intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Văn lớp 10 năm 2014 - THPT Trần Ngọc Hoằng - Cần Thơ

Chia sẻ: Nguyen Thi C | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

444
lượt xem
39
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề thi học kì 2 môn Văn lớp 10 năm 2014 - THPT Trần Ngọc Hoằng - Cần Thơ này giúp các em học sinh ôn tập kiến thức, ôn tập kiểm tra, thi cuối kỳ, rèn luyện kỹ năng để các em nắm được toàn bộ kiến thức chương trình văn 10

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Văn lớp 10 năm 2014 - THPT Trần Ngọc Hoằng - Cần Thơ

  1. ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN VĂN LỚP 10 NĂM 2014 - THPT TRẦN NGỌC HOẰNG, CẦN THƠ Câu 1: (2.0 điểm) Anh(chị) hãy kể các lần biến hóa của nhân vật Tấm trong truyện Tấm Cám.Ý nghĩa các lần biến hóa đó? Câu 2: (3,0 điểm) Đọc câu chuyện sau: LỖI LẦM VÀ SỰ BIẾT ƠN Hai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, giữa hai người có xảy ra một cuộc tranh luận, và một người nổi nóng không kiềm chế được mình đã nặng lời miệt thị người kia. Cảm thấy bị xúc phạm, anh không nói gì, chỉ viết lên cát: “Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ”. Họ đi tiếp, tìm thấy một ốc đảo, và quyết định đi bơi. Người bị miệt thị lúc nãy bây giờ bị đuối sức và chìm dần xuống. Người bạn kia đã tìm cách cứu anh. Khi đã lên bờ, anh lấy một miếng kim loại khắc lên đá: “Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi”. Người kia hỏi: “Tại sao khi tôi xúc phạm anh, anh viết lên cát, còn bây giờ anh lại khắc lên đá ?” Anh ta trả lời: “Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xóa nhòa theo thời gian, nhưng không ai có thể xóa được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá, trong lòng người”. Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá. (Ngữ văn 9, Tập một, tr. 160, NXB Giáo dục - 2005) Anh(chị) có đồng ý với câu kết của câu chuyện không? Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của anh(chị) về vấn đề đó. Câu 2: (5,0 điểm) Anh(chị) hãy phân tích bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
  2. ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN VĂN LỚP 10 NĂM 2014 - THPT TRẦN NGỌC HOẰNG, CẦN THƠ Câu Nội dung Câu 1 - Các lần biến hóa của Tấm: + Lần 1: Trèo cau, bị đốn gốc cây ngã chết đuối biến thành chim vàng anh + Lần 2: Chim vàng anh bị giết, lông chim hóa thành 2 cây xoan đào + Lần 3: Xoan đào bị chặt, đóng khung cửi, khung cửi bị đốt, từ đóng tro mọc lên cây thị, Tấm hóa thành quả thị và ở chung với bà lão trong rừng + Lần 4: Từ quả thị bước ra trở thành cô Tấm xinh đẹp hơn trước -Ý nghĩa những lần hóa thân của Tấm: Sự biến hóa của Tấm thể hiện sức sống, sức trỗi dậy mãnh liệ của con người trước sự vùi dập của kẻ ác. Đó là sức mạnh của cái thiện thắng ác Câu 2 a. Yêu cầu về kỹ năng: - Biết cách làm một bài văn nghị luận xã hội về tư tưởng, đạo lí. - Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, mạch lạc. - Trình bày cẩn thận, sạch sẽ, chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu… b. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể nêu ý kiến riêng, trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần chân thành, thiết thực, hợp lí, chặt chẽ và thuyết phục. Cần nêu được các ý chính sau: - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận. - Giải thích: + Câu chuyện Lỗi lầm và sự biết ơn kể về hai người bạn đi trên sa mạc. Một người vì bị bạn đối xử xấu nên đã ghi trên cát. Sau khi được người bạn cứu, anh đã ghi lại trên đá:“Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi”.
  3. + Việc làm này của anh là một bài học giáo dục con người hãy tha thứ khi bạn bè, mọi người làm lỗi với mình và cần ghi lòng tạc dạ sự biết ơn khi được người khác giúp đỡ. - Bàn luận: + Trong cuộc sống, ai cũng mắc phải sai lầm. Vì vậy, ta cần phải bao dung, tha thứ lỗi lầm của người khác. (Dẫn chứng và phân tích) Những giận hờn, thù oán sẽ làm tâm hồn ta chai sạn, cuộc sống nặng nề. + Khi nhận được sự giúp đỡ của người khác thì chúng ta không được quên những ân nghĩa đó. (Dẫn chứng và phân tích) Nhớ ơn sẽ làm tâm hồn ta đẹp hơn, biết trân trọng cuộc sống hơn. + Phê phán: những người không có lòng bao dung, tha thứ cho người khác và bội bạc với người đã có ơn với mình. - Bài học nhận thức và hành động: + Câu chuyện Lỗi lầm và sự biết ơn vẫn là một bài học để mỗi chúng ta tự rèn luyện và hoàn thiện bản thân. + Hãy tha thứ lỗi cho bạn bè, người thân,... để cuộc sống đẹp thêm và hãy luôn trân trọng, ghi nhớ công ơn của cha mẹ, thầy cô,... - những người đã đem lại cho chúng ta những niềm vui và hạnh phúc. Lưu ý: - Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kỹ năng và kiến thức. - Nếu thí sinh có những suy nghĩ riêng mà hợp lý thì vẫn được chấp nhận. c. Cách cho điểm: - Điểm 3: Đáp ứng các yêu cầu trên, có thể còn mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt. - Điểm 2: Trình bày được hơn nửa các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt.
  4. - Điểm 1: Bài viết sơ sài, diễn đạt yếu. Câu 3 a. Yêu cầu về kỹ năng: - Biết cách làm bài nghị luận kiểu bài phân tích một bài thơ. Kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. Trình bày cẩn thận. - Thí sinh biết cách phân tích cái hay cái đẹp của một bài thơ. b. Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở những hiểu biết về tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm và bài thơ Nhàn, thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, song cần nêu được các ý chính sau: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề cần nghị luận: Quan niệm sống nhàn và vẻ đẹp nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm - Phân tích: + Vẻ đẹp cuộc sống ở Bạch Vân am của Nguyễn Bỉnh Khiêm( câu 1-2,5-6) -Câu 1,2: Hình ảnh: mai, cuốc, cần câu Điệp từ- số từ: một Cuộc sống lao động như một lão nông tất cả đã sẵn sàng, chu đáo;phong thái ung dung và bình thản - Câu 5,6: + Phép đối + Hình ảnh: măng trúc, giá, hồ sen, ao +Thời gian: xuân, hạ, thu, đông + Hành động: ăn, tắm Cuộc sống đạm bạc, thanh cao; sinh hoạt bình thường dân dã; sống chan hòa với tự nhiên, với thiên nhiên Hai câu thơ như vẽ bộ tứ bình bốn mùa xuân, hạ, thu, đông với các cảnh sinh
  5. hoạt mùa nào thức ấy, có mùi vị, có sắc hương, nhẹ nhàng, trong sang; vừa có nước trong vừa có hương thơm thanh quý - Vẻ đẹp nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm( câu 3-4,7-8) + Phép đối: dại>< người, vắng vẻ>< lao xao Tìm về nơi vắng vẻ, nơi ít người và là nơi tĩnh lặng của thiên nhiêntrong sạch, nơi thảnh thơi nghỉ ngơi của tâm hồn; xa lánh chốn lao xao pồn ào, sang trọng, quyền thế, thủ đoạn bon chen mất tính người, tình người trong hoàn cảnh xã hội bấy giờ + Điển tích: Rượu đến cội cây ta sẽ uống Nhìn xem phú quý tựa giấc chiêm bao Nhà thơ tìm đến rượu uống say để chiêm bao, để nhận ra lẽ sống, nhân cách, trí tuệ. Công danh phú quý ở trên đời chỉ như một giấc mơ dưới gốc cây hòe thoảng qua, chẳng có ý nghĩa gì, cái tồn tại, cái vĩnh hằng chính là thiên nhiên và nhân cách con người. - Đánh giá chung: + Với lối thơ trữ tình kết hợp triết lí, tự nhiên, hóm hỉnh, nhẹ nhàng mà sâu sắc, bài thơ đã cho ta thấy tính tích cực, trí tuệ và sâu sắc trong quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm +Mặt khác, trong hoàn cảnh cụ thể của cuộc đời ông thì quan niệm sống ấycũng là một cách phản đối lại chế độ đương thời phù hợp với tính cách Nguyễn Bỉnh Khiêm. +Chúng ta phải trân trọng vẻ đẹp nhân cách Nguyễn Bỉnh Khiêm. Lưu ý: Trong quá trình phân tích, thí sinh không được tách rời nội dung và nghệ thuật của bài thơ. Nếu phân tích nội dung trước, sau đó nói qua về nghệ thuật thì tối đa chỉ được 2,5 điểm. c. Cách cho điểm: - Điểm 5: Đáp ứng các yêu cầu về kĩ năng và kiến thức, có thể còn mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt. Phân tích nghệ thuật để làm nổi bật nội dung. - Điểm 3: Trình bày được hơn nửa các yêu cầu về kỹ năng và kiến thức, còn mắc một số lỗi diễn đạt. Có khai thác các yếu tố nghệ thuật để làm nổi bật nội dung nhưng chưa đầy đủ.
  6. - Điểm 1: Bài viết quá sơ sài, diễn đạt yếu. - Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề. ---- HẾT ----
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2