intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Tin học lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Bát Tràng, Gia Lâm

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:15

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh đang chuẩn bị bước vào kì thi có thêm tài liệu ôn tập, TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn ‘Đề thi học kì 2 môn Tin học lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Bát Tràng, Gia Lâm’ để ôn tập nắm vững kiến thức. Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Tin học lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Bát Tràng, Gia Lâm

  1. PHÒNG GD&ĐT HUYỆN GIA LÂM MA TRẬN BÀI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THCS BÁT TRÀNG MÔN TIN HỌC LỚP 7 (Tiết 33 ) Nhận biết Thông Vận dụng Vận dụng Tổng Mức độ hiểu cao Nội dung TN TL TN TL TN TL TN TL Chủ đề 4: Ứng dụng tin học Số câu 6 1 (Câu 1) 6 1 (Câu 2) 4 18 (Các bài: 9, 10, 11, 12, 13) Số điểm 1,5 1,5 1,5 1,5 1 7 Chủ đề 5: Giải quyết vấn đề với Số câu 4 1 (Câu 3) 5 sự trợ giúp của máy tính (Bài: 14) Số điểm 1 2 3 Số câu 6 1 10 1 4 1 23 Tổng Số điểm 1,5 1,5 2,5 1,5 1 2 10 PHÒNG GD&ĐT HUYỆN GIA LÂM MA TRÂN ĐẶC TẢ BÀI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS BÁT TRÀNG NĂM HỌC 2023-2024 MÔN TIN HỌC LỚP 7 (Tiết 33 ) Nội dung/ Chương/ Mức độ đánh Số câu hỏi theo mức độ nhận thức TT Đơn vị kiến Chủ đề giá Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao thức 1 Chủ đề 4: Ứng Bài 9: Trình bày - Biết và thực 6 (TN) 6 (TN) + 1(TL) 4(TN) dụng tin học bảng tính hiện được một + Bài 10: Hoàn số chức năng 1(TL) thiện bảng tính định dạng dữ Bài 11: Tạo bài liệu số và trình trình chiếu bày bảng tính Bài 12: Định - Áp dụng được dạng đối tượng một số hàm trên trang chiếu tính toán dữ
  2. liệu: SUM, COUNT, AVERAGE, MIN, MAX - Biết được một số chức năng cở bản của phần mềm trình chiếu - Biết sử dụng tiêu đề và cấu trúc phân cấp Bài 13: Thực của bài trình hành tổng hợp: chiếu Hoàn thiện bài - Biết sử dụng trình chiếu các định dạng cho văn bản, hình ảnh minh họa một cách hợp lí cho bài trình chiếu - Biết sử dụng hiệu ứng động vào bài trình chiếu và sử dụng hiệu ứng một cách hợp lí 2 Chủ đề 5: Bài 14: Thuật - Nhận biết 4(TN) 1(TL) Giải quyết vấn toán tìm kiếm được thuật toán đề với sự trợ tuần tự tìm kiếm tuần giúp của máy tự tính - Biểu diễn và mô phỏng được hoạt động của
  3. thuật toán tìm kiếm tuần tự trên một bộ dữ liệu vào có kích thước nhỏ Tổng 18 5 Tỉ lệ % 70 30
  4. PHÒNG GD&ĐT GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS BÁT TRÀNG NĂM HỌC 2023 - 2024 Đề gồm: 20 câu TN và 3 câu TL MÔN TIN HỌC 7 (Tiết 33) Thời gian làm bài: 45 phút ĐỀ 1 I. PHẦN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM (5 điểm): A. (1,5 điểm) Các phát biểu dưới đây là đúng hay sai? Hãy ghi lại đáp án vào bài làm của em (VD: Câu 1. Đúng/ Câu 1. Sai…) Câu 1. Chỉ có thể xử lí văn bản, âm thanh trên các trang chiếu. Câu 2. Có hai loại hiệu ứng động là hiệu ứng cho đối tượng và hiệu ứng chuyển trang. Câu 3. Nội dung trong mỗi trang chiếu cần viết cô đọng, chọn lọc từ ngữ và chỉ nên tập trung vào một ý chính. Câu 4. Nên để sử dụng càng nhiều hiệu ứng động khiến cho người nghe tập trung. Câu 5. Nên biên tập lại nội dung và định dạng văn bản trong trang chiếu sau khi sao chép từ tệp văn bản sang. Câu 6. Một bài trình chiếu có càng nhiều hình ảnh minh họa thì càng tốt. B. (3,5 điểm) Chọn đáp án đúng và ghi lại chữ cái đầu tiên trước đáp án đúng vào bài làm của em. (Ví dụ: Câu 9. A…) Câu 7. Thế nào là ô dữ liệu trên bảng tính? A. Là giao của một hàng và một cột. C. Là giao nhau của nhiều hàng và nhiều cột. B. Là một vùng trên trang tính. D. Là một vị trí bất kì trên trang tính. Câu 8. Thuật toán tìm kiếm tuần tự thực hiện công việc như thế nào? A. Sắp xếp lại dữ liệu theo thứ tự của bảng chữ cái. B. Xem xét mục dữ liệu đầu tiên, sau đó xem xét lần lượt từng mục dữ liệu tiếp theo cho đến khi tìm thấy mục dữ liệu được yêu cầu hoặc đến khi hết danh sách. C. Chia nhỏ dữ liệu thành từng phần để tìm kiếm. D. Bắt đầu tìm từ vị trí bất kì của danh sách. Câu 9. Vùng dữ liệu B10:C15 có bao nhiêu ô dữ liệu? A. 10. B. 12. C. 20. D. 24.
  5. Câu 10. Trong trường hợp độ rộng của ô tính không đủ để hiển thị hết dữ liệu kiểu số thì trong ô tính đó xuất hiện các kí tự nào? A. ?. B. $. C. #. D. &. Câu 11. Từ khóa nào sau đây liên quan tới các bước định dạng dữ liệu số phân tách hàng nghìn, hàng triệu? A. Separator (,). B. Date. C. Percentage. D. Number. Câu 12. Trong các bài toán sau bài toán nào có thể áp dụng thuật toán tìm kiếm tuần tự? A. Cho dãy số 12, 34, 45, 67. Hãy tìm xem số 34 có trong dãy này không. B. Cho dãy số 12, 34, 45, 67. Hãy tìm xem số 45 ở vị trí nào trong dãy. C. Cho dãy số 12, 34, 45, 67. Hãy tính tổng các phần tử trong dãy. D. Cả A và B Câu 13. Để tính tổng giá trị trong các ô từ C3 đến C7 ta sử dụng công thức: A. =SUM(C3-C7) B. =SUM(C3:C7) C. =SUM(C3…C7) D. =SUM(C3:7) Câu 14. Công thức nào sau đây được tự động tính toán lại khi thay đổi dữ liệu trong các ô tính B4, C4, E4? A. =3.14*(15+45) B. =B4+C5+D6 C. =3.14*(2*E5+F4) D. =13+14+15 Câu 15. Ô E11 có công thức =SUM(C3,C5) thì kết quả hiển thị là bao nhiêu? Biết rằng ô C3 có giá trị bằng 12, ô C5 có giá trị bằng 10. A. 29 B. 28 C. 22 D. 21 Câu 16. Nếu muốn tăng thêm số chữ số sau dấu phẩy, em chọn nút lệnh nào sau đây trong nhóm lệnh Numbers của thẻ Home? A. B. C. D. Nhóm lệnh Numbers của thẻ Home Câu 17. Điều gì xảy ra khi thuật toán tìm kiếm tuần tự không tìm thấy giá trị cần tìm trong danh sách? A. Tiếp tục tìm kiếm và thông báo không bao giờ kết thúc. C. Thông báo “Tìm thấy”. B. Thông báo “Không tìm thấy” và kết thúc. D. Thông báo “Không tìm thấy”. Câu 18. Mỗi ô trên trang tính được đánh địa chỉ theo cột và hàng. Địa chỉ của ô tính nào dưới đây là đúng? A. B120. B. 21A. C. 9A3. D. _B5. Câu 19. Thực hiện thuật toán tìm kiếm tuần tự để tìm số 10 trong danh sách [2, 6, 8, 4, 10, 12]. Đầu ra của thuật toán là gì? A. Thông báo “Tìm thấy”. B. Thông báo “Không tìm thấy”.
  6. C. Thông báo “Tìm thấy”, giá trị cần tìm tại vị trí thứ 5 của danh sách. D. Thông báo “Tìm thấy”, giá trị cần tìm tại vị trí thứ 6 của danh sách. Câu 20. Khi nhập số vào ô tính thì dữ liệu được tự động: A. căn trái. B. căn phải. C. căn giữa. D. căn đều hai bên. B. PHẦN CÂU HỎI TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 21 (1,5 điểm). Kể tên các hàm em được học trong chương trình tin học lớp 7 (sách Kết nối tri thức với cuộc sống) và nêu ý nghĩa của các hàm đó. Nếu các tham số của hàm có chứa dữ liệu văn bản hoặc ô trống thì việc xử lí dữ liệu của các hàm tại các ô đó được thực hiện như thế nào? Câu 22 (1,5 điểm). Theo em, trang tiêu đề của bài trình chiếu nên đặt ở vị trí nào trong bài trình chiếu? Một bài trình chiếu có thể không có trang tiêu đề không? Hãy giải thích. Câu 23 (2 điểm). Cho danh sách học sinh sau đây: TT Họ và tên Ngày sinh Điểm Tin học 1 Nguyễn Châu Anh 14/12/2010 7,5 2 Nguyễn Phương Chi 09/02/2010 9,0 3 Hà Minh Đức 17/12/2010 8,0 4 Vũ Minh Hằng 08/03/2010 8,5 5 Lê Đức Huy 29/01/2010 7,0 6 Ngô Minh Thái 05/03/2010 9,5 7 Nguyễn Hà Trang 15/01/2010 6,5 8 Trần Thảo Vy 25/10/2010 10 a. Em hãy mô phỏng bằng bảng các bước tìm kiếm tuần tự để tìm họ và tên học sinh đầu tiên sinh vào tháng 1. b. Em hãy mô phỏng bằng bảng các bước tìm kiếm tuần tự để tìm học sinh đầu tiên được điểm 9,5 môn Tin học và cho biết họ và tên học sinh đó. PHÒNG GD&ĐT GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS BÁT TRÀNG NĂM HỌC 2023 - 2024 Đề gồm: 20 câu TN và 3 câu TL MÔN TIN HỌC 7 (Tiết 33) Thời gian làm bài: 45 phút
  7. ĐỀ 2 I. PHẦN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM (5 điểm): A. (2 điểm) Các phát biểu dưới đây là đúng hay sai? Hãy ghi lại đáp án vào bài làm của em (VD: Câu 1. Đúng/ Câu 1. Sai…) Câu 1. Nên biên tập lại nội dung và định dạng văn bản trong trang chiếu sau khi sao chép từ tệp văn bản sang. Câu 2. Phần mềm trình chiếu có các chức năng cơ bản là tạo bài trình bày dưới dạng một tệp và trình chiếu. Câu 3. Trong bài trình chiếu, trang tiêu đề không cần thiết. Câu 4. Nội dung trong mỗi trang chiếu cần viết cô đọng, chọn lọc từ ngữ và chỉ nên tập trung vào một ý chính. Câu 5. Nên sử dụng nhiều loại hiệu ứng động trên trang chiếu để thu hút sự tập trung của người nghe. Câu 6. Không nên dùng nhiều màu, nhiều phông chữ trên một trang chiếu. B. (3 điểm) Chọn đáp án đúng và ghi lại chữ cái đầu tiên trước đáp án đúng vào bài làm của em. (Ví dụ: Câu 9. A…) Câu 7. Vị trí giao nhau của một hàng và một cột được gọi là gì? A. Ô. B. Trang tính. C. Hộp địa chỉ. D. Bảng tính. Câu 8. Vùng dữ liệu A5:B10 có bao nhiêu ô dữ liệu? A. 10. B. 12. C. 20. D. 24. Câu 9. Điều gì xảy ra khi thuật toán tìm kiếm tuần tự đã tìm thấy giá trị cần tìm trong danh sách nhưng chưa kết thúc danh sách? A. Tiếp tục tìm kiếm và thông báo không bao giờ kết thúc. C. Thông báo “Tìm thấy”. B. Thông báo “Tìm thấy” và kết thúc. D. Thông báo “Không tìm thấy”. Câu 10. Khi nhập văn bản vào ô tính thì dữ liệu được tự động: A. căn trái. B. căn phải. C. căn giữa. D. căn đều hai bên. Câu 11. Mỗi ô trên trang tính được đánh địa chỉ theo cột và hàng. Địa chỉ của ô tính nào dưới đây là đúng? A. Z120A. B. AB_12. C. ABCDE. D. MN1100. Câu 12. Công thức =SUM(C4,C6,C8) cho kết quả là bao nhiêu? Biết rằng ô C4 có giá trị bằng 12, ô C6 có giá trị bằng 10, ô C8 có giá trị bằng 16.
  8. A. 48 B. 18 C. 38 D. 28 Câu 13. Trong trường hợp độ rộng cột B không đủ để hiển thị hết dữ liệu, em cần làm gì để dữ liệu được hiển thị ở trong cột B không tràn sang cột C? A. Mở rộng cột A. B. Mở rộng cột B. C. Mở rộng cột C. D. Mở rộng cột B và C Câu 14. Từ khóa nào sau đây liên quan tới các bước định dạng dữ liệu số phần trăm? A. Separator (,). B. Date. C. Percentage. D. Number. Câu 15. Để tính tổng giá trị trong các ô từ C3 đến C7 ta sử dụng công thức: A. =SUM(C3-C7) B. =SUM(C3:C7) C. =SUM(C3…C7) D. =SUM(C3:7) Câu 16. Nếu muốn giảm bớt số chữ số sau dấu phẩy, em chọn nút lệnh nào sau đây trong nhóm lệnh Numbers của thẻ Home? A. B. C. D. Nhóm lệnh Numbers của thẻ Home Câu 17. Công thức nào sau đây được tự động tính toán lại khi thay đổi dữ liệu trong các ô tính B4, D4, E4? A. =3.14*(15+45) B. =B5+C5+E5 C. =D4*(2*E4+F4) D. =13+14+15 Câu 18. Thực hiện thuật toán tìm kiếm tuần tự để tìm số 10 trong danh sách [2, 6, 8, 4, 10, 12]. Đầu ra của thuật toán là gì? A. Thông báo “Tìm thấy”. B. Thông báo “Không tìm thấy”. C. Thông báo “Tìm thấy”, giá trị cần tìm tại vị trí thứ 5 của danh sách. D. Thông báo “Tìm thấy”, giá trị cần tìm tại vị trí thứ 6 của danh sách. Câu 19. Thuật toán tìm kiếm tuần tự thực hiện công việc gì? A. Tìm kiếm dữ liệu cho trước trong một danh sách đã cho. C. Xử lí dữ liệu. B. Sắp xếp dữ liệu theo chiều tăng dần. D. Lưu trữ dữ liệu. Câu 20. Trong các bài toán sau bài toán nào có thể áp dụng thuật toán tìm kiếm tuần tự: A. Cho dãy số 12, 34, 45, 67. Hãy tìm xem số 34 có trong dãy này không. B. Cho dãy số 12, 34, 45, 67. Hãy tìm xem số 45 ở vị trí nào trong dãy. C. Cho dãy số 12, 34, 45, 67. Hãy tính tổng các phần tử trong dãy. D. Cả A và B
  9. B. PHẦN CÂU HỎI TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 21 (1,5 điểm). Kể tên các hàm em được học trong chương trình tin học lớp 7 (sách Kết nối tri thức với cuộc sống) và nêu ý nghĩa của các hàm đó. Nếu các tham số của hàm có chứa dữ liệu văn bản hoặc ô trống thì việc xử lí dữ liệu của các hàm tại các ô đó được thực hiện như thế nào? Câu 22 (1,5 điểm). Cấu trúc phân cấp (hay danh sách kí hiệu đầu dòng nhiều cấp) thường được sử dụng khi nào? Em hãy liệt kê những ưu điểm của việc sử dụng cấu trúc phân cấp trong bài trình chiếu. Câu 23 (2 điểm). Cho danh sách học sinh sau đây: TT Họ và tên Ngày sinh Điểm Tin học 1 Nguyễn Châu Anh 14/12/2010 7,5 2 Nguyễn Phương Chi 09/02/2010 9,0 3 Hà Minh Đức 17/12/2010 8,0 4 Vũ Minh Hằng 08/03/2010 8,5 5 Lê Đức Huy 29/01/2010 7,0 6 Ngô Minh Thái 05/03/2010 9,5 7 Nguyễn Hà Trang 15/01/2010 6,5 8 Trần Thảo Vy 25/10/2010 10 a. Em hãy mô phỏng bằng bảng các bước tìm kiếm tuần tự để tìm họ và tên học sinh đầu tiên sinh vào tháng 3. b. Em hãy mô phỏng bằng bảng các bước tìm kiếm tuần tự để tìm học sinh đầu tiên được điểm 9,5 môn Tin học và cho biết họ và tên học sinh đó. PHÒNG GD&ĐT HUYỆN GIA LÂM ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM TRƯỜNG THCS BÁT TRÀNG BÀI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2023-2024 MÔN TIN HỌC LỚP 7 (Tiết 33 ) I. PHẦN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM (5 điểm)
  10. Từ câu 1 đến câu 20: mỗi đáp án chọn đúng được 0,25 điểm. 1. Sai 5. Đúng 9. B 13. B 17. B 2. Đúng 6. Sai 10. C 14. B 18. A ĐỀ 1 3. Đúng 7. A 11. D 15. C 19. C 4. Sai 8. B 12. A 16. C 20. B 1. Đúng 5. Sai 9. B 13. B 17. C 2. Đúng 6. Đúng 10. A 14. C 18. C ĐỀ 2 3. Sai 7. A 11. B 15. B 19. A 4. Đúng 8. B 12. D 16. D 20. D II. PHẦN CÂU HỎI TỰ LUẬN (5 điểm) Tùy thuộc vào câu trả lời của HS để cho điểm sao cho phù hợp Câu 21 (1,5 điểm) (Chung cho cả hai đề) Nội dung trả lời Điểm HS nêu đúng và đủ tên các hàm được học trong chương trình tin học lớp 7 (sách 1 điểm Kết nối tri thức với cuộc sống) và ý nghĩa của nó: + Hàm SUM: dùng để tính tổng + Hàm AVERAGE: dùng để tính trung bình cộng + Hàm MAX: dùng để tìm giá trị lớn nhất + Hàm MIN: dùng để tìm giá trị nhỏ nhất + Hàm COUNT: dùng để đếm số lượng các giá trị số Nếu các tham số của hàm có chứa dữ liệu văn bản hoặc ô trống hàm sẽ bỏ qua, 0,5 điểm không xử lí dữ liệu. Hàm chỉ xử lí dữ liệu với các tham số là dữ liệu số. Câu 22 (1,5 điểm) Nội dung trả lời Điểm
  11. + Bài trình chiếu thường có trang đầu tiên là trang tiêu đề, cho biết chủ 0,75 điểm đề bài trình bày. ĐỀ 1 + Trang tiêu đề làm nổi bật nội dung cần trình bày do đó nó không thể 0,75 điểm thiếu trong một bài trình chiếu. + Cấu trúc phân cấp (hay danh sách kí hiệu đầu dòng nhiều cấp) 0,75 điểm thường được sử dụng trong soạn thảo văn bản, tạo bài trình chiếu ĐỀ 2 + Ưu điểm của việc sử dụng cấu trúc phân cấp trong bài trình chiếu: 0,75 điểm giúp cho nội dung trình bày có bố cục mạch lạc, dễ hiểu; giúp truyền tải thông tin và quản lí nội dung tốt hơn. Câu 23 (2 điểm) a. Tìm họ và tên HS có tháng sinh theo yêu cầu: Nội dung trả lời Điểm
  12. 1 điểm Có đúng sinh Lần lặp Ngày sinh tháng 1 không? 1 14/12/2010 Sai 2 09/02/2010 Sai ĐỀ 1 3 17/12/2010 Sai 4 08/03/2010 Sai 5 29/01/2010 Đúng Kết luận: Tìm thấy học sinh đầu tiên sinh vào tháng 1 có tên là Lê Đức Huy sau 5 lần tìm kiếm
  13. 1 điểm Có đúng sinh Lần lặp Ngày sinh tháng 1 không? 1 14/12/2010 Sai 2 09/02/2010 Sai 3 17/12/2010 Sai ĐỀ 2 4 08/03/2010 Sai 5 29/01/2010 Sai 6 05/03/2010 Đúng Kết luận: Tìm thấy học sinh đầu tiên sinh vào tháng 1 có tên là Ngô Minh Thái sau 6 lần tìm kiếm b. Tìm họ và tên HS có điểm môn tin học là 9,5: (Chung cho cả 2 đề)
  14. Nội dung trả lời Điểm 1 điểm Điểm Tin Có đúng được 9.5 điểm Có đúng đã hết danh Lần lặp học không? sách không? 7,5 1 Sai Sai 9,0 2 Sai Sai 8,0 3 Sai Sai 8,5 4 Sai Sai 7,0 5 Sai Sai 9,5 6 Đúng - Kết luận: Tìm thấy học sinh đầu tiên được 9,5 điểm môn tin có tên là Ngô Minh Thái sau 6 lần tìm kiếm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2