Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2023-2024 - Trường TH&THCS Lý Thường Kiệt, Hiệp Đức
lượt xem 2
download
Việc ôn tập và hệ thống kiến thức với ‘Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2023-2024 - Trường TH&THCS Lý Thường Kiệt, Hiệp Đức’ được chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn nắm vững các phương pháp giải bài tập hiệu quả và rèn luyện kỹ năng giải đề thi nhanh và chính xác để chuẩn bị tốt nhất cho kì thi sắp diễ ra.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2023-2024 - Trường TH&THCS Lý Thường Kiệt, Hiệp Đức
- PHÒNG GD&ĐT HIỆP ĐỨC MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II TRƯỜNG TH&THCS LÝ THƯỜNG KIỆT MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 4 NĂM HỌC 2023-2024 Thời gian: 80 phút (không kể thời gian giao đề) Mạch Mức Mức Mức TT Tổng kiến 1 2 3 thức TL kĩ TN TL TN TL TN TL TNTL% năng 1 Đọc Số 4 2 1 6 hiểu câu 1 văn bản: Câu 1,2,3, 1,2,3, 5,6 7 - số 4 4,5,6 7 Nhận biết Số 2đ 2đ 1đ 4đ 1đ được điểm một 50% số chi tiết và nội dung chính của văn bản. - Dựa vào gợi ý hiểu được điều tác giả muốn nói qua văn bản. - Nhận
- biết được đặc điểm của nhân vật thể hiện qua hình dáng, điệu bộ, hành động, lời 2 Kiến Số 1 1 1 1 3 1 thức câu tiếng Câu 8,9,1 Việt: 8 10 9 11 11 số 0 - Số 1đ 1đ 0,5đ 0,5đ 2,5đ Cách điểm viết tên 0,5đ 30% cơ quan, tổ chức. -
- Công dụng của dấu gạch ngan g, dấu ngoặ c đơn, ngoặ c kép. - Lựa chọn từ ngữ điền vào Tổng 2 số 5 3 1 2 9 câu Tổng 1,5đ số 3đ 3đ 2đ 6,5đ điểm
- Tỉ lệ 37,5% 37,5% 25% 100 % Ngày ….. tháng …... năm 2024 TRƯỜNG BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II TH&THCS LÝ NĂM HỌC: 2023-2024 THƯỜNG KIỆT MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 4 Họ và tên: Thời gian: 80 phút (KKTGGĐ) …………………… ..…………….. Lớp: …………………… …………………… Điểm Nhận xét: Chữ kí GT Chữ kí GK …………………… …………………… …………………… ………..……. ……………….. …………………… ……….. …………………… ……. …………………… ……………..…….. …………………… …………………… ……………. Bằng số Bằng chữ A. BÀI KIỂM TRA ĐỌC 1. Đọc thành tiếng (2 điểm) GV cho học sinh bắt thăm đọc một đoạn văn bản trong các phiếu đọc. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS. Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời. 2. Đọc thầm và làm bài tập (8 điểm) (Thời gian 35 phút) CHIM KHUYÊN NON MUỐN BAY
- Những ngày nằm chờ cho lông cánh, lông đuôi mọc đủ, hai chú chim khuyên khao khát được bay để ngắm vòm trời xanh ngắt, ngắm thảm cỏ mịn màng, nhìn ra nơi mịt mù xa xa kia biết bao nhiêu là thứ lạ lùng. Chim anh nở trước, được mẹ dìu rời tổ trước. Khi về nghe chim anh kể, chim em cứ rộn cả lên: - Mẹ ơi! Mai mẹ cho con đi với nhé! - Con chưa đủ sức bay đâu. Đợi một hai hôm nữa. Chim em cho rằng mẹ cưng anh hơn. Đợi lúc mẹ và anh bay đi rồi, chim em gắng dùng đôi cánh còn run run bám vào miệng tổ, kiễng chân lấy đà nhướn ra ngoài. Vì chưa học cách rời tổ, chim em bị ngã. May sao, dưới gốc cây có lớp lá mục, chim em không bị thương nhưng cũng hết cả hồn vía. Chim em đứng lên rũ cánh, định bay trở về tổ. Nhưng buồn quá, chú ta chỉ bốc mình lên khỏi mặt đất được một đoạn ngắn thì lại rơi bịch xuống đất. Cứ thế, chim em vừa rên rỉ vừa nhảy chuyền quanh gốc cây, không bay về tổ được. Chim em sợ quá vội chui vào một lùm cây gần đấy chờ mẹ về. Chờ mãi, chờ mãi, chim em ngủ thiếp đi lúc nào không biết nữa. Bỗng có tiếng gọi, chim em mở choàng mắt, thì ra là mẹ. Chim em vừa khóc vừa kể cho mẹ nghe. Chim mẹ phẩy những hạt đất cát, vụn lá bám trên mình chim em và dặn: - Con đừng dại dột như thế nữa nhé! Chim em ngoan ngoãn rúc vào cánh mẹ thay cho lời vâng ạ. Chim anh cũng ôm lấy em rồi cùng mẹ dìu em lên tổ. (Theo Phong Thu) Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất (câu 1, 2, 3, 4, 5, 6) Câu 1: (0,5 điểm) Những ngày nằm chờ đủ lông đủ cánh, hai chú chim khuyên non khao khát điều gì? A. Được mẹ cưng hơn. B. Được xuống mặt đất. C. Được chuyền quanh gốc. D. Được bay đi khám phá những điều mới lạ. Câu 2: (0,5 điểm) Chuyện gì đã xảy ra với chim em khi nó tự ý rời tổ? A. Chim em bị ngã xuống đất. B. Chim em bị thương. C. Chim em bị mẹ quở trách. D. Chim em bị rơi xuống vực. Câu 3: (0,5 điểm) Chim em đã làm gì sau khi bị ngã? A. Đứng lên rũ cánh tiếp tục bay đi tìm mẹ. B. Bốc mình lên khỏi mặt đất chạy đi tìm mẹ. C. Nằm im tại một chỗ chờ mẹ về. D. Chui vào một gốc cây gần đó chờ mẹ về rồi ngủ thiếp đi. Câu 4: (0,5 điểm) Lúc gặp lại mẹ, chim em làm gì? A. Mở choàng mắt ra và chạy trốn mẹ.
- B. Vừa khóc vừa kể cho mẹ nghe, ngoan ngoãn rúc vào cánh mẹ. C. Mắng trách mẹ vì không cho con đi cùng nên mới bị ngã. D. Phẩy những hạt đất cát, vụn lá bám trên mình. Câu 5: (1 điểm) Vì sao chim anh được mẹ dìu rời tổ trước để tập bay? A. Vì chim anh nở trước, cứng cáp hơn chim em. B. Vì chim anh ngoan hơn, biết nghe lời mẹ. C. Vì chim anh được mẹ cưng hơn, yêu hơn D. Vì chim anh muốn được tự lập, tự do đi kiếm ăn hơn. Câu 6: (1 điểm) Câu chuyện mang đến cho chúng ta một thông điệp, ý nghĩa về điều gì? A. Sự trưởng thành. B. Sự thông minh. C. Sự dũng cảm. D. Tình đoàn kết. Câu 7: (1 điểm) Câu chuyện trên muốn nhắn nhủ chúng ta điều gì? Câu 8: (1 điểm) Đúng ghi Đ, sai ghi S vào dòng viết tên cơ quan, tổ chức: Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh. Nhà văn hóa Thiếu nhi Quảng Nam. Nhà văn hóa Thiếu Nhi Quảng Nam. Câu 9: (0,5 điểm) Lựa chọn từ ngữ trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống trong câu văn miêu tả dưới đây: (mịt mù, vi vu, ầm ầm, ào ào) Mùa xuân dịu dàng đến mang theo những cơn gió ……………….. trên đồng cỏ. Câu 10: (1 điểm) Nối các câu văn ở cột A với tác dụng ở cột B cho tương ứng: A B 1. Một bữa Pa-xcan đi đâu về khuya, thấy a. Chú thích đây là lời 2. “Những dãy tính cộng hàng ngàn con b. Chú thích bố của 3. “Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn” là c. Đánh dấu phần chú 4. Lí Bạch (701 – 762) nhà thơ nổi tiếng d. Đánh dấu tên tác Câu 11: (0,5 điểm) Em hãy xác định các thành phần câu và ghi “TN” dưới trạng ngữ, “CN” dưới chủ ngữ, “VN” dưới vị ngữ: a) Mặt trời vừa mọc, các bác nông dân đã ra đồng làm việc.
- ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... b) Vào giờ kiểm tra, bút của Mai chẳng may bị hỏng. ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... B. BÀI KIỂM TRA VIẾT Tập làm văn: (10 điểm) – Thời gian: 35 phút Đề: Viết bài văn miêu tả một cây ăn quả hoặc một cây bóng mát mà em thích.
- PHÒNG GD&ĐT HIỆP ĐỨC HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI KÌ II TRƯỜNG TH&THCS LÝ THƯỜNG KIỆT MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 4 NĂM HỌC 2023-2024 A. KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm. 1. Hướng dẫn kiểm tra đọc thành tiếng: 2 điểm - GV kiểm tra đọc đối với từng học sinh qua các bài tập đọc - Mỗi HS đọc 1 đoạn văn khoảng 80 tiếng, sau đó trả lời câu hỏi về nội dung bài - Cách cho điểm như sau : * Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 0,5 điểm * Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa, đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 0,5 điểm * Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm Trả lời chưa đầy đủ hoặc diễn đạt chưa rõ ràng : 0,5 điểm Trả lời sai hoặc không trả lời được : 0 điểm 3. Đọc hiểu: (8 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 8 10 B 1-b; 2-a ; Đáp án D A D A A Đ-S-Đ-S 3-d ;4-c Điểm 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 1đ 1đ 1đ 1đ Câu 7: (1 điểm) Học sinh diễn đạt theo sự hiểu biết của mình. Tuỳ cách diễn đạt mà GV ghi điểm cho phù hợp Ví dụ: Không nên tị nạnh với anh chị em trong nhà. Muốn làm tốt một việc nào đó, cần phải tập luyện nhiều. Liều lĩnh, bỏ qua lời khuyên của cha mẹ, sẽ có ngày gặp nguy hiểm. Câu 9: (0,5 điểm) HS điền đúng (0.5 điểm) Mùa xuân dịu dàng đến mang theo những cơn gió vi vu trên đồng cỏ. Câu 11: (0,5 điểm) Học sinh xác định câu đúng yêu cầu, đủ thành phần a) Mặt trời vừa mọc/, các bác nông dân/ đã ra đồng làm việc. (0.25 điểm) TN CN VN b) Vào giờ kiểm tra,/ bút của Mai/ chẳng may bị hỏng. (0.25 điểm) TN CN VN B. BÀI KIỂM TRA VIẾT: 1. Tập làm văn (10 điểm) (35 phút) Những yêu cầu chính của đề: Thể loại: Văn miêu tả Nội dung: Tả một cây ăn quả hoặc một cây bóng mát mà em thích. Lưu ý: Giáo viên chấm điểm phù hợp với mức độ thể hiện trong bài làm của học sinh; khuyến khích những bài làm thể hiện sự sáng tạo, có kĩ năng làm bài văn
- miêu tả. Trong quá trình chấm, GV ghi nhận và sửa lỗi cụ thể, giúp HS nhận biết những lỗi mình mắc phải và biết cách sửa các lỗi đó để có thể tự rút ra kinh nghiệm cho các bài làm tiếp theo. Nội dung Mức Tiêu chí đánh giá điểm - Trình bày bố cục rõ ràng, có đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài Hình thức 1đ - Trình bày đúng yêu cầu của một bài văn thuộc thể loại văn tả - Bài viết ít gạch xoá Mở bài 1đ - Giới thiệu được loại cây định tả. (1-2 câu) 1đ - Tả bao quát được loại cây đó (3-4 câu) Thân bài (10-12 câu) 1đ - Tả chi tiết, từng bộ phận của cây đó (3-5 câu) 1đ - Tả theo từng thời kì phát triển của cây đó (3-4 câu) Kết bài - Nêu được tình cảm, suy nghĩ, nhận xét của bản thân đối với 1đ (2 câu) loại cây đó.
- Nội dung Mức Tiêu chí đánh giá điểm Kĩ năng viết chữ (1đ), viết đúng chính tả (1đ). - Sai 5-10 lỗi chính tả trừ 0,5đ 2đ - Sai từ 11 lỗi trở lên trừ 1đ - Viết chữ không rõ ràng trừ từ 0.5đ – 1đ Dùng từ, đặt câu bao gồm: - Dùng từ, đặt câu: viết câu đúng ngữ pháp, đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ, dấu câu … - Dùng từ đúng ngữ cảnh Kỹ năng 1đ - Diễn đạt câu chính xác, thể hiện ý rõ ràng. diễn đạt - Viết câu mạch lạc, đúng ngữ pháp, lời văn diễn đạt tự nhiên, (4đ) sinh động, lôi cuốn. - Bố cục rõ ràng; các phần cân đối; phù hợp với yêu cầu về kiểu, loại văn miêu tả. Tính sáng tạo - Lời văn tự nhiên, tình cảm chân thật, diễn đạt câu trôi chảy, câu văn giàu cảm xúc, có hình ảnh. 1đ - Từ ngữ thể hiện ý rõ ràng, sử dụng biện pháp so sánh, nhân hoá, kết hợp nêu đặc điểm, hoạt động của các sự vật có liên quan. Nêu được những lợi ích, công dụng tính hiệu quả của cây đó.
- PHÒNG GD&ĐT HIỆP ĐỨC ĐỀ KIỂM TRA ĐỌC TIẾNG CUỐI HỌC KÌ II TRƯỜNG TH&THCS LÝ THƯỜNG KIỆT MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 4 NĂM HỌC 2023-2024 GV cho học sinh bắt thăm đọc một đoạn văn bản trong các phiếu đọc. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS. Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt một câu hỏi để học sinh trả lời. Đề 1: NGƯỜI THIẾU NIÊN ANH HÙNG Năm 1964, chiến tranh tiếp tục diễn ra ác liệt. Nguyễn Bá Ngọc và các bạn phải đi học trong cảnh sơ tán dưới hầm. Ngày 04 tháng 4 năm 1965, máy bay địch ném bom, bắn phá xã Quang Trung, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa. Lúc ấy, người lớn đã ra đồng làm việc, ở nhà chỉ còn trẻ con. Nghe tiếng máy bay, Ngọc vội chạy xuống hầm. Bỗng, Ngọc nghe thấy tiếng khóc thét bên nhà hàng xóm. Ngọc nhào lên, chạy sang nhà Khương thì thấy bạn của mình đã chết vì trúng bom. Các em của Khương đang kêu khóc. Không ngần ngừ, Ngọc ôm em Oong bé nhất đưa về hầm nhà mình trú ẩn. Thấy bom đạn vẫn tiếp tục dội xuống, một lần nữa Ngọc chui lên vừa bế, vừa dìu hai em Đơ, Toanh xuống hầm. Cứu được ba em nhỏ rồi, Ngọc mới biết mình bị thương. Mặc dù được đưa đi cấp cứu nhưng do vết thương quá nặng, Ngọc đã hi sinh. Năm ấy, em mới mười bốn tuổi. Trung Kiên kể Câu 1: Vì sao Nguyễn Bá Ngọc và các bạn phải đi học trong cảnh sơ tán? Câu 2: Kể những việc làm của Nguyễn Bá Ngọc khi nghe thấy tiếng khóc thét bên nhà hàng xóm. Đề 2: NHŨNG NGÀY HÈ TƯƠI ĐẸP Cuối cùng, kì nghỉ hè của tớ cũng khép lại. Tớ đã chuẩn bị sẵn sàng trở lại thành phố để bước vào năm học mới, vậy mà lúc chia tay, tớ cứ tiếc những ngày ở quê trôi nhanh quá. Sáng đó, như bao buổi sáng khác ở làng, trời lấp lánh nắng. Ông bà ôm tớ và nói: “Hè năm sau, anh em cháu nhớ về nhé!”. Tớ “dạ” thật to, không quên nhờ ông bà đặc biệt để ý đến con lợn út. Cô Lâm nói không cần đợi đến năm sau, cuối năm về dự đám cưới của cô với chú Khang. Khi ấy, chắc lợn út của tớ đã lớn tướng rồi. Ông bà cùng cô Lâm bịn rịn tiễn bố mẹ và anh em tớ ra đầu ngõ. Vừa lúc hội bạn ở làng ùa đến. Đứa nào cũng cầm trên tay một thứ gì đó. - Cậu tặng chúng tớ cuốn “Từ điển tiếng Việt” rồi, đây là quà, để cậu nhớ về chúng tớ. – Điệp nói thế, sau khi chìa cho tớ cây cỏ chọi gà lớn chưa từng thấy.
- Thằng Văn cho tớ hòn bi ve đẹp nhất, quý nhất của nó. Thằng Lê cho tớ hòn đá hình siêu nhân nhặt ở bờ suối, trước giờ vẫn được nó giữ như báu vật. Sau cùng là Tuyết, nó cho tớ chồng bánh đa chưa nướng, dặn lên phố nướng ăn để nhớ mà về chơi với nhau. Tớ chào các bạn và hứa sẽ nhớ việc tập hợp sách để gửi về làm tủ sách ở đình làng. Trên xe ô tô, lần lượt ngôi nhà của ông bà, con đường làng tớ vẫn gọi là đường thơm, và cánh đồng nữa, trôi dần về phía sau. Tớ mở to mắt, nhìn, rồi tưởng tượng về mùa hè năm sau… Văn Thành Lê Câu 1: Kết thúc kì nghỉ hè ở quê, bạn nhỏ tiếc điều gì? Câu 2: Những chi tiết nào cho thấy ông bà và cô Lâm rất yêu quý con cháu? Đề 3: NHỮNG GIAI ĐIỆU GIÓ Năm lên bảy tuổi, bố tặng tôi một chiếc chuông gió. Những quả chuông sứ ngời lên lớp men bóng với hoa văn ngộ nghĩnh, vui tươi. Bố lắc nhẹ cho tôi nghe. Tiếng chuông gió lanh canh, trong trẻo như giọng cười. Tôi ngẩn ngơ trước vẻ yểu điệu của những quả chuông nhỏ xinh đung đưa trên những sợi dây cước mảnh mai. Nó có gì đó thật trong sáng và cũng rất mộng mơ. Và tôi bắt đầu sưu tập chuông gió. Chiếc chuông gió thứ hai tôi được tặng làm bằng thuỷ tinh trang trí hình cỏ hoa có năm cánh lá xinh đẹp. Những dây chỉ nhỏ treo thanh đồng vào lòng quả chuông tạo nên thứ âm thanh trong vắt, mỏng tang. Năm mười tuổi, tôi có một bộ sưu tập chuông gió đến từ nhiều địa điểm khác nhau, nhiều người khác nhau. Tôi yêu tiếng chuông gió, yêu tình cảm của mọi người gửi cho mình qua những chiếc chuông... Mỗi buổi sáng cuối tuần, tôi say ngắm những chiếc chuông rung trong gió với niềm mong mỏi thiết tha: Mỗi chiếc chuông nhỏ ấy sẽ ngân rung những âm thanh và giai điệu của gió, của ước mơ, của hi vọng và sự tin tưởng vào một tương lai tươi sáng... Đan Thi Câu 1: Chiếc chuông gió bố tặng bạn nhỏ năm lên bảy tuổi được tả bằng những hình ảnh, âm thanh nào? Câu 2: Chiếc chuông gió thứ hai bạn nhỏ được tặng có gì đẹp? Đề 4: HAI NGƯỜI BẠN Tôi và Hồng Hoa ngày càng thân nhau hơn. Những buổi chiều không đi học, cô bạn hàng xóm thường sang nhà tôi chơi.
- Tôi bê cả chồng sách ra vườn và chúng tôi nằm lăn trên bãi cỏ, mỗi đứa một cuốn sách trong tay, say mê đọc đến khi những dòng chữ nhoè đi trong bóng chiều chập choạng. Những lúc đó, mải chăm chú vào trong sách, không ai nói với ai một lời nào. Chỉ có tiếng lá xào xạc đuổi nhau trên cỏ. Cũng có khi tôi và Hồng Hoa chụm đầu vào đọc chung một quyển sách. Nó đọc chậm rì nhưng lần nào tôi cũng kiên nhẫn chờ nó đọc xong để cùng lật sang trang mới. Trong khi chờ đợi, tôi ngả đầu trên cỏ, vẩn vơ nhìn những con chim sâu nhỏ hơn nắm tay vừa thoăn thoắt chuyển cành vừa kêu lích chích. Đôi khi tôi lại thích thú ngắm nhìn những tia nắng nhấp nháy trên vòm lá. Những lúc như vậy, tôi cố tình nheo mắt lại để thấy những tia nắng trở nên lung linh hơn. Theo Nguyễn Nhật Ánh Câu 1: Tìm từ ngữ, câu văn cho thấy hai bạn rất thân nhau. Câu 2: Những câu văn nào cho thấy hai bạn đọc sách rất chăm chú? Đề 5: LÊN NƯƠNG Một cơn gió thổi từ phía thung lũng lên mát rượi. Liêm dừng lại hít hà. Em ngửi thấy mùi ngô non thơm dịu trong gió. Cao nguyên đang mùa xanh mát. Ngô, cỏ voi và những loại cỏ khác đón những cơn mưa mùa hạ vươn lên xanh ngắt. Liêm xốc lại chiếc quẩy tấu trên vai. Em vui bước trên con đường đầy màu xanh. Bố mẹ đi vắng cả. Chị Dua bận ôn bài. Chị chuẩn bị thi vào lớp Mười dưới huyện. Liêm có cả mùa hè trên mảnh nương xanh biếc này. Hôm nay, Liêm lên nương chặt cỏ voi cho bò. Hai con bò nuôi nhốt trong chuồng. Mọi lần, những bó cỏ voi đều “chạy” từ trên nương về trên lưng của bố. Hôm qua, Liêm bảo với bố để mình chăm hai con bò. Bố cười: “Lưng con còn nhỏ lắm, không đủ sức nuôi hai con bò đâu!”. Liêm cũng cười: “Không sao. Con đi hai chuyến. Mỗi chuyến một bó cỏ là đủ rồi.” Vậy là chiều nay, Liêm lên nương thật sớm. Mặt trời mới đi hơn nửa đường một tí, nắng vàng soi cái bóng tròn ủm dưới chân Liêm. Lục Mạnh Cường Câu 1: Cảnh cao nguyên trong đoạn đầu được tả bằng những hình ảnh nào? Câu 2: Những chi tiết nào cho thấy Liêm rất vui và sẵn sàng với công việc? Đề 06: MÓN QUÀ Mấy hôm nay, Chi đang rất bối rối. Tuần sau là đến sinh nhật Vy - nhỏ bạn rất thân của Chi rồi. Chi nghĩ mãi mà chẳng biết tặng Vy cái gì. Chợt nhớ hôm trước, trong giờ học tiếng Anh, Chi có nghe Vy tâm sự với Thư: “Vy thích lật từng trang từ điển hơn là tra nghĩa trên máy tính.”
- Tan học, Chi ra nhà sách, nhưng khi nhìn bảng giá thì em lè lưỡi: “Eo ôi, hơn trăm ngàn!”. Nhưng tặng Vy món quà gì khác thì em cũng không biết. Em xin phép má cho mổ con heo đất. Nhưng mổ heo ra, vẫn còn thiếu mười ngàn. Má đưa cho Chi mười ngàn, cười: “Má cho vay nhé!” Chi thích quá. Vậy là em đã có đủ tiền mua quyển từ điển tặng Vy rồi. Vậy mà đùng một cái, có tin Thư phải mổ ruột thừa. Nhà Thư nghèo nên khi Thư bị bệnh bất ngờ thế này chắc ba má bạn không xoay xở kịp. Cô chủ nhiệm và cả lớp quyết định mở đợt quyên góp nhanh để đỡ đần một phần viện phí cho Thư. Tự nhiên lúc đó, Chi nhớ tới sinh nhật Vy, nhớ tới quyển từ điển vẫn còn nằm trong nhà sách. Nhưng Chi lại nghĩ tới Thư đang nằm thiêm thiếp trong bệnh viện. Thế là không một chút đắn đo, Chi đem góp số tiền tiết kiệm, trong đó có mười ngàn đồng sáng nay má vừa cho vay. Vậy là sinh nhật Vy, Chi không có quyển từ điển để tặng bạn như dự kiến. Nhưng mà không sao, Chi sẽ làm cho bạn cái móc khoá thật đặc biệt, một cái móc khoá có hình quyển từ điển nhỏ xíu thật dễ thương. Theo Trần Tùng Chinh Câu 1: Chi định tặng Vy món quà gì trong dịp sinh nhật? Vì sao? Câu 2: Chi đã làm thế nào để có đủ tiền mua món quà Vy yêu thích? Đề 7 ĐI TÀU TRÊN SÔNG VON-GA Tôi còn nhớ rất rõ những ngày thu vô cùng đẹp đẽ ấy. Suốt từ sáng đến tối, tôi với bà tôi đứng trên boong tàu. Dưới bầu trời trong sáng, đôi bờ sông Von-ga được mùa thu thêu lên một màu vàng óng như hai dải lụa. Con tàu màu gạch tươi đi ngược dòng sông, bánh lái uể oải khuấy động mặt nước xanh sẫm. Nó kéo theo ở đầu sợi dây cáp dài một chiếc sà lan xám trông giống như con bọ đất. Mặt trời lững lờ di chuyển trên sông, cảnh vật đổi mới từng giờ, từng phút. Những ngọn đồi xanh giống như những nếp gấp lộng lẫy trên bộ y phục sang trọng của mặt đất. Hai bên bờ sông, các thành phố và làng mạc nom xa như những chiếc bánh. Thỉnh thoảng có chiếc lá thu vàng bập bềnh trên mặt nước. - Cháu nhìn xem, đẹp chưa kìa! - Chốc chốc bà tôi lại nhắc lại, nét mặt bà rạng rỡ, đôi mắt rưng rưng vì vui sướng.... (Mác-xim Go-rơ-ki, Trần Khuyến, Cẩm Tiêu dịch) Câu 1: Tác giả cùng bà đi tàu trên sông Von-ga vào mùa nào? Câu 2: Đôi bờ sông Von-ga được so sánh với gì? Vì sao? Đề 8 MỘT KÌ QUAN
- Nằm cách thủ đô Phnom Pênh 317 km. Ăng co là một quần thể đền đài nguy nga, hoàn toàn làm bằng đá. Khu đền chính Ăng-co Vát nổi bật với năm tòa tháp khổng lồ. Bên dưới các tòa tháp là những hành lang hun hút với những bức tranh điêu khắc tinh xảo. Đây là tác phẩm điêu khắc bằng tay trên đá lớn nhất thế giới. Chỉ riêng việc điêu khắc hình 1700 vũ nữ duyên dáng, từ khuôn mặt đến cử chỉ không ai giống ai, cũng đủ nói lên sự tinh xảo của những bức tranh đá này. Cách Ăng-co Vát không xa là khu đền Ăng-co Thom. Ấn tượng nhất ở đây là đền Bay-on với hàng trăm pho tượng đá có bốn mặt, nhìn ra bốn hướng. Kinh ngạc trước vẻ đẹp của Ăng-co, một giáo sĩ phương Tây đến thăm khu đền vào năm 1586 đã viết: “Đó là một kiến trúc phi thường mà không giấy bút nào tả xiết.” Khu di tích Ăng-co là niềm tự hào của đất nước Cam-pu-chia. (Theo Ngọc Linh) Câu 1: Những chi tiết nào thể hiện vẻ đẹp đặc sắc của Ăng-co Vát? Câu 2: Điều gì gây ấn tượng nổi bật ở Ăng-co Thom?
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi học kì 2 môn Hóa lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
3 p | 393 | 34
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
3 p | 810 | 21
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
4 p | 451 | 21
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án
2 p | 301 | 19
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
2 p | 510 | 17
-
Đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2018 có đáp án - Đề số 2
9 p | 965 | 12
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Sở GD&ĐT Thanh Hóa
3 p | 409 | 10
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
2 p | 693 | 9
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
3 p | 277 | 9
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Phong Phú B
4 p | 68 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Sặp Vạt
5 p | 74 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường TH&THCS Tú Thịnh
6 p | 71 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Số 2 Hoài Tân
6 p | 65 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Tân Hiệp
3 p | 92 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Tam Hưng
4 p | 74 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân
6 p | 89 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 7 năm 2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
2 p | 133 | 1
-
Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p | 208 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn