Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023-2024 - Trường TH&THCS Lý Thường Kiệt, Hiệp Đức
lượt xem 1
download
Cùng tham khảo “Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023-2024 - Trường TH&THCS Lý Thường Kiệt, Hiệp Đức” được chia sẻ dưới đây để giúp các em biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023-2024 - Trường TH&THCS Lý Thường Kiệt, Hiệp Đức
- PHÒNG GD&ĐT HIỆP ĐỨC MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II TRƯỜNG TH&THCS LÝ THƯỜNG KIỆT MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 5 NĂM HỌC 2023-2024 Thời gian: 80 phút (không kể thời gian giao đề) Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng TL TT Chủ đề % TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL Số 2 2 1 1 4 2 Đọc hiểu văn bản: câu - Xác định, nhận xét được hình ảnh chi tiết có ý nghĩa trong bài đọc. Câu 1,2, 1 1,2 3,4 8 9 8,9 40% số 3,4 - Biết đặt mình vào Lá Non để nói lên cảm xúc của mình với cây Bàng khi đạt được điều ước Số 1,5 1,5 0,5 0,5 3 1 điểm Kiến thức tiếng Việt: Số 1 1 1 1 2 2 câu - Xác định được tác dụng của dấu phẩy. Câu 7,10 5 6 7 10 5,6 - Xác định được từ số 2 ngữ thay thế và cách 30% liên kết các câu với nhau. Số - Viết câu sử dụng cặp 0,5 0,5 1 1 1 2 điểm qua hệ từ tương phản và phân tích cấu tạo Tổng số câu 3 3 2 2 6 4 Tổng số điểm 2 2 1,5 1,5 4 3 Tỉ lệ 28,6% 28,6% 21,4 % 21,4% 100%
- Ngày ..… .tháng 5 năm 2024 TRƯỜNG TH&THCS LÝ THƯỜNG KIỆT KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II (2023-2024) Họ và tên: ……………………..…………….. MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 5 Lớp: ………………………………………… Thời gian: 80 phút (KKTGGĐ) Điểm Nhận xét: Chữ kí GT Chữ kí GK Bằng số Bằng chữ ………………………………………………………. …………..……..…….………………..…………….. ……………………….…………………. ………………………………………..……. …………………….. A. BÀI KIỂM TRA ĐỌC 1. Đọc thành tiếng GV cho học sinh bắt thăm đọc một đoạn văn bản trong các phiếu đọc. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS. Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời. 2. Đọc thầm và làm bài tập (Thời gian 30 phút) ĐIỀU KÌ DIỆU CỦA MÙA ĐÔNG Cây Bàng cuối phố xòe ra tán cây rộng như một cái ô xanh, đẹp như bàn tay trẻ con, vẫy đùa trong gió. Nó vừa nở những bông hoa trắng xanh, nhỏ li ti như ngàn ngôi sao lấp ló sau chùm lá. Lá Non hỏi cây mẹ: - Con có thể thành hoa không hả mẹ? - Ồ không! - Cây Bàng đu đưa tán lá - Con là lá xanh của mẹ, con làm nên tán cây che nắng cho người. - Nhưng con thích màu đỏ rực cơ! - Mỗi vật có một sắc màu và ý nghĩa riêng con ạ. Lá Non im lặng, nó thầm mong hoá thành chiếc lá đỏ. Mong ước của Lá Non, Cây Bàng biết. Dòng nhựa theo cành chảy vào lá, vào quả, vào hoa... giúp cây thấu hiểu hết. Cây Bàng lặng lẽ thu hết những chùm nắng hè chói chang vào thân mình, có lúc, cây cảm thấy như sắp bốc cháy. Rễ cây vội đâm sâu vào lòng đất tìm mạch nước mát hối hả đưa lên lá cành. Cây Bàng mong làm nên điều kì diệu... Thu đến. Muôn lá cây chuyển sang sắc vàng. Cây Bàng cần mẫn truyền lên những chiếc lá nguồn sống chắt chiu từ nắng lửa mùa hè và dòng nước ngọt của lòng đất. Thân cây sạm màu, khô cứng, gốc sần sùi, nứt nẻ... Đông tới. Cây cối trơ cành, rụng lá. Mưa phùn mang cái lạnh thấu xương... Nhưng kia! Một màu đỏ rực rỡ bừng lên trên cây Bàng: mỗi chiếc lá như một cánh hoa đỏ màu nắng mang trong mình dòng nước mát ngọt từ lòng đất. - Mẹ ơi!... - Chiếc lá thầm thì điều gì đó với Cây Bàng. Theo Quỳnh Trâm
- Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất. (Câu 1, 2, 3, 5, 6) Câu 1: (1 điểm) Hoa bàng màu trắng xanh, nhỏ li ti, trông như gì? A. Ngàn ngôi sao. C. Bàn tay trẻ con. B. Một cái ô xanh. D. Những chùm đèn nhỏ. Câu 2: (0,5 điểm) Lá Non thầm mong ước điều gì? A. Hóa thành một chiếc lá vàng. C. Hóa thành một bông hoa đỏ rực. B. Hóa thành một chiếc lá đỏ. D. Hóa thành bông hoa vàng. Câu 3: (0,5 điểm) Theo em, sắc đỏ của mỗi chiếc lá bàng mùa đông được tạo bởi những gì? A. Những tán lá bàng xanh che nắng cho bao người. B. Mưa phùn và sương sớm, cái lạnh thấu xương của mùa đông. C. Những chùm nắng hè chói chang và dòng nước mát ngọt trong lòng đất. D. Những bông hoa trắng xanh, ngàn ngôi sao lấp ló sau chùm lá. Câu 4: (1 điểm) Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống. Cây Bàng thu hết những chùm nắng chói chang của mùa hè. Mùa thu, Cây Bàng chịu đựng cái lạnh thấu xương trong mưa phùn. Mùa đông, khi cây cối trơ cành, rụng lá thì tán bàng bừng lên sắc đỏ. Cuối cùng, Lá Non đã tự thực hiện được mong ước của mình. Câu 5: (0,5 điểm) Trong câu “Thân cây sạm màu, khô cứng, gốc sần sùi, nứt nẻ.” dấu phẩy thứ hai có tác dụng gì? A. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ. B. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu. C. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép. D. Câu B và C đều đúng. Câu 6: (0,5 điểm) Từ nào dưới đây có thể thay thế từ “hối hả” trong câu: “Rễ cây vội đâm sâu vào lòng đất tìm mạch nước mát hối hả đưa lên lá cành.”? A. Dịu dàng. B. Lo lắng. C. Chậm rãi. D. Vội vã. Câu 7: (1 điểm) Hai câu “Cây Bàng cuối phố xòe ra tán cây rộng như một cái ô xanh, đẹp như bàn tay trẻ con, vẫy đùa trong gió. Nó vừa nở những bông hoa trắng xanh, nhỏ li ti như ngàn ngôi sao lấp ló sau chùm lá.” được liên kết với nhau bằng cách nào? Câu 8: (0,5 điểm) Điều gì đã xuất hiện trên Cây Bàng khi mùa đông tới?
- Câu 9: (0,5 điểm) Nếu em là Lá Non em sẽ nói gì với Cây Bàng khi đạt được điều mong ước? Câu 10: (1 điểm) Em hãy viết một câu ghép sử dụng cặp quan hệ từ thể hiện mối quan hệ tương phản và phân tích cấu tạo câu em vừa viết. B. BÀI KIỂM TRA VIẾT 1. Chính tả: (2 điểm – Thời gian: 15 phút) Nghe – viết:
- 2. Tập làm văn: (8 điểm) – Thời gian: 35 phút Đề: Em hãy tả một người mà em yêu quý nhất.
- PHÒNG GD&ĐT HIỆP ĐỨC HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI KÌ II TRƯỜNG TH&THCS LÝ THƯỜNG KIỆT MÔN: TIẾNG VIỆT- LỚP 5 NĂM HỌC 2023-2024 A. KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm. 1. Hướng dẫn kiểm tra đọc thành tiếng: 3 điểm GV cho học sinh bắt thăm đọc một đoạn văn bản trong các phiếu đọc. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS. Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời. - Cách cho điểm như sau: * Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm * Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa, đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm * Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm Trả lời chưa đầy đủ hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm Trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm 2. Đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm) Câu số 1 2 3 4 5 6 Đáp án A B C Đ- S- Đ- Đ C D Điểm 1 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 1 điểm 0,5 điểm 0.5 điểm Câu 7: (1 điểm) Đáp án: Bằng cách thay thế từ ngữ Câu 8: (0,5 điểm) Một màu đỏ rực rỡ bừng lên trên Cây Bàng. Câu 9: (0,5 điểm) Gợi ý: Mẹ ơi! Con thực sự trở thành hoa rồi, con đã có màu đỏ yêu thích, cảm ơn mẹ. /Con rất biết ơn những gì mẹ làm cho con để cho con có màu sắc rực rỡ này. /Cảm ơn mẹ đã lắng nghe ước mơ xa vời ấy của con, con yêu mẹ lắm! Câu 10: (1 điểm) - Đặt câu sử dụng cặp quan hệ từ thể hiện mối quan hệ tương phản: 0,5 điểm Ví dụ: Tuy gia đình gặp khó khăn nhưng bạn Nhã vẫn học rất giỏi. Mặc dù trời mưa to nhưng em vẫn đi học. - Phân tích cấu tạo câu đúng: 0,5 điểm
- B. BÀI KIỂM TRA VIẾT 1. Chính tả (2 điểm- thời gian 15 phút) - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng hình thức bài chính tả, sạch đẹp: 2 điểm. Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai-lẫn phụ âm đầu, hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định), trừ 0,2 điểm từ lỗi thứ 6 trở đi. Hai lỗi sai giống nhau trừ một lần. * Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn,... bị trừ 1 điểm toàn bài. 2. Tập làm văn (8 điểm) (35 phút) Nội dung được Mức điểm Tiêu chí đánh giá Giới thiệu được người định tả. Đúng thể loại, tả 1 Mở bài 1 điểm người mà em yêu quý (Mở bài gián tiếp) Nội dung: Tả được chi tiết về hình dáng, đặc 3 điểm Thân bài điểm, tính tình, hoạt động của người được tả. 1 điểm Bộc lộ được cảm xúc Nêu cảm nghĩ của mình về người được tả theo Kết bài 1 điểm cách kết bài đã học. (Kết bài mở rộng) Chữ viết, chính Trình bày sạch đẹp. Toàn bài mắc không quá 5 lỗi 0,5 điểm tả chính tả. Đặt câu đúng ngữ pháp, sử dụng dấu câu đúng, có Dùng từ đặt câu 0,5 điểm sử dụng các biện pháp nghệ thuật: so sánh, nhân hóa,... khi tả. Sáng tạo 1 điểm Bài viết có sự sáng tạo.
- PHÒNG GD&ĐT HIỆP ĐỨC ĐỀ KIỂM TRA CHÍNH TẢ CUỐI HỌC KÌ II TRƯỜNG TH&THCS LÝ THƯỜNG KIỆT MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 5 NĂM HỌC 2023-2024 Cánh diều tuổi thơ Ban đêm, trên bãi thả diều thật không còn gì huyền ảo hơn. Có cảm giác diều đang trôi trên dải Ngân Hà. Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ. Có cái gì cứ cháy lên, cháy mãi trong tâm hồn chúng tôi. Sau này, tôi mới hiểu đấy là khát vọng. Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hy vọng khi tha thiết cầu xin: “Bay đi diều ơi! Bay đi!” Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo nỗi khát khao của tôi. Theo Tạ Duy Anh
- PHÒNG GD&ĐT HIỆP ĐỨC ĐỀ KIỂM TRA ĐỌC TIẾNG CUỐI HỌC KÌ II TRƯỜNG TH&THCS LÝ THƯỜNG KIỆT MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 5 NĂM HỌC 2023-2024 GV cho học sinh bắt thăm đọc một đoạn văn bản trong các phiếu đọc. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS. Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt một câu hỏi để học sinh trả lời. Đề 1: CHIM HỌA MI HÓT Chiều nào cũng vậy, con chim họa mi ấy không biết tự phương nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót. Hình như nó vui mừng vì suốt ngày đã được tha hồ rong ruổi bay chơi trong khắp trời mây gió, uống bao nhiêu nước suối mát lành trong khe núi. Cho nên những buổi chiều tiếng hót có khi êm đềm, có khi rộn rã, như một điệu đàn trong bóng xế mà âm thanh vang mãi giữa tĩnh mịch, tưởng như làm rung động lớp sương lạnh mờ mờ rủ xuống cỏ cây. Hót một lúc lâu, nhạc sĩ giang hồ không tên không tuổi ấy từ từ nhắm hai mắt lại, thu đầu vào lông cổ, im lặng ngủ, ngủ say sưa sau một cuộc viễn du trong bóng đêm dày. Rồi hôm sau, khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm. Nó kéo dài cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn xa gần đâu đó lắng nghe. Hót xong, nó xù lông rũ hết những giọt sương rồi nhanh nhẹn chuyền từ bụi nọ sang bụi kia, tìm vài con sâu ăn lót dạ, đoạn vỗ cánh bay vút đi. Theo Ngọc Giao Câu 1: Vào mỗi buổi chiều, chim họa mi thường bay đến đâu để hót? Câu 2: Chim họa mi đã làm gì khi phương đông vẩn bụi hồng? Câu 3: Theo tác giả, vì sao chim họa mi vui mừng? Câu 4: Bài đọc Chim họa mi nói về điều gì?
- Đề 2: HAI MẸ CON Lần đầu mẹ đưa Phương vào lớp 1, cô giáo kêu mẹ ký tên vào sổ, mẹ bẽn lẽn nói: “Tôi không biết chữ!”. Phương thương mẹ quá! Nó quyết định học cho biết chữ để chỉ giúp mẹ cách ký tên. Sáng nào mẹ cũng đưa Phương đến lớp. Bữa đó, đi ngang qua đoạn lộ vắng giữa đồng, hai mẹ con chợt thấy cụ Tám nằm ngất bên đường. Mẹ nói: “Tội nghiệp cụ sống một mình”. Rồi mẹ bảo Phương giúp mẹ một tay đỡ cụ lên, chở vào bệnh viện. Hôm ấy, lần đầu Phương đến lớp trễ, cô giáo lấy làm lạ, hỏi mãi, Phương không dám nói, trong đầu nó nghĩ: Lỗi tại mẹ! Nó lo bị nêu tên trong tiết chào cờ đầu tuần, bởi vi phạm nội quy. Nó thấy giận mẹ. Về nhà, Phương không ăn cơm, nó buồn và hơi ngúng nguẩy. Mẹ dịu dàng dỗ dành, Phương vừa khóc vừa kể lại chuyện. Mẹ nói: “Không sao đâu con, để ngày mai mẹ xin lỗi cô giáo.” Hôm sau, mẹ dẫn Phương đến lớp. Chờ cô giáo tới, mẹ nói điều gì với cô, cô cười và gật đầu. Tiết chào cờ đầu tuần đã đến. Phương giật thót mình khi nghe cô hiệu trưởng nhắc tên mình: “Em Trần Thanh Phương… Em còn nhỏ mà đã biết giúp đỡ người neo đơn, hoạn nạn… Việc tốt của em Phương đáng được tuyên dương”. Tiếng vỗ tay làm Phương bừng tỉnh. Mọi con mắt đổ dồn về phía nó. Nó cúi gầm mặt xuống, cảm thấy ngượng nghịu và xấu hổ. Vậy mà nó đã giận mẹ! Theo Nguyễn Thị Hoan Câu 1: Lần đầu được mẹ đưa đến lớp Phương đã quyết định làm gì? Câu 2: Vì sao Phương lại đi học trễ? Câu 3: Mẹ có hành động và thái độ gì khi nghe Phương khóc và kể chuyện? Câu 4: Nếu em là Phương trong câu chuyện trên, em muốn nói gì với mẹ. Đề 3: HOA GIẤY Trước nhà, mấy cây bông giấy nở hoa tưng bừng. Trời càng nắng gắt, hoa giấy càng bồng lên rực rỡ. Màu đỏ thắm, màu tím nhạt, màu da cam, màu trắng muốt tinh khiết…. Cả vòm cây lá chen hoa bao trùm lấy ngôi nhà lẫn mảnh sân nhỏ phía trước. Tất cả như nhẹ bỗng, tưởng chừng chỉ cần một trận gió ào qua, cây bông giấy trĩu trịt hoa sẽ bốc bay lên, mang theo cả ngôi nhà lang thang giữa bầu trời… Hoa giấy đẹp một cách giản dị. Mỗi cánh hoa giống hệt một chiếc lá, chỉ có điều mỏng manh hơn và có màu sắc rực rỡ. Lớp lớp hoa giấy rải kín mặt sân, nhưng chỉ cần một làn gió thoảng, chúng liền tản mát bay đi mất.
- Hoa giấy rời cành khi vẫn còn đẹp nguyên vẹn, hoa rụng mà vẫn còn tươi nguyên; đặt trên lòng bàn tay, những cánh hoa mỏng tang rung rinh, phập phồng, run rẩy như đang thở, không có một chút mảy may biểu hiện của sự tàn úa. Dường như chúng không muốn mọi người phải buồn rầu vì chứng kiến cảnh héo tàn. Chúng muốn mọi người lưu giữ mãi những ấn tượng đẹp đẽ mà chúng đã đem lại trong suốt cả một mùa hè: những vồng hoa giấy bồng bềnh đủ màu sắc giống hệt những áng mây ngũ sắc chỉ đôi lần xuất hiện trong những giấc mơ thuở nhỏ…. Theo Trần Hoài Dương Câu 1: Bài văn tả vẻ đẹp của cây hoa giấy vào mùa nào? Câu 2: Mỗi cánh hoa giấy khác một chiếc lá ở điểm nào? Câu 3: Vì sao chỉ cần một làn gió thoảng, lớp lớp hoa giấy rải kín mặt sân tản mát bay đi mất? Câu 4: Những cây hoa giấy muốn mọi người lưu giữ điều gì? Đề 4: CHIẾC KÉN BƯỚM Có một anh chàng tìm thấy một cái kén bướm. Một hôm anh ta thấy kén hé ra một lỗ nhỏ. Anh ta ngồi hàng giờ nhìn chú bướm nhỏ cố thoát ra khỏi chiếc lỗ nhỏ xíu. Rồi anh ta thấy mọi việc không tiến triển gì thêm. Hình như chú bướm không thể cố được nữa. Vì thế anh ta quyết định giúp chú bướm nhỏ. Anh ta lấy kéo rạch lỗ nhỏ cho to thêm. Chú bướm dễ dàng thoát ra khỏi cái kén nhưng thân hình nó thì sưng phồng lên, đôi cánh thì nhăn nhúm. Còn chàng thanh niên thì cứ ngồi quan sát với hi vọng một lúc nào đó thân hình chú bướm sẽ xẹp lại và đôi cánh đủ rộng hơn để nâng đỡ thân hình chú. Nhưng chẳng có gì thay đổi cả! Sự thật là chú bướm phải bò loanh quanh suốt quãng đời còn lại với đôi cánh nhăn nhúm và thân hình sưng phồng. Nó sẽ không bao giờ bay được nữa. Có một điều mà người thanh niên không hiểu: cái kén chật chội khiến chú bướm phải nỗ lực mới thoát ra khỏi cái lỗ nhỏ xíu kia chính là quy luật của tự nhiên tác động lên đôi cánh và có thể giúp chú bướm bay ngay khi thoát ra ngoài. Đôi khi đấu tranh là điều cần thiết trong cuộc sống. Nếu ta quen sống một cuộc đời phẳng lặng, ta sẽ mất đi sức mạnh tiềm tàng mà bẩm sinh mọi người đều có và chẳng bao giờ ta có thể bay được. Vì thế, nếu bạn thấy mình đang phải vượt qua nhiều áp lực và căng thẳng thì hãy tin rằng sau đó bạn sẽ trưởng thành hơn.
- Nông Lương Hoài Câu 1: Chú bướm nhỏ cố thoát mình ra khỏi chiếc lỗ nhỏ xíu để làm gì? Câu 2: Vì sao chú bướm nhỏ chưa thoát ra khỏi cái kén được? Câu 3: Chú bướm nhỏ đã thoát ra khỏi kén bằng cách nào? Câu 4: Câu chuyện muốn nói với em điều gì? Đề 5: CÁI CHẤM NHỎ Ai học hết lớp Bốn, lớp Năm mà lại không biết tấm bản đồ Việt Nam không nhỉ? Không có ai đâu! Đã là người Việt Nam, được cắp sách đến trường, thì chỉ đến lớp Ba thôi, là đã nhận biết tấm bản đồ ấy rồi. Hôm nay, trong tiết học Địa lý, cô giáo ra bài tập cho cả lớp: vẽ bản đồ nước Việt Nam theo trí nhớ chứ không nhìn bản đồ mẫu. Cô hướng dẫn cách vẽ và yêu cầu cả lớp về nhà tập thêm. Lòng háo hức, về nhà, Thanh miệt mài tập vẽ. Thanh cố nhớ, cố vẽ không nhìn mẫu và mang khoe bố. Bố em nhìn và gật đầu: - Khá giống đấy, nhưng còn thiếu. Thấy vẻ mặt Thanh ngạc nhiên, bố cười: - Tổ quốc Việt Nam ngoài đất liền, còn có những hòn đảo ngoài khơi. Bản đồ của con còn thiếu những chấm nhỏ để chỉ những hòn đảo ấy. Ví dụ chỗ này… Bố em vừa nói vừa chỉ vào vùng phía Nam chếch ra ngoài khơi và nói tiếp: - Chỗ này có vùng đảo gọi là Côn Đảo. Đây là một quần đảo nằm ngoài khơi biển Nam Bộ thuộc Biển Đông của Việt Nam, cách Vũng Tàu 97 hải lý, con có biết không? Thanh thưa ngay: - Con biết ạ! Trong quá khứ, đây là nơi bọn đế quốc xâm lược dùng làm nơi giam hãm, tù đày và giết hại các chiến sĩ cách mạng của nước ta! - Đúng! Một cái chấm nhỏ trên bản đồ của nước ta cũng không được phép quên con ạ. Biển, đảo thuộc chủ quyền lãnh thổ Việt Nam chính là phần lãnh thổ quan trọng không thể tách rời của Tổ quốc Việt Nam. Đừng quên con nhé, dù chỉ là một chấm nhỏ thôi! Bố nói xong, Thanh cầm lấy cây bút và chấm những chấm nhỏ vào vùng biển nước ta, nơi mà em áng chừng là các đảo và quần đảo của đất nước mình. Theo Cái chấm nhỏ - Phong Thu Câu 1: Vào tiết học Địa lý, cô giáo yêu cầu học sinh cả lớp làm gì? Câu 2: Theo ba Thanh, vì sao bản đồ bạn vẽ chưa giống với bản đồ mẫu? Câu 3: Tại sao ba Thanh lại muốn bạn phải vẽ các chấm nhỏ vào bản đồ Việt Nam? Câu 4: Qua bài “Cái chấm nhỏ”, em hiểu bản đồ là gì?
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án
26 p | 1236 | 34
-
Bộ 16 đề thi học kì 2 môn Toán lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án
61 p | 212 | 28
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
4 p | 449 | 21
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
3 p | 276 | 9
-
8 đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 12 có đáp án
42 p | 80 | 8
-
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Xuân Lộc
6 p | 75 | 6
-
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Lê Quý Đôn
9 p | 136 | 5
-
Đề thi học kì 2 môn Khoa học lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Bình Thành 2
5 p | 90 | 4
-
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Đại Đồng
9 p | 75 | 4
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Tây Yên 1
5 p | 65 | 4
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p | 248 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học R'Lơm
5 p | 52 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Bình Thành 2
6 p | 67 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Xuân Lộc
5 p | 74 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Khoa học lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Đại Đồng
6 p | 108 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Khoa học lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân
4 p | 62 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Hiến Thành
4 p | 41 | 1
-
Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p | 205 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn