intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Vật lí lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Bát Trang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

8
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm phục vụ quá trình học tập cũng như chuẩn bị cho kì thi kết thúc học kì sắp đến. TaiLieu.VN gửi đến các bạn tài liệu ‘Đề thi học kì 2 môn Vật lí lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Bát Trang’. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích, giúp các bạn hệ thống lại kiến thức đã học đồng thời rèn luyện kỹ năng giải đề. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Vật lí lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Bát Trang

  1. UBND HUYỆN AN LÃO MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II TRƯỜNG THCS BÁT TRANG NĂM HỌC 2022-2023 MÔN: VẬT LÝ 8 MA TRẬN ĐỀ Cấp độ Mức độ nhận thức Tổng Nhận biết Thông hiểu VD thấp VD cao Chủ đề TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL Nhận biết trường Hiểu được trong CĐ1. hợp vật có thế TH nào vật có Công suất, Tính được năng và động thế năng, động cơ năng công suất năng. năng, số w ghi trên dụng cụ điện Số câu 1 2 1 4 Số điểm 0,4 0,8 0,4 1,6 CĐ2. Nhận biết tính Hiểu được giữa Cấu Cấu tạo chất của các các phân tử có tạo phân tử phân tử cấu tạo khoảng cách phân của các nên vật tử chất Số câu 1 1 1 3 Số điểm 0,4 0,4 0,4 1,2 CĐ3. Nhận biết công Hiểu sự truyền Vận dụng được Vận dụng Nhiệt năng thức tính nhiệt nhiệt năng bằng công thức tính phương trình – công lượng thu vào các hình thức nhiệt lượng cân bằng nhiệt thức tính hay tỏa ra, sự khác nhau. nhiệt truyền nhiệt, sự lượng cân bằng nhiệt Số câu 6 1 2 1 1 1 8 4 Số điểm 2,4 1,0 0,8 1,0 1,0 1,0 3,2 4,0 T.số câu 8 1 5 1 2 1 1 15 4 T.số điểm 3,2 1,0 2,0 1,0 0,8 1,0 1,0 6,0 4,0 Tỉ lệ % 42% 30% 18% 10% 60% 40%
  2. UBND HUYỆN AN LÃO ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II NĂM HỌC 2022 - 2023 TRƯỜNG THCS BÁT TRANG MÔN : VẬT LÝ 8 (Thời gian làm bài: 45 phút) I. Trắc nghiệm(6 điểm) : Chọn đáp án đúng: Câu 1: Số ghi công suất trên các máy móc, dụng cụ hay thiết bị cho biết: A. Công suất định mức của dụng cụ hay thiết bị đó. B. Công thực hiện được của dụng cụ hay thiết bị đó. C. Khả năng tạo ra lực của dụng cụ hay thiết bị đó. D. Khả năng dịch chuyển của dụng cụ hay thiết bị đó. Câu 2: Trong các trường hợp sau đây trường hợp nào vật có cả thế năng và động năng? A. Một chiếc máy bay đang chuyển động trên đường băng của sân bay. B. Một chiếc ô tô đang đỗ trong bến xe. C. Một chiếc máy bay đang bay trên cao. D. Một chiếc ô tô đang chuyển động trên đường. Câu 3. Một người kéo một gàu nước có trọng lượng 15N từ giếng sâu 7m trong thời gian 30 giây. Công suất của người đó là: A. 15W. B. 3,5W. C. 35W. D. 5W. Câu 4: Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật chậm đi thì đại lượng nào sau đây thay đổi? A. Nhiệt độ của vật. B. Khối lượng của vật. C. Thể tích của vật. D. Các đại lượng trên đều thay đổi.. Câu 5: Nước biển mặn vì sao? A. Các phân tử nước biển có vị mặn. B. Các phân tử nước và các phân tử muối liên kết với nhau. C. Các phân tử nước và nguyên tử muối xen kẽ với nhau vì giữa chúng có khoảng cách. D. Các phân tử nước và phân tử muối xen kẽ với nhau vì giữa chúng có khoảng cách. Câu 6: Tính chất nào sau đây không phải của phân tử chất khí? A. Chuyển động không ngừng. B. Chuyển động càng chậm thì nhiệt độ của khí càng thấp. C. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của khí càng cao. D. Chuyển động không hỗn độn. Câu 7: Người ta thả ba miếng kim loại đồng, nhôm, chì có cùng khối lượng vào một cốc nước nóng. Hỏi nhiệt độ cuối cùng của ba miếng kim loại trên sẽ thế nào? A. Nhiệt độ của miếng nhôm cao nhất, rồi đến của miếng đồng,của miếng chì. B. Nhiệt độ của miếng chì cao nhất, rồi đến của miếng đồng, của miếng nhôm. C. Nhiệt độ của miếng đồng cao nhất, rồi đến của miếng nhôm,của miếng chì. D. Nhiệt độ của ba miếng bằng nhau. Câu 8: Tại sao quả bóng bay được bơm cặng và buộc thật chặt để lâu ngày vẫn bị xẹp A. Vì khi mới thổi không khí từ miệng vào quả bóng còn nóng sau đó lạnh dần nên co lại B. Vì cao su là chất đàn hồi nên sau khi bị thổi căng nó tự động co lại.
  3. C. Vì không khí nhẹ nên có thể chui qua lỗ buộc ra ngoài. D. Vì giữa các các phân tử của chất làm vỏ bóng có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể qua đó thoát ra ngoài. Câu 9. Trong các cách xắp xếp sự dẫn nhiệt từ tốt hơn đến kém hơn sau đây, cách nào là đúng? A. Bạc, thủy ngân, nước, không khí. B. Thủy ngân, bạc, nước, không khí. C. Không khí, nước, bạc, thủy ngân. D. Bạc, nước, thủy ngân, không khí. Câu 10: Môi trường nào dưới đây không dẫn nhiệt A. Chất khí B. Chất lỏng C. Chất rắn D. Chân không Câu 11: Người ta thường làm chất liệu sứ để làm bát ăn cơm, bởi vì: A. Sứ lâu hỏng. B. Sứ cách nhiệt tốt. C. Sứ dẫn nhiệt tốt. D. Sứ rẻ tiền. Câu 12: Nhỏ một giọt nước nóng vào một cốc nước lạnh thì nhiệt năng của giọt nước và nước trong cốc thay đổi như thế nào? A. Nhiệt năng của giọt nước tăng, của nước trong cốc giảm. B. Nhiệt năng của giọt nước giảm, của nước trong cốc tăng. C. Nhiệt năng của giọt nước và nước trong cốc đều tăng. D. Nhiệt năng của giọt nước và nước trong cốc đều giảm. Câu 13: Đứng gần một ngọn lửa trại hoặc một lò sưởi, ta cảm thấy nóng. Nhiệt lượng truyền từ ngọn lửa đến ta bằng cách nào? A. Sự bức xạ nhiệt. B. Sự dẫn nhiệt của không khí. C. Chủ yếu là bức xạ nhiệt, một phần do dẫn nhiệt. D. Sự đối lưu. Câu 14: Công thức nào sau đây là công thức tính nhiệt lượng do 1 vật có khối lượng m thu vào? A. Q = mc t, với t là độ tăng nhiệt độ. B. Q = mc t, với t là độ giảm nhiệt độ. C. Q = mc(t1 – t2) với t1 là nhiệt độ ban đầu, t2 là nhiệt độ cuối. D. Một công thức khác. Câu 15: Ngăn đá của tủ lạnh thường đặt ở phía trên ngăn đựng thức ăn, để tận dụng sự truyền nhiệt bằng. A. Dẫn nhiệt. B. Bức xạ nhiệt. C. Đối lưu. D. Bức xạ nhiệt và dẫn nhiệt. II. Tự luận (4 điểm) Bài 1(1 điểm): Nung nóng một miếng đồng rồi thả vào một cốc nước lạnh. Hỏi nhiệt năng của miếng đồng và của nước thay đổi thế nào? Trong hiện tượng này sự bảo toàn năng lượng được thể hiện như thế nào? Bài 2(1 điểm): Vì sao các bồn chứa xăng dầu, cánh máy bay thường được sơn màu nhũ trắng sáng mà không sơn các màu khác? Bài 3(2 điểm): Một ấm nhôm khối lượng 500g đựng 2 lít nước ở nhiệt độ 250C. Nhiệt dung riêng của nhôm, nước lần lượt là c1= 880J/kg.K, c2 = 4200J/kg.K. a)Tính nhiệt lượng để đun sôi ấm nước trên ?
  4. b) Sau khi nước sôi người ta rót toàn bộ lượng nước trong ấm vào 10 lít nước ở 200C để pha nước tắm. Hỏi nhiệt độ của nước sau khi pha là bao nhiêu ? -------------- Hết ------------- UBND HUYỆN AN LÃO HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA CUỐI KÌ II TRƯỜNG THCS BÁT TRANG NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN : VẬT LÝ 8 Phần I. Trắc nghiệm(6 điểm): Mỗi ý đúng được 0,4 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án A C B A D D D D A D B B A A C Phần II Tự luận: (4 điểm) Bài Nội dung Điểm - Nhiệt độ của miếng đồng giảm, nhiệt năng của miếng đồng 0,25 giảm Bài 1 - Nhiệt độ của nước tăng, nhiệt năng của nước tăng 0,25 (1 điểm) - Nhiệt lượng miếng đồng giảm đi bao nhiêu, nước nhận được 0,5 bấy nhiêu. - Vì để hạn chế hấp thụ tia nhiệt (hạn chế sự truyền nhiệt bằng Bài 2 0,75 bức xạ nhiệt) có thể làm chúng nóng lên. (1 điểm) - Tránh xảy ra hỏa hoạn, cháy nổ. 0,25 Tóm tắt và đổi đơn vị đúng 0,25 a. Nhiệt lượng ấm nhôm thu vào để tăng nhiệt độ từ 250C lên 1000C 0,25 Q1 = m1.c1.(t2 - t1) = 0,5.880.75 = 33000 (J) Nhiệt lượng nước thu vào để tăng nhiệt độ từ 250C lên 1000C 0,25 Q1 = m2.c2.(t2 - t1) = 2.4200.75 = 630000 (J) Bài 3 Nhiệt lượng cần để đun sôi ấm nước 0,25 Q = Q1 + Q2 = 33000 + 630000 = 663000 (J) (2 điểm) b. Gọi nhiệt độ của hỗn hợp nước là t0C - Nhiệt lượng nước tỏa ra khi hạ nhiệt độ xuống t0C 0,25 Q3 = m2.c2.(t2 - t) = 2.4200( 100 - t) = 840000 - 8400t Nhiệt lượng nước thu vào để tăng nhiệt độ lên t0C 0,25 Q4 = m3c3 (t- t3) = 10.4200( t - 20) = 42000t - 840000 - Theo PTCBN ta có : Q4 = Q3 42000t - 840000 = 840000 - 8400t 0,5 t = 33,30C NGƯỜI THẨM ĐỊNH NGƯỜI RA ĐỀ Nguyễn Minh Giang
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2