intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Tin học lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Hồ Nghinh, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học, biết cấu trúc ra đề thi như thế nào và xem bản thân mình mất bao nhiêu thời gian để hoàn thành đề thi này. Mời các bạn cùng tham khảo "Đề thi học kì 2 môn Tin học lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Hồ Nghinh, Quảng Nam" dưới đây để có thêm tài liệu ôn thi. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Tin học lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Hồ Nghinh, Quảng Nam

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2023 - 2024 TRƯỜNG THPT HỒ NGHINH MÔN TIN HỌC 10 Thời gian làm bài : 45 Phút; (Đề có 4 trang) Họ tên : ............................................................... Số báo danh: ............. I. TRẮC NGHIỆM (7 điểm) Câu 1. Câu lệnh sau đây trả lại giá trị gì? >>> “ab” in “abc123” A. True B. False C. true D. false Câu 2. Ý nghĩa của lệnh s1.find(s2,start) là: A. Tìm vị trí xâu s2 trong xâu s1 bắt đầu từ vị trí start B. Tìm vị trí xâu s1 trong xâu s2 bắt đầu từ vị trí start C. Tìm vị trí xâu s2 trong xâu s1 D. Tìm vị trí xâu s1 trong xâu s2 Câu 3. Lệnh nào sau đây dùng để tách 1 xâu thành danh sách các từ? A. split( ) B. join( ) C. in D. find( ) Câu 4. Khẳng định nào sau đây là SAI khi nói đến hàm trong Python? A. Được định nghĩa bằng từ khoá def, theo sau là tên hàm B. Hàm bắt buộc phải có tham số C. Hàm có thể có hoặc không có giá trị trả lại D. Khối lệnh mô tả hàm được viết sau dấu “:” Câu 5. Cú pháp thiết lập hàm có trả lại giá trị trong Python là A. def ():
  2. return B. def : return C. def (): return D. def (): Câu 6. Hàm nào sau đây KHÔNG PHẢI là hàm thiết kế sẵn của Python? A. range ( ) B. str ( ) C. length( ) D. float ( ) Câu 7. Tham số của hàm được định nghĩa khi A. gọi hàm B. sử dụng return C. không truyền giá trị D. khai báo hàm Câu 8. Xác định đối số trong đoạn chương trình sau: >>> def f(a,b): return a+b >>> x=1 >>> f(5,x) A. a, b B. 5, x C. x D. không có đối số Câu 9. Giả sử hàm f có 2 tham số x, y khi khai báo, hàm sẽ trả lại giá trị 2*x-y. Lời gọi hàm nào sau đây là ĐÚNG? A. f(1,2,3)
  3. B. f(1,2) C. f(7,a) D. f(b,10) Câu 10. Phát biểu nào sau đây SAI khi sử dụng hàm? A. Một hàm khi khai báo có 1 tham số nhưng khi gọi hàm có thể có 2 đối số. B. Khi gọi hàm, các tham số sẽ được truyền bằng giá trị thông qua đối số của hàm. C. Lời gọi hàm có lỗi nếu tham số được truyền chưa có giá trị. D. Số lượng giá trị được truyền vào hàm bằng số tham số trong khai báo của hàm. Câu 11. Các biến nào sau đây là biến bên trong hàm? >>> def f(x,y): n=3 x=y*2 return n+ x*y >>> a=b=1 >>> f(a, b) A. a, b B. n, x, y C. n D. không có biến nào Câu 12. Xác định giá trị của biến t trong đoạn chương trình sau: >>> def tong(a,b): global t t=a+b return t >>> t=10 >>> tong(1, 2) >>> t A. 10 B. 3 C. 13 D. có lỗi Câu 13. Cho đoạn chương trình sau: >>> a=1 >>> def f(n): a=n+1 return a Giá trị của a bằng bao nhiêu sau khi thực hiện lệnh: >>> f (2) A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
  4. Câu 14. Khẳng định nào sau đây là SAI khi nói về phạm vi của các biến trong chương trình có sử dụng hàm? A. Các biến được khai báo bên trong một hàm chỉ được sử dụng bên trong hàm đó B. Có thể khai báo một biến bên trong hàm trùng tên với biến đã khai báo trước đó bên ngoài hàm C. Bên trong hàm không thể truy cập để sử dụng giá trị của biến đã khai báo trước đó ở bên ngoài hàm. D. Để biến bên ngoài vẫn có tác dụng bên trong hàm thì chỉ cần khai báo lại biến này bên trong hàm với từ khóa global Câu 15. Cho đoạn chương trình sau: >>> def f(a,b) : n=1 a = a/2 return (a + b) * n >>> a,b = 1,3 Giá trị n bằng bao nhiêu sau khi thực hiện lệnh: >>> f(a,b) A. 1 B. 3 C. báo lỗi C. 0 Câu 16. Phát biểu nào sau đây là SAI về lỗi trong Python? A. Có thể phân biệt lỗi chương trình Python làm ba loại. B. Khi có lỗi sai cú pháp, chương trình lập tức dừng và thông báo lỗi. C. Lỗi ngoại lệ là lỗi không thể thực hiện một lệnh trong chương trình. D. Cách xử lí các loại lỗi giống nhau. Câu 17. Có bao nhiêu phát biểu dưới đây là ĐÚNG? 1) Chương trình chạy khi lỗi lôgic xảy ra 2) Khi có lỗi sai cấu trúc ngôn ngữ, chương trình vẫn chạy. 3) Khi có lỗi ngoại lệ, chương trình dừng và thông báo lỗi. 4) Mã lỗi ngoại lệ trả lại gọi là mã lỗi ngoại lệ. A. 2. B. 3 C. 4 D. 1 Câu 18. Chương trình sau thông báo lỗi gì? >>> n = 3 >>> if n%2==0 print(“n là số chẵn”) A. Type Error. B. NameError. C. SyntaxError. D. ValueError.
  5. Câu 19. Hoàn thành phát biểu sau: “Có rất nhiều công cụ và phương pháp khác nhau để kiểm thử chương trình. Các công cụ có mục đích … của chương trình và …, … các lỗi phát sinh trong tương lai” A. Tìm ra lỗi, phòng ngừa, ngăn chặn. B. Tìm ra lỗi, phòng ngừa, xử lí. C. Phòng ngừa, ngăn chặn, xử lí lỗi. D. Xử lí lỗi, phòng ngừa, ngăn chặn. Câu 20. Đâu KHÔNG PHẢI là công cụ để kiểm thử chương trình? A. Công cụ in biến trung gian. B. Công cụ sinh các bộ dữ liệu test. C. Công cụ thống kê dữ liệu D. Công cụ break point Câu 21. Chương trình sau có lỗi gì? >>> a=int(input(“nhập chiều dài hình chữ nhật”)) >>> b=int(input(“nhập chiều rộng hình chữ nhật”)) >>> print(“Chu vi hình chữ nhật là:”,a*b) A. Lỗi lôgic B. Lỗi kiểu dữ liệu C. Lỗi cú pháp D. Lỗi thụt đầu dòng II. TỰ LUẬN (3 điểm) Câu 1 (1 điểm). Nêu cách thiết lập hàm và cho biết kết quả của đoạn chương trình sau: >>> def hieu(a,b): print(a-b) >>> hieu(6,9) Câu 2 (1.5 điểm). Giả sử hàm f(x,y) được định nghĩa như sau: >>> def f(x,y): z=x*2+y print (z-n+1) >>> n=5 Kết quả nào thu được khi thực hiện lần lượt các lệnh sau: >>> f(2,3) >>> n >>> z Câu 3 (0.5 điểm). Viết hàm tổng các số lẻ từ 1 đến N.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2