intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2021-2022 có đáp án - Trường Tiểu học Tứ Minh, Hải Dương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:10

7
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo “Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2021-2022 có đáp án - Trường Tiểu học Tứ Minh, Hải Dương” để bổ sung kiến thức, nâng cao tư duy và rèn luyện kỹ năng giải đề chuẩn bị thật tốt cho kì thi học kì sắp tới các em nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2021-2022 có đáp án - Trường Tiểu học Tứ Minh, Hải Dương

  1. Họ và tên : ...............................................................Lớp 5 ........ Trường Tiểu học Tứ Minh BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI NĂM HỌC 2021 - 2022 MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 5 (Phần Kiểm tra đọc) I. Đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm) Thời gian 30 phút Nhân cách quý hơn tiền bạc Mạc Đĩnh Chi (1272-1346) quê ở huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương thi đỗ Trạng nguyên năm 1304. Mạc Đĩnh Chi làm quan trải qua ba triều Nhà Trần. Ông là người thông minh, giỏi thơ văn và có tài đối đáp. Hai lần đi sứ Trung Quốc, ông đã tỏ ra là người học rộng, tài cao, làm rạng danh đất nước. Khâm phục tài năng, cốt cách của Mạc Đĩnh Chi, vua Nguyên đã phong tặng ông danh hiệu “Lưỡng quốc Trạng nguyên”. Mạc Đĩnh Chi làm quan rất thanh liêm nên gia đình thường nghèo túng. Sau khi lo đám tang của mẹ, cuộc sống của ông vốn thanh bạch giờ càng đạm bạc hơn. Vua Trần Minh Tông biết chuyện, liền hỏi một viên quan tin cẩn: - Ta muốn trích ít tiền trong kho cho ngươi đem biếu Mạc Đĩnh Chi. Làm thế liệu có được không? Viên quan tâu với vua: - Thần biết rõ Mạc Đĩnh Chi. Nếu cho người đem tiền đến, ông ấy sẽ không nhận đâu. - Vậy khanh có cách nào khác không? - Muôn tâu Bệ Hạ! Thần nghĩ chỉ có cách đem bỏ tiền vào nhà, ông ấy không biết phải trả cho ai thì mới nhận. Nhà vua ưng thuận, sai người đang đêm bỏ một gói tiền vào nhà Mạc Đĩnh Chi. Sáng hôm sau thức dậy, Mạc Đĩnh Chi thấy gói tiền trong nhà, liền đem vào triều, trình lên vua Minh Tông: - Tâu Hoàng thượng. Đêm qua ai đã bỏ vào nhà thần gói tiền này. Vậy thần đem tới, xin Hoàng thượng cho nộp tiền này vào công quỹ. Vua Minh Tông đáp: - Khanh cứ coi tiền đó của mình cũng được chứ sao? - Phàm của cải không do tay mình làm ra thì không được tơ hào đến. - Mạc Đĩnh Chi khảng khái tâu. Vua Trần Minh Tông cảm kích trước tấm lòng trung thực, liêm khiết, trọng nhân cách hơn tiền bạc của Mạc Đĩnh Chi. (Theo Quỳnh Cư, Danh nhân đất Việt)
  2. Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất và hoàn thành tiếp các bài tập: Câu 1(0,5 điểm) Mạc Đĩnh Chi đã thi đỗ danh hiệu cao nhất là: A. Trạng nguyên B. Thám hoa C. Bảng nhãn Câu 2 (0,5 điểm) Mạc Đĩnh Chi được vua Nguyên phong tặng danh hiệu “Lưỡng quốc Trạng nguyên” vì: A. Mạc Đĩnh Chi hai lần thi đỗ Trạng nguyên. B. Vua Nguyên khâm phục tài năng, cốt cách của Mạc Đĩnh Chi . C. Mạc Đĩnh Chi đã là Trạng nguyên ở nước ta, lại được phong Trạng nguyên ở Trung Quốc. Câu 3 (0,5 điểm) Vua Trần Minh Tông sai người lén bỏ gói tiền vào nhà Mạc Đĩnh Chi , bởi: A. Biết Mạc Đĩnh Chi là quan thanh liêm nên nghèo túng đạm bạc. B. Biết nếu đem tiền đến biếu, Mạc Đĩnh Chi sẽ không nhận dù cuộc sống của ông rất đạm bạc, khó khăn. C. Vì các lí do trên. Câu 4 (0,5 điểm) Khi vua nói Mạc Đĩnh Chi có thể coi số tiền đó là của mình, Mạc Đĩnh Chi đã xử sự như thế nào? A. Đồng ý với ý kiến của nhà vua và đem cả về dùng. B. Không đồng ý, cho rằng: “Của cải không phải do tay mình làm ra thì không được tơ hào đến.” C. Đồng ý với ý kiến của nhà vua và nhận một phần. Câu 5 (1 điểm) Mạc Đĩnh Chi quyết không nhận gói tiền vì: ……………………………………………………………………………………… …...……………….....…...……………………………………………………… Câu 6 (1 điểm) Nêu ý nghĩa của câu chuyện? ……………….....…...…………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… Câu 7 (0,5 điểm) Chủ ngữ trong câu Khâm phục tài năng, cốt cách của Mạc Đĩnh Chi, vua Nguyên đã phong tặng ông danh hiệu “Lưỡng quốc Trạng nguyên.”là: A. Khâm phục tài năng, cốt cách của Mạc Đĩnh Chi B. vua Nguyên đã phong tặng ông C. vua Nguyên Câu 8 (0,5 điểm) “Mạc Đĩnh Chi làm quan trải qua ba triều Nhà Trần. Ông là người thông minh, giỏi thơ văn và có tài đối đáp.” Hai câu trên được liên kết với nhau bằng cách nào?
  3. A. Bằng cách lặp từ ngữ. Từ được lặp lại là từ: ................................................. B. Dùng từ ngữ nối. Đó là từ : ....................................................................... C. Bằng cách thay thế từ ngữ. Đó là từ...............thay cho cụm từ........................ Câu 9 (1 điểm) Tìm một từ đồng nghĩa, một từ trái nghĩa với từ “thông minh” - Từ đồng nghĩa:…………………………………………………………… - Từ trái nghĩa:……………………………………………………………… Câu 10 (1 điểm) Đặt cấu có dấu phẩy rồi nêu tác dụng của dấu phẩy được dùng trong câu đó? ……………………………………………………………………………………… …...……………….....…...………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… II. Đọc thành tiếng ( 3 điểm): Bài đọc:................................................................................................................................... Giáo viên coi:........................................... Giáo viên chấm :.................................. ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI NĂM HỌC 2021-2022 MÔN: tiÕng VIỆT LỚP 5 (Phần kiểm tra viết) I – Chính tả nghe – viết (2 điểm) Thời gian viết bài 20 phút Hạt sương
  4. Sáng tinh mơ, tôi mở to đôi mắt ngái ngủ lơ mơ, đi ra ven bờ ao. Những cây sen dưới ao đang ngủ, còn chưa tỉnh giấc. Một giọt sương bò đi bò lại, trên mặt lá sen, giống như một bé gái sơ sinh tinh nghịch. Vì chuyện gì mà giọt sương vui sướng đến mức lăn lê bò toài như vậy hay là nó bị mặt trời đỏ mới nhô lên chiếu vào làm chói lóa, không mở mắt ra được. Hạt sương là mồ hôi của lá sen, cũng là nước mắt của lá sen, lăn nhẹ trên đôi má của lá sen. Ở những chỗ nó chạy qua, trên gò má của lá sen, còn để lại vết nước mắt. (Theo Vương Quân Phi) II – Tập làm văn (8 điểm) Thời gian 40 phút Học sinh chọn một trong hai đề sau Đề 1: Tả một cảnh đẹp ở quê hương em. Đề 2: Tả một người mà em yêu quý nhất. Ma trận của đề kiểm tra TT Chủ Mức Mức Mức Mức Tổng đề 1 2 3 4 TN TL TN TL TN TL TN TL Số 2 2 1 1 6 câu 1 Đọc hiểu Câu C1, C3 C5 C6 văn số C2 bản C4 2 Số 1 1 1 1 4 câu Kiến Câu C7 C8 C9 C10 thức số TV Tổng số câu 3 3 2 2
  5. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM KTĐK CUỐI NĂM Năm học 2021- 2022 Môn: Tiếng Việt lớp 5 I. Phần đọc (10 điểm) 1. Đọc thành tiếng: 3 điểm Tiêu chuẩn cho điểm đọc Điểm 1. Đọc đúng tiếng, từ, rõ ràng, tốc độ 115 tiếng/ phút 0,5đ 2. Ngắt, nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, cụm từ rõ nghĩa 0,5 đ 3. Đọc diễn cảm 0,5 đ 4. Cường độ, tốc độ đọc 0,5 đ 5. Trả lời đúng ý câu hỏi 1đ Cộng 3đ *Hướng dẫn kiểm tra 1. Đọc sai từ 2 - 3 tiếng trừ 0,1 điểm; đọc sai từ 4 tiếng trở lên trừ 0,2 điểm. 2. Đọc ngắt, nghỉ hơi không đúng từ 2 – 3 chỗ: trừ 0,2 điểm; đọc sai từ 4 chỗ trở lên: trừ 0,2 điểm. 3. Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính diễn cảm: trừ 0,2 điểm. 4. Đọc nhỏ, vượt quá thời gian từ 1 phút – 2 phút: không ghi điểm.
  6. 5. Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: trừ 0,5 điểm. Trả lời sai hoặc không trả lời: trừ 1 điểm. 2. Đọc hiểu, kiến thức Tiếng Việt: 7 điểm Câu Đáp án, hướng dẫn chấm Điểm 1 A 0,5 điểm 2 B 0,5 điểm 3 C 0,5 điểm 4 B 0,5 điểm 5 Vì ông là người khảng khái, coi trọng nhân cách hơn tiền 1 điểm bạc Ca ngợi vị quan Mạc Đĩnh Chi tài giỏi và coi trọng nhân 1 điểm 6 cách, đạo đức.
  7. 7 C 0,5 điểm 8 C. Bằng cách thay thế từ ngữ. Đó là từ ông thay cho cụm từ 0,5 điểm Mạc Đĩnh Chi. 9 Ví dụ: Từ đồng nghĩa: sáng dạ ( 0,5 điểm) 1 điểm Từ trái nghĩa: ngu dốt ( 0,5 điểm) HS đặt câu có dùng đúng dấu phẩy ( 0,5 điểm) 10 Nêu đúng tác dụng của dấu phẩy ( 0,5 điểm) 1 điểm VD: Cô gióa giảng bài, chúng em chăm chú lắng nghe. Dấu phẩy trong câu trên có tác dụng ngăn cách giữa 2 vế của câu ghép. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM KTĐK CUỐI NĂM Năm học 2021- 2022 Môn: Tiếng Việt lớp 5 I. Phần viết (10 điểm) 1. Chính tả: 2 điểm - Bài viết đúng chính tả, đúng tốc độ, chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ, trình bày sạch đẹp, viết đúng kỹ thuật độ cao con chữ và khoảng cách, viết liền nét ... (một lỗi chính tả trừ 0,2 điểm) - Viết xấu, sai kích thước, trình bày bẩn ... toàn bài trừ không quá 0,5 điểm 2. Tập làm văn: 8 điểm - HS viết đúng thể loại văn đã chọn, lập và sắp xếp các ý đúng trình tự, dùng từ, đặt câu, liên kết câu tốt, thể hiện được suy nghĩ, cảm xúc trước đối tượng miêu tả. - Mở bài: 1 điểm Giới thiệu về đối tượng định tả chính xác. Có thể giới thiệu trực tiếp hoặc gián tiếp.
  8. - Thân bài: 6 điểm: + Nội dung: 2,5 điểm Bài viết đủ ý, sắp xếp ý hợp lý theo dàn bài văn tả cảnh hoặc tả người + Kĩ năng: 2 điểm Dùng từ tương đối chuẩn, viết câu đúng, biết liên kết các câu + Cảm xúc, sáng tạo: 1,5 điểm Biết thể hiện cảm xúc, thể hiện óc quan sát sáng tạo; bài làm thể hiện được cảm nhận riêng của đối tượng được tả qua sự quan sát của bản thân. - Kết bài: 1 điểm. Nêu cảm nghĩ của mình về đối tượng được tả. Có thể nêu lời nhận xét, bình luận thể hiện cảm xúc về đối tượng đó. Lưu ý: - Bài đạt 8 điểm viết đúng yêu cầu của đề, diễn đạt trôi chảy, có hình ảnh. Câu văn đúng ngữ pháp, dùng từ đúng. Phần mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng nhưng phải ngắn gọn, hấp dẫn và có sự sáng tạo. Không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp. - Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm 7,75; 7,5; ………………….1,0 điểm. - Toàn bài trừ lỗi chính tả và trình bày bẩn không quá 1 điểm) ______________________________________
  9. ĐỀ KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT CUỐI NĂM LỚP 5 NĂM HỌC 2021 - 2022 PHẦN ĐỌC THÀNH TIẾNG *Hs bốc thăm một trong các bài sau đọc và trả lời câu hỏi. STT TÊN BÀI ĐỌC TV5/2 ĐOẠN ĐỌC, CÂU HỎI TRANG 1 Một vụ đắm trang 108 Từ đầu……đến họ hàng. tàu - Nêu hoàn cảnh và mục đích chuyến đi của Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta? TL: Ma-ri-ô bố mới mất, về quê sống với họ hàng. Giu-li- ét-ta đang trên đường về nhà gặp lại bố mẹ. 2 Con gái trang 112 Từ đầu……đến tức ghê. - Những chi tiết nào trong bài cho thấy ở làng quê Mơ vẫn còn tư tưởng xem thường con gái? TL: Câu nói của dì Hạnh khi mẹ sinh con gái: Lại một vịt trời nữa – thể hiện ý thất vọng; Cả bố và mẹ Mơ đều có vẻ buồn buồn – vì bố mẹ Mơ cũng thích con trai, xem nhẹ con gái.
  10. 3 Tà áo dài Việt trang 122 Từ đầu……đến xanh hồ thủy. Nam - Chiếc áo dài có vai trò thế nào trong trang phục của phụ nữ Việt Nam xưa? TL: Phụ nữ Việt Nam xưa hay mặc áo dài thẫm màu, phủ ra bên ngoài những lớp áo cánh nhiều màu bên trong. Trang phục như vậy, chiếc áo dài làm cho phụ nữ trở nên tế nhị, kín đáo. 4 Công việc đầu trang 126 Từ đầu……đến không biết gì. tiên - Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị Út là gì? TL: Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị Út là rải truyền đơn. 5 Út Vịnh trang 136 Từ đầu……đến còn ném đá lên tàu. - Đoạn đường sắt gần nhà Út Vịnh mấy năm nay thường có những sự cố gì? TL: Lúc thì đá tảng nằm chềnh ềnh trên đường tàu chạy, lúc thì ai đó tháo cả ốc gắn các thanh ray. Nhiều khi, trẻ chăn trâu còn ném đá lên tàu khi tàu đi qua. 6 Lớp học trên trang 153 Từ đầu……đến mà đọc được. đường - Rê-mi học chữ trong hoàn cảnh như thế nào? TL: Rê-mi học chữ trên đường hai thầy trò đi hát rong kiếm sống.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2