intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học An Lư

Chia sẻ: Baongu999 Baongu999 | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

302
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp cho học sinh đánh giá lại kiến thức đã học của mình sau một thời gian học tập. Mời các bạn tham khảo Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học An Lư để đạt được điểm cao trong kì thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học An Lư

  1. PHÒNG GD & ĐT HUYỆN  ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CHKII ( ĐỌC) THỦY NGUYÊN NĂM HỌC: 2019 ­ 2020 TRƯỜNG TIỂU HỌC AN LƯ MÔN : TIẾNG VIỆT – LỚP 5 Họ tên: Thời gian: 35 phút (không kể thời gian giao   …………………………. đề) Lớp:…………                                               ( Đề này gồm 2 trang) I. Đọc thành tiếng ( 5 điểm) Kiểm tra trong các giờ ôn tập II.Đọc ­ Hiểu ( 5 điểm)   A. Đọc thầm bài:                                                   Chiều ven sông                     Bấy giờ, tôi còn là một chú bé lên mười. Nhà tôi ở một làng ven sông, tuổi   thơ  tôi đã gắn bó với cái bến nước của làng. Quên sao được những buổi chiều   thuyền về  đậu kín, tiếng người lao xao trong tiếng hạ  buồm cót két và mùi tanh  nồng của những tấm lưới giăng dọc bờ cát. Ở đó, tôi có những thằng bạn cùng lớp  nướng cá giỏi như  người lớn. Chúng nó thường kéo tôi đi lên phía cuối làng, chỗ  tôi vẫn cắt cỏ hàng ngày, lấy mũi dao bới đất thành một cái bếp lò, vơ cỏ khô đốt  lên và đặt xâu cá nệp chạm vào đầu ngọn lửa. Trong những phút yên tĩnh của buổi  chiều làng, tôi đều nhận thấy mùi cá nướng hanh hao là một thứ phong vị …. Mỗi lần đi cắt cỏ, bao giờ  tôi cũng tìm bứt một nắm lá, khoan khoái nằm   xuống cạnh sọt cỏ đã đầy và nhấm nháp từng cây một, mắt lơ  đễnh nhìn lên cây   gạo độc nhất hoa đỏ rực cuối bãi, trên đó có đàn sáo đen cứ đậu xuống rồi lại bay   tung lên, như ta thổi một nắm tàn giấy trên lòng bàn tay vậy …. Trần Hòa Bình       B. Dựa theo bài đọc, hãy chọn vào ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu sau : Câu 1. Tuổi thơ của tác giả đã gắn bó với hình ảnh nào của làng quê ? A.  Cây đa B.  Bến nước C.  Sân đình Câu 2. Tác giả nhớ những kỉ niệm gì về những người bạn thuở nhỏ ? A. Cùng đi cắt cỏ ở cuối làng, đi chăn trâu. B. Cùng nghịch ngợm, chơi các trò chơi trẻ nhỏ. C. Cùng nướng cá, bạn nướng cá giỏi như người lớn. Câu 3. Tác giả nhớ và miêu tả lại cái bến nước ở quê hương qua cảm nhận của  những giác quan nào ? A. Thị giác và thính giác. B. Thính giác và khứu giác. C. Cả thị giác, thính giác và khứu giác. Câu 4. Câu nào dưới đây là câu ghép ? A. Bấy giờ, tôi còn là một chú bé lên mười.
  2. B. Nhà tôi ở một làng ven sông, tuổi thơ tôi đã gắn bó với cái bến nước của  làng. C. Ở đó, tôi có những thằng bạn cùng lớp nướng cá giỏi. Câu 5. Trong đoạn văn : “Ở đó, tôi có những thằng bạn cùng lớp nướng cá giỏi  như người lớn. Chúng nó thường kéo tôi đi lên phía cuối làng, chỗ tôi vẫn cắt cỏ  hàng ngày, lấy mũi dao bới đất thành một cái bếp lò, vơ cỏ khô đốt lên và đặt xâu  cá nệp chạm vào đầu ngọn lửa.”. Từ chúng nó được dùng để chỉ ai ? A. Những thằng bạn cùng lớp. B. Người lớn.                             C.  Những người đi đánh cá về. Câu 6. Hai câu văn “Ở đó, tôi có những thằng bạn cùng lớp nướng cá giỏi như  người lớn. Chúng nó thường kéo tôi đi lên phía cuối làng, chỗ tôi vẫn cắt cỏ hàng  ngày, lấy mũi dao bới đất thành một cái bếp lò, vơ cỏ khô đốt lên và đặt xâu cá  nệp chạm vào đầu ngọn lửa.” được liên kết với nhau bằng cách nào ? A. Dùng từ ngữ đồng nghĩa để thay thế các từ ở câu đứng trước. B. Lặp từ ngữ đã dùng ở câu trước. C. Dùng đại từ thay thế cho từ ngữ ở câu trước. Câu 7. Ý của đoạn cuối bài văn là gì ? A. Tác giả miêu tả khung cảnh đồng quê vào mùa hè. B. Tác giả nhớ lại cảm giác khoan khoái khi nằm cạnh sọt cỏ ngắm nhìn  cây gạo mùa hoa đỏ và đàn sáo đen. C. Tả cánh đồng và cây gạo quê tác giả vào buổi chiều. Câu 8. Trường hợp nào dưới đây được dùng với nghĩa chuyển ? A.  Mũi  dao. B.  Mũi  con mèo. C.  Mũi  em bé hơi hếch.  Câu 9. Dòng nào sau đây chỉ các tính từ ? A. Nướng, bứt. B. Đỏ rực, tanh nồng. C. Lưới, bếp lò. Câu 10. Dòng nào dưới đây chỉ các từ đồng nghĩa với từ yên tĩnh ? A. Tĩnh tại, bình tĩnh, tĩnh mịch. B. Tĩnh lặng, trầm tĩnh, yên vui. C. Tĩnh mịch, tĩnh lặng, yên lặng.                      _______________________________________________                        
  3. PHÒNG GD & ĐT HUYỆN  ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CHKII ( VIẾT) THỦY NGUYÊN NĂM HỌC: 2019 – 2020 TRƯỜNG TIỂU HỌC AN LƯ MÔN : TIẾNG VIỆT – LỚP 5  Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao   Họ tên:………………………….. đề) Lớp:……………….                                              (Đề này gồm 2 trang) A . CHÍNH TẢ:       Nghe­viết: Chim họa mi hót.  (Trang 123 ­ Tiếng Việt 5 tập II)        ( Từ : “ Chiêù nào cũng vậy,.....  tưởng như làm rung động lớp sương lạnh mờ  mờ rủ xuống cỏ cây”).
  4. B. TẬP LÀM VĂN Đề bài : Hãy tả một người mà em yêu thích.
  5.                                                        HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CHKII NĂM HỌC: 2019 ­ 2020 MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 5 Phần I: Kiểm tra đọc( đọc thầm và làm bài tập) Thang điểm: 10 điểm 1. Kĩ năng đọc: 3 điểm 2. Đọc hiểu; luyện từ và câu: 7 điểm HS khoanh vào chữ cái trước ý đúng của mỗi câu cho 0, 5 điểm.  Câu  1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Ý  A C C B A C B A B C đúng Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 1 1 1 1 Phần II : Bài làm viết( 10 điểm)   Đáp án Điêm         Yêu cầu bài viết không mắc lỗi, chính tả, chữ viết rõ ràng, trình   2 bày đúng hình thức bài chính tả. (điểm Chính  Nếu chữ  viết không rõ ràng, sai về  độ  cao­ khoáng câch­ cỡ  ) tả chữ, trình bày bẩn,...: trừ toàn bài 0,2 điểm. ­ Sai 1 lỗi chính tả thông thường, trừ 0,2 điểm. ­ Sai 4 lỗi về dấu hỏi, dấu ngã, viết hoa...: trừ 0,4 điểm                                                                       Viết được bài văn tả  người đủ các phần Mở  bài, Than bài, Kết bài  8 (điểm đúng yêu cầu đã học ; độ dài bài viết từ 15 câu trở lên.Viết câu đúng  ) ngữ pháp, dùng từ đúng, không sai lỗi chính tả.Chữ viết rõ ràng, trình  Tập  bày sạch sẽ. làm 
  6. văn Dàn bài gợi ý Mở bài: Giới thiệu người định tả Thân bài:   1 a) Tả hình dáng( đặc điểm nổi bật về tầm vóc, khuôn mặt , mái tóc,  cặp mắt, ...cách ăn mặc)   2 b) Tả tính tình, hoạt động( Lời nói, cử chỉ, thói quen, cách cư sử với   người khác,...)   2 Kết bài: Nêu cảm nghĩ về người được tả ­ Chữ viết đẹp, đúng mẫu chữ, sạch sẽ.    1 ­ Câu văn đúng ngữ pháp, ngắn gọn, súc tích, có hình ảnh so sánh    1    1
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2