intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Vật lí lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Trần Cao Vân, Hiệp Đức

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn tham khảo “Đề thi học kì 2 môn Vật lí lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Trần Cao Vân, Hiệp Đức” sau đây để hệ thống lại kiến thức đã học và biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chủ yếu được đề cập trong đề thi để từ đó có thể đề ra kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn ôn tập thật tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Vật lí lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Trần Cao Vân, Hiệp Đức

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II Môn: Vật lí lớp 9 Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Tên Chủ đề (Mức độ 1) (Mức độ 2) (Mức độ 3) (Mức độ 4) Chủ đề 1: Dòng điện xoay chiều, truyền tải điện năng đi xa. (9 tiết) 1. dòng điện cảm - Điều kiện xuất hiện dòng - Hao phí trên đường dây - Vận dụng công thức tính ứng, dòng điện điện cảm ứng tải điện, cách tính hao phí. công suất hao phí trên đường xoay chiều. - Cấu tạo và hoạt động của dây tải điện. - Nhận biết các tác dụng của 2. Truyền tải điện dòng điện xoay chiều. máy biến thế.. - Vận dụng công thức máy năng đi xa, máy biến thế.. biến thế. Số câu (điểm) 4 câu (1,33điểm) 4 câu (1,33 điểm) 2 câu (2 điểm) Số câu (điểm) 8 câu (2,67điểm) 2 câu (2 điêm) Tỉ lệ % 26,7% 20% Chủ đề 2: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng; thấu kình hội tụ. Thấu kính phân kỳ. Mắt. Mắt cận, mắt lão. Kính lúp+ bài tâp (8tiết) 1. Hiện tượng - Hiện tượng khúc xạ ánh - Thông hiểu về các đường - Khái niệm hiện tượng khúc - Vẽ ảnh của một vật tạo bởi khúc xạ ánh sáng. sáng. truyền đác biệt qua các xạ. thấu kính hội tụ. 2. Thấu kính hội - Hiện tượng khúc xạ từ thấu kính. - Kết luận về ảnh tạo bởi tụ, thấu kính không khí vào nước và ngược - Tính chất ảnh của TKHT. TKHT. phân kỳ. lại. - Tính chất ảnh của - Kết luận vêt ảnh tạo bởi 3. Mắt; mắt cận; - Phân biệt TKHT với TKPK. TKPK.. TKPK mắt lão 4. Kính lúp+ bài tập quang học. Số câu (điểm) 3 câu (1 điểm) 4 câu ( 1,33 điểm) 2 câu (2 điểm) 1 câu (1 điểm) Số câu (điểm) 7 câu(2,33 điểm) 3 câu (3điểm) Tỉ lệ % 23,3% 30% TS số câu (điểm) 15 câu (5 điểm) 5 câu (5 điểm) Tỉ lệ % 50 % 50 %
  2. PHÒNG GD&ĐT HIỆP ĐỨC KIỂM TRA CUỐI KỲ II TRƯỜNG TH&THCS TRẦN CAO VÂN Năm học: 2023 - 2024 Họ và tên: ............................................. Môn: Vật lý 9 Lớp: 9 Thời gian : 45 phút (Không kể thời gian giao đề) Điểm Nhận xét bài làm Chữ ký giám Chữ ký giám khảo thị Bằng số Bằng chữ I.Trắc nghiệm: 15 câu, 5 điểm (mỗi câu 0,333điểm) Khoanh vào chữ cái đầu câu có phần trả lời em cho là đúng. Câu 1: Hao phí trên đường dây tải điện là do: A. hiện tượng cảm ứng điện từ B. hiện tượng tỏa nhiệt trên đường dây C. hiện tượng bức xạ nhiệt D. hiện tượng quang điện Câu 2: Trước khi truyền tải điện năng đi xa, nếu tăng hiệu điện thế lên 5 lần thì hao phí trên đường dây tải điện giảm được: A. 10 lần B. 15 lần C. 20 lần D. 25 lần Câu 3: Một máy biến thế có số vòng dây cuộn sơ cấp 800 vòng, khi mắc vào nguồn có hiệu điện thế 220v thì hiệu điện thế lấy ra ở hai đầu cuộn thứ cấp là 55v. Vậy số vòng dây quấn của cuộn thứ cấp là: A. 200 vòng B. 400 vòng C. 800 vòng D. 1600 vòng Câu 4: Khi tia sáng truyền từ không khí sang nước thì góc khúc xạ: A. nhỏ hơn góc tới B. lớn hơn góc tới C. bằng góc tới Câu 5: Khi tia sáng truyền từ nước sang không khí thì góc khúc xạ: A. nhỏ hơn góc tới B. lớn hơn góc tới C. bằng góc tới Câu 6: Chùm tia tới song song với trục chính của thấu kính hội tụ cho chùm tia ló: A. hội tụ tại tiêu điểm của thấu kính B. phân kỳ kéo dài đi qua tiêu điểm C. đi qua quang tâm của thấu kính D. song song với trục chính Câu 7: Chùm tia tới song song với trục chính của thấu kính phân kỳ cho chùm tia ló: A. hội tụ tại tiêu điểm của thấu kính B. phân kỳ kéo dài đi qua tiêu điểm C. đi qua quang tâm của thấu kính D. song song với trục chính Câu 8: Vật sáng đặt trong khoảng tiêu cự của thấu kính hội tụ cho: A. ảnh thật lớn hơn vật B. ảnh thật nhỏ hơn vật C. ảnh ảo lớn hơn vật D. ảnh ảo nhỏ hơn vật Câu 9: Vật sáng đặt ở mọi vị trí trước thấu kính phân kỳ cho: A. ảnh thật lớn hơn vật B. ảnh ảo lớn hơn vật C. ảnh thật nhỏ hơn vật D. ảnh ảo nhỏ hơn vật Câu 10: Hai bộ phận quan trọng của mắt là: A. kính hội tụ và màng lưới B. kính phân kì và màng lưới C. thể thủy tinh và màng lưới D. kính lúp và màng lưới Câu 11: Mắt cận là mắt có: A. điểm cực viễn gần mắt hơn B. điểm cực viễn xa mắt hơn C. điểm cực cận gần mắt hơn D. điểm cực cận xa mắt hơn
  3. Câu 12: Mắt lão là mắt có: A. điểm cực viễn gần mắt hơn B. điểm cực viễn xa mắt hơn C. điểm cực cận gần mắt hơn D. điểm cực cận xa mắt hơn Câu 13: Kính cận là loại: A. kính đổi màu B. kinh hội tụ C. kính phân kì D. kính râm Câu 14: Trên vành một kính lúp có ghi 4x vậy kính lúp đó có tiêu cự là: A. 50 cm B. 25 cm C. 12,5 cm D. 6,25 c m Câu 15: Để quan sát một vật nhỏ qua kính lúp, ta cần đặt vật ở: A. trùng với tiêu điểm của nó B. ngoài khoảng tiêu cự của nó C. trong khoảng tiêu cự của nó D. đặt ở bất kì trước thấu kính II.Tự luận: 5 điểm, 4 câu. Câu 1: Nêu rõ đường truyền của ba tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ. (1,0điểm) Câu 2: Nêu kết luận về ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kỳ. (1,0điểm) Câu 4: Cho vật AB hình mũi tên cao 4 cm được đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ, A nằm trên trục chính và cách quang tâm O của thấu kính 6 cm; thấu kính có tiêu cự 2 cm. (3,0 điểm) a/ Vẽ ảnh A’B’ của AB qua thấu kính. b/ Tính độ cao của ảnh (A’B’) lúc đó. c/ Tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính (OA’). d/ Kết luận về ảnh trong trường hợp này. Bài làm ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................
  4. …………………………………………………………………………………………………... … Hướng dẫn chấm I.Trắc nghiệm: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án B D A A B A B C D C A D C D C II.Tự luận: Câu 1: Đường truyền của ba tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ: - Tia tới đến quang tâm thì tia ló tiếp tục tuyền thẳng theo phương của tia tới - Tia tới song song với trục chính thì tia ló qua tiêu điểm - Tia tới qua tiêu điểm thì tia ló song song với trục chính. Câu 2: Vật sáng đặt ở mọi vị trí trước thấu kính phân kỳ luôn cho ảnh ảo, cùng chiều nhỏ hơn vật và luôn nằm trong khoảng tiêu cự của thấu kính. Câu 3: a/ B A’ A F O F’ I B’ b/ Ta có: tam giác ABF đồng dạng với tam giác OIF nên: OI/OF = AB/AF suy ra: OI = AB . OF : AF = 4 . 2 : 4 = 2 mà: OI = A’B’. Vậy độ cao của ảnh (A’B’) bằng 2cm. c/ Ta có: tam giác ABO đồng dạng với tam giác A’B’O nên: A’O/A’B” = AO/AB suy ra: A’O = AO . A’B’ : AB = 6 . 2 : 4 = 3 cm Vậy khoảng cách từ ảnh đến thấu kình là 3 cm. d/ Ảnh trong trường hợp này là ảnh thật, ngược chiều với vật, nhỏ lơn vật. (mỗi câu 0,75 điểm)
  5. Bảng đặc tả theo đề I.Trắc nghiệm: Câu 1 : Nắm vững nguyên nhân gây hao phí trên đường dây tải điện. Câu 2: Hiểu được cách làm giảm hao phí trên đường dây tải điện khi dùng máy biến thế. Câu 3: Vận dụng được công thức máy biến thế vào tính toán đơn giản. Câu 4,5: Nắm vững tính chất khúc xạ từ không khí vào nước và từ nước ra không khí. Câu 6,7: Nắm vững tính chât của chùm sáng song song qua các loại thấu kính. Câu 8: Hiểu tính chất ảnh của một vật được tạo bởi thấu kình hội tụ. Câu 9: Hiểu tính chất ảnh của một vật được tạo bởi thấu kình phân kì. Câu 10: Nắm được cấu tạo của mắt. Câu 11: Nắm được những biểu hiện của tật cận thị. Câu 12: Nắm được những biểu hiện của tật lão thị. Câu 13: Nắm được cách khắc phục tật cận thị. Câu 14: Hiểu được công thức của kính lúp, vận dụng tính được độ dài tiêu cự của kính lúp. Câu 15: Hiểu được cách sử dụng kính lúp để quan sát vật nhỏ. II.Tự luận: Câu 1: Trình bày được đường truyền ba tia đặc biệt đi qua thấu kính hội tụ. Câu 2: Trình bày được kết luận ảnh của một vật được tạo bởi thấu kính phân kỳ. Câu 3: Vận dụng: - Vẽ được ảnh của một vật được tạo bởi thấu kính hội tụ. - Tính được độ cao của ảnh. - Tính được khoảng cách từ ảnh đến thấu kính. - Dựa vào hình vẽ kết luận được các tính chất của ảnh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2