intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Vật lí lớp 7 năm 2019-2020 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Tân Yên

Chia sẻ: Từ Lương | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

130
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học, biết cấu trúc ra đề thi như thế nào và xem bản thân mình mất bao nhiêu thời gian để hoàn thành đề thi này. Mời các bạn cùng tham khảo Đề thi học kì 2 môn Vật lí lớp 7 năm 2019-2020 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Tân Yên dưới đây để có thêm tài liệu ôn thi. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Vật lí lớp 7 năm 2019-2020 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Tân Yên

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II HUYỆN TÂN YÊN Năm học: 2019-2020 Môn thi: Vật lí 7 Đề thi có 2 trang Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian giao đề I. TRẮC NGHIÊM (5 điểm). Câu 1. Có thể làm thước nhựa nhiễm điện bằng cách A. áp sát thước nhựa vào một cực của pin. B. áp sát thước nhựa vào một đầu của thanh nam châm. C. hơ nóng nhẹ thước nhựa trên ngọn lửa. D. cọ xát thước nhựa bằng mảnh vải khô. Câu 2. Dùng mảnh vải khô để cọ xát thì có thể làm cho vật nào sau đây mang điện tích? A. Một ống bằng gỗ. B. Một ống bằng sắt. C. Một ống bằng giấy. D. Một ống bằng nhựa. Câu 3. Có 4 vật a, b,c và d đã nhiễm điện. Nếu vật a hút b, b hút c, c đẩy d thì A. vật b và c có điện tích cùng dấu. B. vật a và c có điện tích cùng dấu. C. vật b và d có điện tích cùng dấu. D. vật a và d có điện tích trái dấu. Câu 4. Dòng điện là A. dòng các nguyên tử chuyển động. B. dòng dịch chuyển có hướng của các điện tích dương. C. sự chuyển động hỗn độn của các điện tích. D. dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. Câu 5. Nguồn điện là A. thiết bị tạo ra và duy trì dòng điện. B. thiết bị bảo vệ dòng điện. C. thiết bị tiêu thụ dòng điện. D. thiết bị đóng ngắt dòng điện. Câu 6. Trong các vật liệu sau đây, các vật liệu thường dùng để làm vật cách điện là A. gỗ, sắt, đồng, nhôm. B. sơn, chì, gang, sành. C. than, gỗ, đồng, kẽm. D. nhựa, nilông, sứ, cao su. Câu 7. Dụng cụ nào sau đây không phải là nguồn điện? A. Pin. B. Bóng đèn điện đang sáng. C. Ác quy. D. Đinamô ở xe đạp. Câu 8. Hoạt động của dụng cụ nào dưới đây dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện? A. Điện thoại di động. B. Tivi. C. Rađiô ( máy thu thanh). D. Nồi cơm điện. Câu 9. Vật nào dưới đây có thể gây ra tác dụng từ? A. Mảnh nilon được cọ xát mạnh. B. Sợi dây cao su có hai đầu nối với hai cực của pin. C. Một cuộn dây dẫn có dòng điện chạy qua. D. Một pin còn mới đặt riêng trên bàn. Câu 10. Để mạ bạc cho một cái hộp bằng đồng thì làm theo cách nào đây? A. Nối hộp với cực dương của nguồn điện rồi nhúng hộp ngập trong dung dịch muối bạc. B. Nối hộp với cực âm của nguồn điện rồi nhúng hộp ngập trong dung dịch muối bạc. C. Nối một thỏi bạc với cực âm của nguồn điện và nối hộp với cực dương của nguồn điện, rồi nhúng thỏi bạc và hộp ngập trong dung dịch muối bạc để cho dòng điện chạy qua dung dịch này. D. Nối một thỏi bạc với cực dương của nguồn điện và nối hộp với cực âm của nguồn điện, rồi nhúng thỏi bạc và hộp ngập trong dung dịch muối bạc để cho dòng điện chạy qua dung dịch này. Câu 11. Ampe (A) là đơn vị của đại lượng nào trong các đại lượng dưới đây? A. Cường độ dòng điện. B. Lực . C. Hiệu điện thế. D. Khối lượng riêng. Câu 12. Dụng cụ dùng để đo cường độ dòng điện là A. vôn kế. B. ampekế. C. nhiệt kế. D. nhiệt lượng kế.
  2. Câu 13. Giá trị cường độ dòng điện 0,35 A = ......mA A. 3,5 . B. 350. C. 35. D. 0,035. Câu 14. Am pe kế có giới hạn đo 50mA phù hợp để đo cường độ dòng điện nào dưới đây? A. Dòng điện đi qua bóng đèn có cường độ là 0,35A. B. Dòng điện đi qua bóng đèn có cường độ là 28mA. C. Dòng điện đi qua bóng đèn có cường độ là 0,8A. D. Dòng điện đi qua bóng đèn có cường độ là 0,50A. Câu 15. Vôn kế là dụng cụ dùng để đo A. cường độ dòng điện. B. hiệu điện thế . C. độ dài. D. nhiệt độ. Câu 16. Đơn vị đo hiệu điện thế là A. vôn (V). B. ampe (A). C. mét (m). D. mét khối (m3). Câu 17. Trong trường hợp nào dưới đây không có hiệu điện thế (hay hiệu điện thế bằng 0)? A. Giữa hai đầu một chuông điện đang reo. B. Giữa hai đầu đèn LED đang sáng. C. Giữa hai đầu bóng đèn có ghi 3V đang để trong quầy bán đồ điện. D. Giữa hai cực của quả pin còn mới khi chưa mắc vào mạch. Câu 18. Giá trị hiệu điện thế 50 V =........kV A. 50000 . B. 5. C. 0,5 . D. 0,05. Câu 19. Có các mạch điện với sơ đồ như hình vẽ, cho biết sơ đồ nào hai bóng đèn không mắc song song với nhau? K + - K + - K + - K + - A. B. C. D. Câu 20. Một đoạn mạch gồm hai bóng đèn Đ1, Đ2 mắc song song giữa hai điểm A, B. Dòng điện chạy qua mỗi đèn có cường độ tương ứng là I1 = 0,3A ; I2 = 0,2A. Cường độ dòng điện (IAB) chạy trong mạch chính có giá trị là A. IAB = 0,2A. B. IAB = 0,3A. C. IAB = 0,5A. D. IAB = 0,1 A. II. Tự luận (5 điểm) Bài 1 (2điểm). Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống để được câu có nội dung đúng a. Ta có thể làm nhiễm điện một vật bằng cách........(1)........ Sau khi bị nhiễm điện vật có khả năng.....(2).....các vật nhỏ khác hoặc ....(3)....bóng đèn bút thử điện. Có ...(4)... loại điện tích. Các điện tích cùng loại đặt gần nhau thì....(5)..., các điện tích khác loại đặt gần nhau thì...(6).... b. Khi trời mưa thường xuất hiện sấm và sét. Hãy dùng kiến thức vật lý đã được học để giải thích hiện tượng sấm và sét đó? Câu 2 (3 điểm). K + - Cho mạch điện như hình vẽ. Ampe kế chỉ 0,3A, hiệu điện thế giữa hai đầu đèn Đ1 là U12 = 3,2V và hiệu điện thế giữa hai đầu đèn Đ2 là U23 = 2,8V. + a. Hai bóng đèn được mắc như thế nào ? Tháo bớt một bóng đèn A_ thì đèn còn lại có sáng không? Vì sao? Đ1 Đ2 1 2 3 b. Vẽ lại sơ đồ mạch điện và dùng mũi tên biểu diễn chiều dòng điện chạy trong mạch? c. Cường độ dòng điện qua đèn Đ1 và Đ2 là bao nhiêu? d. Tính hiệu điện thế U13 giữa hai điểm 1 và 3 của hai đèn Đ1 và Đ2? Họ và tên: .................................................... Số báo danh: ........... Phòng thi: ..............
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM HỌC KÌ II Năm học 2019 - 2020 Môn: Vật lý 7 Phần I : Trắc nghiệm: Mỗi câu đúng 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án D D B D A D B D C D Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án A B B B B A C D B C Phần II: Tự luận ( 5 điểm) Câu 1: a. ( 1,5 điểm). Mỗi từ hoặc cụm từ điền đúng 0,25 điểm 1: cọ xát 4: hai 2: hút 5: đẩy nhau 3: làm sáng 6: hút nhau b. (0,5 điểm). Sự cọ xát mạnh giữa những giọt nước trong luồng không khí bốc lên cao là một trong những nguyên nhân tạo ra các đám mây dông bị nhiễm điện. Khi đó giữa các đám mây này hoặc giữa chúng với mặt đất xuất hiện các tia lửa điện. + Khi có sự phóng điện giữa đám mây với đám mây: Do nhiệt độ cao của tia lửa điện, không khí giãn nở đột ngột, phát ra tiếng nổ gọi là sấm . + Khi có sự phóng điện giữa đám mây với mặt đất: đó là sét . Câu 2: (3 điểm) ý Đáp án Điểm Hai bóng đèn đước mắc nối tiếp 0.5 đ a Tháo một bóng thì bóng còn lại không sáng. 0.5 đ Vì mạch điện bị hở 0.25đ b. Biểu diễn đúng chiều dòng điện trong mạch 0.75 đ c I1=I2= 0,3 A 0.5 đ d Vì 2 đèn mắc nối tiếp nên U13=U12+U23= 3.2+2.8= 6V 0.5đ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2