. Phần tự luận: (5 điểm) Câu 1: (1 điểm) Nêu đúng được 1 điểm. Trồng nhiều cây xanh để điều hoà không khí, giúp không khí trong lành. (0,5 điểm) Tạo ra nhiều khí ô – xi giúp con người và động vật hô hấp. (0,5 điểm) Câu 2: (2 điểm) Hoàn thành đúng sơ đồ được 2 điểm. Hấp thụ Thải ra Khí Ô-xi (0,25đ) Khí các-bô-níc (0,25đ) Nước (0,25đ) Nước tiểu (0,25đ) Động vật Các chất hữu cơ có trong thức ăn (lấy từ động vật hoặc Các chất thải (0,5đ) thực vật) (0,5đ) Câu 3: (2 điểm) Học sinh có thể nêu nhiều hơn 4 ý. Mỗi ý được 0,5 điểm. Gợi ý: - Không xả rác, chất thải xuống sông, hồ, ao,…
  10. - Không chặt phá cây và săn bắt động vật. - Không phun thuốc hóa học trong trồng trọt. - Không đánh bắt cá bằng điện. - Nên trồng cây phủ xanh đồi trọc. - Vẽ tranh tuyên truyền bảo vệ môi trường,… Lưu ý: Điểm toàn bài là điểm nguyên và làm tròn theo quy định. ...................................................................... Trường :............................................. KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI NĂM HỌC 2021 – 2022 Lớp:.................................................... Môn: Lịch sử và Địa lí - Lớp 4 Thời gian: 40 phút Họ và tên:........................................... (Không kể thời gian phát đề) Điểm Nhận xét của giáo viên Giáo viên coi Giáo viên chấm A. PHẦN LỊCH SỬ: (5 điểm) I. Trắc nghiệm: (2 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất. Câu 1: Tại Ải Chi Lăng, Lê Lợi đã đánh thắng quân: A. Quân Minh B. Quân Hán C. Quân Thanh Câu 2: Nguyễn Huệ lên ngôi vua lấy hiệu là: A. Nguyễn Lữ B. Quang Trung C. Lê Thánh Tông Câu 3: Nhà Nguyễn ra đời năm nào? A. 1208 B. 1028 C. 1802 Câu 4: Thời Nhà Nguyễn, kinh đô được đóng ở đâu? A. Phú Xuân (Hà Nội) B. Phú Xuân (Huế) C. Phú Xuân (Đà Nẵng) II. Tự luận: (3 điểm) Câu 1: (1 điểm) Em hãy kể tên 4 vị anh hùng trong chương trình lịch sử lớp 4. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. Câu 2: (2 điểm) Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào?
  11. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. B. PHẦN ĐỊA LÍ. (5 điểm) I. Trắc nghiệm: (3 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất. Câu 1: Đồng bằng Nam Bộ nằm ở phía nào nước ta? A. Nam B. Bắc C. Trung Câu 2: Người dân ở Đồng bằng Nam Bộ chủ yếu là dân tộc nào? A. Kinh, Khơ-me, Chăm. B. Dao, Ê-đê, Ba-na. C. Kinh, Khơ-me, Chăm, Hoa. Câu 3: Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở đồng bằng nào của nước ta? A. Đồng bằng Bắc Bộ. B. Đồng bằng Nam Bộ. C. Đồng bằng duyên hải miền Trung. Câu 4: Đồng bằng duyên hải miền Trung có địa hình: A. Đồng bằng nhỏ hẹp, xếp chồng nhau như bát úp. B. Đồng bằng nhỏ hẹp với nhiều cồn cát và đầm phá. C. Đồng bằng rộng lớn với nhiều cồn cát và đầm phá. Câu 5: Đồng bằng duyên hải miền Trung nhỏ hẹp vì: A. Vì núi lan ra sát biển, sông ngắn, ít phu sa bồi đắp cho đồng bằng. B. Vì núi cao, hệ thống sông ngòi dày đặt. C. Vì núi lan ra sát biển, có nhiều phù sa bồi đắp. Câu 6: Các quần đảo ở biển Đông nước ta là: A. Quần đảo Trường Sa, Quần đảo cát Bà, quần đảo Hoàng Sa. B. Quần đảo Trường Sa, quần đảo Phú Quốc, quần đảo Cát Bà. C. Quần đảo Hoàng Sa, Quần đảo Trường Sa. II. Tự luận: (2 điểm)
  12. Câu 1: (2 điểm) Vì sao đồng bằng Nam Bộ trở thành vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước? ………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………….………… …………………………………………………………………………………….………… KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI NĂM HỌC 2021 – 2022 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN LỊCH SỬ - ĐỊA LÍ LỚP 4 Phần trắc nghiệm : Mỗi câu khoanh đúng được 0,5 điểm Địa lý Lịch sử Câu 1 2 3 4 5 6 1 2 3 4 Đáp án A C B B A C A B C B Phần tự luận: 1. Lịch sử: Câu 1: (1 điểm) Mỗi ý đúng được 0, 25 điểm. Các vị anh hùng trong chương trình lịch sử lớp 4 em đã học: Gợi ý: Vua Nguyễn Ánh, vua Quang Trung, vua Lê Thánh Tông, Vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi), vua Lý Thái Tổ, vua Lý Thái Tông, vua Lý Nhân Tông,… Câu 2: (2 điểm) Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh: Sau khi vua Quang Trung mất, triều đại Tây Sơn suy yếu dần, lợi dụng thời cơ đó, Nguyễn Ánh đã huy động lực lượng tấn công. Năm 1802, triều đại Tây Sơn bị lật đổ, Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế lấy niên hiệu là Gia Long, đóng đô ở Phú Xuân (Huế). 2. Địa lí: Câu 1: (2 điểm) Học sinh trả lời đầy đủ ý được 2 điểm. Thiếu ý nào trừ theo thang điểm. - Nhờ có đất phù sa màu mở (0,75 điểm)
  13. - Khí hậu nóng ẩm (0,5 điểm) - Người dân cần cù lao động (0,75 điểm) (Lưu ý: Điểm toàn bài là điểm nguyên và được làm tròn theo quy định)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0